Cá ngựa vằn có thể tái tạo tim

(Dân trí) - Cá ngựa vằn có thể không nhìn bất cứ điều gì giống như chúng ta, nhưng các nhà khoa học tin rằng nó là chìa khóa để chiến đấu bệnh tim nhờ vào khả năng vượt trội có thể tái tạo tim của chính mình.

Trong một nghiên cứu mới của nhóm các nhà khoa học đến từ trường Đại học Pittsburgh đã thành công trong việc sử dụng chất nền ngoại bào (ECM) ở cá ngựa vằn để làm mồi khởi động ở động vật có vú tái tạo mô tim. Có thể đưa khoa học đến gần gũi hơn với việc tái tạo tim.

Cá ngựa vằn có thể tái tạo tim - 1

Ngoài 70% các gen giống nhau, tim của cá ngựa vằn cũng có nhiều điểm tương đồng với con người, ngoại trừ một vài sự khác biệt đáng chú ý đó là tự lành khi bị tổn thương. Nếu một con cá ngựa vằn bị tổn thương tim, ngay lập tức chúng sẽ tái tạo một quả mới để thay thế. Cá ngựa vằn có thể tái tạo lại 20% cơ tim bị phá hủy chỉ sau hai tháng. Tim của con người không may mắn như vậy, mặc dù có khả năng tái tạo trong giai đoạn phôi thai nhưng lại hỏng rất nhanh sau khi được tạo ra. Nhóm nghiên cứu đã xem ECM có đóng vai trò trong khả năng tái sinh của cá ngựa vằn và liệu nó có thể phản ứng tương tự ở động vật có vú.

Trong khi một số nhà nghiên cứu đã tìm cách để khai thác vào khả năng tự phục hồi của tim và sử dụng các tế bào gốc đa năng làm cho các chức năng mô tim có thể đeo được như miếng vá 3D, nghiên cứu này tập trung vào nền tảng cấu trúc của cơ quan ECM.Tầm quan trọng của ECM nằm ở chỗ nó có liên quan đến gần như tất cả các hoạt động của tế bào, bao gồm phát triển mô và tái sinh. Ngoài ra, sử dụng ECM cá ngựa vằn từ các nghiên cứu thường tập trung vào ECM ở động vật có vú như sau này có nguồn gốc từ mô đệm bị xơ hóa cản trở sự phục hồi.

Để đặt giả thuyết về khả năng tái tạo ECM của cá ngựa vằn để thử nghiệm, Wang và nhóm nghiên cứu đã của ông đã tách chúng ra khỏi các tế bào để đảm bảo rằng tim chuột sẽ không từ chối chúng. Và thật khó để tiêm tế bào ngoài vào cơ thể bởi vì cơ thể sẽ nhận ra và từ chối nhưng đó không phải là trường hợp với ECM.

Tác giả nghiên cứu Wang giải thích rằng ECM ít có khả năng bị từ chối là do được cấu tạo từ collagen, elastin, hidrat cacbon và các phân tử báo hiệu và không có dấu hiệu bề mặt tế bào, ADN hoặc ARN từ đối tượng cho. Sau đó, họ tiêm ECM vào tim chuột bị hỏng cơ. Nó làm phục hồi chức năng tim gần như ngay lập tức và khả năng lành bệnh là đáng chú ý trong vòng 5 ngày sau khi điều trị. Trong vòng 1 tuần, tim đã đập mạnh hơn với các đối tượng không được thử nghiệm.

Để kiểm tra hiệu quả về ECM cá ngựa vằn, nhóm nghiên cứu đã lấy mẫu từ mẫu bình thường cũng như những người có tim bị hỏng, trong đó ECM đã bắt đầu quá trình làm lành và thấy rằng trong khi cả hai đều có hiệu quả trong việc chữa bệnh và phục hồi chức năng ở tim chuột.

Là một phần của nghiên cứu, các nhà nghiên cứu cũng mô phỏng môi trường khắc nghiệt khi có cơn đau hoặc bệnh tim và thấy rằng ECM cá ngựa vằn bảo vệ được tế bào cơ tim người trong ống nghiệm thích ứng tế bào cơ từ những sự cố gắng. Sau dự án này, Wang hy vọng sẽ mở rộng phương pháp điều trị tim để động vật có vú và cần những nghiên cứu lớn hơn trong tương lai để sử dụng quá trình này tái tạo dây thần kinh ở động vật có vú.

Đ.T.V-NASATI (Theo newatlas)