1. Dòng sự kiện:
  2. Giải thưởng VinFuture 2024

Các kỹ thuật mới sẽ được áp dụng để tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh

(Dân trí) - Sau thông tin các nhà khoa học phát hiện ra một vụ nổ radio nhanh từ không gian sâu đang "lặp lại" đều đặn cứ sau 16 ngày, các chuyên gia đang gia tăng nỗ lực tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh.

Các kỹ thuật mới sẽ được áp dụng để tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh - 1
Các nhà khoa học tại Viện SETI tuyên bố họ đang nghiên cứu các kỹ thuật mới để phát hiện ra "công nghệ kỹ thuật" có khả năng chỉ ra sự hiện diện của một nền văn minh tiên tiến.

SETI sẽ sử dụng kính viễn vọng Very Large Array (VLA) ở New Mexico phục vụ cho công việc và cung cấp dữ liệu cho hệ thống tìm kiếm.

"Viện SETI sẽ phát triển và cài đặt giao diện trên VLA, cho phép truy cập chưa từng có vào luồng dữ liệu phong phú do kính viễn vọng tạo ra khi quét bầu trời", Andrew Siemion và Chủ tịch Bernard M. Oliver cho biết. "Giao diện này sẽ cho phép chúng tôi thực hiện một cuộc khảo sát diện rộng, mạnh mẽ và sẽ hoàn thiện hơn rất nhiều so với bất kỳ tìm kiếm nào trước đây”.

Giám đốc Đài quan sát thiên văn vô tuyến quốc gia (NRAO) Tony Beasley nói thêm rằng khi VLA tiến hành các quan sát bình thường, hệ thống mới sẽ cho phép sử dụng thêm các trường hợp dữ liệu đã được thu thập.

Bao gồm trong bộ dữ liệu mới là nghiên cứu về 20 ngôi sao gần đó được xếp thẳng hàng với mặt phẳng quỹ đạo Trái đất, được gọi là Vùng chuyển tiếp Trái đất. Không có kỹ thuật nào được phát hiện.

Dữ liệu thô thực tế vẫn chưa được các nhà nghiên cứu phân tích đầy đủ. Chỉ khoảng 20% được phân tích.

Đầu tháng này, một vụ nổ radio nhanh (FRB) lặp lại đều đặn cứ sau 16 ngày được phát hiện đến từ một thiên hà cách Trái đất 500 triệu năm ánh sáng. Được biết đến với cái tên FRB 180916.J0158 + 65, FRB phát ra các đợt sóng vô tuyến trong khoảng thời gian bốn ngày, dừng trong khoảng thời gian 12 ngày, sau đó lặp lại. 28 mẫu ban đầu được quan sát lần đầu tiên giữa tháng 9 năm 2018 và tháng 10 năm 2019.

Minh Long

Theo Fox News