1. Dòng sự kiện:
  2. Nghị quyết 57

Các loại virus cổ xưa bí ẩn được tìm thấy ở sông băng Tây Tạng 15.000 năm tuổi

(Dân trí) - Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học cảnh báo, khi khí hậu hành tinh của chúng ta dường như trở nên ấm hơn, sự tan chảy của các dòng sông băng như ở Tây Tạng có thể có khả năng dẫn đến các mầm bệnh chưa được biết đến trước đây nằm im lìm trong băng được giải phóng trên thế giới.

Các loại virus cổ xưa bí ẩn được tìm thấy ở sông băng Tây Tạng 15.000 năm tuổi - 1
Băng ở Tây Tạng nếu tan chảy sẽ giải phóng nhiều loại virus cổ xưa vào môi trường.

Sau khi kiểm tra một cặp lõi băng được lấy từ ​​sông băng có niên đại hàng nghìn năm ở Tây Tạng, một nhóm các nhà khoa học của Mỹ và Trung Quốc đã phát hiện ra 33 quần thể virus, 28 trong số đó chưa từng thấy trước đây.

Mô tả về phát hiện của mình, các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng khi các sông băng trên thế giới dường như bị thu hẹp do khí hậu trở nên ấm hơn, xu hướng này có thể dẫn đến việc giải phóng các loại virus mà còn người chưa từng có hiểu biết để phòng bị.

"Trong trường hợp xấu nhất, băng tan có thể giải phóng rất nhiều mầm bệnh ra môi trường", các nhà khoa học lo ngại.

Nghiên cứu về virus đang được đề cập rất phức tạp bởi thực tế là hai lõi băng, ban đầu được chiết xuất vào năm 1992 và năm 2015, có thể dễ dàng bị nhiễm vi khuẩn đương thời, thực sự đã xảy ra với bên ngoài lõi. Tuy nhiên rất may là phần lõi vẫn còn nguyên sơ như ban đầu.

Nhóm nghiên cứu đã khoan 50 mét xuống sông băng để có được hai lõi băng. Sau đó trải qua một giao thức khử nhiễm ba bước cùng các kỹ thuật vi sinh để xác định vi khuẩn trong các mẫu.

Trước kết quả thu được, nhóm nghiên cứu đã đưa ra cảnh báo rằng, vấn đề biến đổi khí hậu hiện đang đe dọa sự tồn tại của chúng ta trước việc băng tan có thể dẫn đến việc mất nơi lưu trữ các loại vi khuẩn và virus có thể chẩn đoán và virus có thể nhanh chóng được giải phóng sẽ là thảm hoạ khó tưởng tượng.

Khôi Nguyên

Tổng hợp