Cận cảnh rồng Komodo “hạ gục” và xé nát rắn hổ mang

(Dân trí) - Khi bắt gặp rắn hổ mang rồng Komodo ngay lập tức tấn công. Mặc dù rắn hổ mang đã cố gắng phản đòn bằng cách cắn vào thân rồng Komodo nhưng điều đó là vô nghĩa bởi da của rồng Komodo được gai cố bởi các vảy cứng. Với lợi thế đó, rồng Komodo cắn chặt và liên tục lắc mạnh để nghiền nát rắn hổ mang.

Rồng Komodo (Varanus komodoensis) là một loài thằn lằn lớn được tìm thấy ở đảo Komodo, Rinca, Flores, Gili Motang, và Padar. Nó là thành viên của Họ Kỳ đà (Varanidae), và là loài thằn lằn lớn nhất còn sinh tồn, chiều dài tối đa 3 mét trong vài trường hợp hiếm và nặng khoảng 70 kilôgam.

Nhờ kích thước lớn, loài thằn lằn này chiếm giữ hệ sinh thái mà chúng sống. Rồng Komodo săn các loài động vật không xương sống, chim, và động vật có vú. Chúng có hai tuyến nọc độc ở hàm dưới tiết ra nhiều loại protein độc.

Rồng Komodo có đuôi dài bằng phần thân, răng cưa dài khoảng 2,5 cm. Nước bọt của nó thường xuyên có máu, bởi vì răng của hầu như hoàn toàn được bao phủ bởi mô nướu do đó thường bị rách khi ăn. Điều này tạo môi trường sống cho vi khuẩn sống trong miệng của nó. Nó cũng có một cái lưỡi dài, vàng hình chạc hai.

Da của rồng Komodo được gai cố bởi các vảy cứng, chứa những xương nhỏ được gọi là osteoderm có tác dụng như một bộ áo giáp xích tự nhiên.

Rồng Komodo sống đông nhất trên đảo Komodo và có thể thích hợp ở nhiều môi trường khác nhau. Chúng có khả năng lặn sâu 5m dưới mặt nước để mò cá, nhưng cũng có thể leo trèo như thằn lằn trên cây. Rồng Komodo là loài đặc hữu của Indonesia.

Nguyễn Hùng

Video: Youtube