Cận cảnh cuộc chiến sống còn giữa ong bắp cày ký sinh và nhện độc cỡ lớn

(Dân trí) - Một “cuộc chiến một mất một còn” giữa một con nhện độc cỡ lớn và ong bắp cày ký sinh, được mệnh danh là “kẻ đi săn nhện” đã được chia sẻ và “gây sốt” trên Internet.

Đoạn clip được Keren và Matthew Perry, sống tại thành phố Tucson (bang Arizona, Mỹ) ghi lại được khi đang đi bộ trong khu vực hoang mạc Sonoran (bang Arizona), cùng hai con của mình là Cash và Cadence.

Cặp đôi này đã lấy điện thoại của mình để quay lại sự việc khi con trai của họ, Cash, phát hiện ra một con ong bắp cày ký sinh và một con nhện độc thuộc họ Tarantula đang chuẩn bị chiến đấu với nhau.

Con ong bắp cày ký sinh tiếp cận và dùng nọc độc để đốt con nhện
Con ong bắp cày ký sinh tiếp cận và dùng nọc độc để đốt con nhện

Con ong bắp cày ký sinh đã tiếp cận con nhện độc và liên tục đốt con nhện bằng chất độc của mình. Chất động của ong bắp cày ký sinh nhanh chóng khiến con nhện độc lông lá bị tê liệt và không thể di chuyển được. Sau khi làm tê liệt kẻ thù, ong bắp cày ký sinh đã kéo con nhện về tổ của mình để “xử lý”.

Ong bắp cày ký sinh cái được mệnh danh là “kẻ săn nhện”. Sau khi làm tê liệt những con nhện cỡ lớn, ong bắp cày ký sinh kéo nó về tổ, đẻ trứng vào người của con nhện để ấu trùng ong phát triển ngay bên trong cơ thể của nhện, sử dụng nhện làm thức ăn cho mình. Ấu trùng ong sẽ phát triển trong vòng một tháng trước khi thoát ra khỏi cơ thể nhện, đó cũng là thời điểm con nhện mất mạng.

Mặc dù nọc độc ong bắp cày ký sinh không gây nguy hiểm cho tính mạng của con người, tuy nhiên nếu bị loài ong này đốt, con người sẽ cảm giác đau đớn như thể vừa bị một cú điện giật chí mạng. Cơn đau này sẽ kéo dài trong vòng vài phút. Ong bắp cày ký sinh được xem là côn trùng có cú cắn đau thứ 2 trên thế giới, sau loài kiến conga. Tuy nhiên ong bắp cày ký sinh ít khi cắn người và chỉ tấn công khi cảm thấy bị đe dọa.

Cận cảnh cuộc chiến sống còn giữa ong bắp cày ký sinh và nhện độc cỡ lớn

T.Thủy
Theo Carters

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm