1. Dòng sự kiện:
  2. Giải thưởng VinFuture 2024

Các nhà khoa học Đức thử nghiệm "mặt trời nhân tạo lớn nhất thế giới"

(Dân trí) - Các nhà khoa học ở Đức đang thử nghiệm hệ thống "mặt trời nhân tạo lớn nhất thế giới", họ hy vọng có thể mở đường cho việc tạo ra hydro để sử dụng làm nhiên liệu xanh.

Hệ thống có tên là Synlight đang được phát triển tại Trung tâm Aerospace Đức gần Cologne - hệ thống là một dãy gồm 149 máy chiếu phim đèn chiếu điểm sáng. Chúng tạo ra ánh sáng mạnh hơn 10.000 lần so với ánh sáng mặt trời.

Các nhà khoa học Đức thử nghiệm "mặt trời nhân tạo lớn nhất thế giới" - 1

Bernhard Hoffschmidt - Giám đốc Viện nghiên cứu năng lượng mặt trời giải thích, mục đích của việc thử nghiệm này là tìm ra các phương pháp mới để tạo ra hydro cho các loại xe nhiên liệu như ô tô và máy bay. Ông nói với Thomson Reuters Foundation trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại:

"Về bản chất chúng tôi đưa mặt trời lên Trái đất, bằng cách tạo lại bức xạ trong phòng thí nghiệm. Chúng tôi định hướng tất cả các bóng đèn để tập trung vào một điểm, có thể tạo ra nhiệt độ trên 3.000 độ C. Hoạt động này tạo ra hơi nước có thể phân tách thành hydro và oxy. Hydro tạo ra sau đó có thể được sử dụng để làm tốt động cơ cho máy bay và ô tô với nhiên liệu không có cacbon dioxit”.

Các quốc gia hiện nay đang phải chịu áp lực ngày càng tăng để giảm khí thải cacbon dioxit và hy vọng sẽ sử dụng năng lượng dư thừa do các nguồn năng lượng tái tạo như gió hoặc mặt trời tạo ra hydro từ nước thông qua một quá trình gọi là điện phân.

Bernhard Hoffschmidt, cho biết thêm: Tuy nhiên, bản thân hệ thống Synlight tiêu thụ một lượng lớn năng lượng. Trong 4 giờ đồng hồ, hệ thống sử dụng điện nhiều như một hộ gia đình 4 người dùng trong một năm. Mục tiêu của chúng tôi là sử dụng ánh sáng mặt trời thực tế để tạo ra hydro thay vì ánh sáng nhân tạo. Chúng tôi đã mất một khoảng thời gian khá là dài trước khi đưa ra phương pháp có thể được mở rộng để sử dụng thương mại và cần đến hàng tỷ tấn hydro. Tôi nghĩ rằng việc sử dụng thương mại sẽ chỉ thực sự có thể xảy ra khi các xã hội và chính phủ nhận ra rằng chúng ta không thể đốt cháy bất kỳ nhiên liệu hóa thạch nào nữa.

Đ.T.V-NASATI (Theo Japantoday)