1. Dòng sự kiện:
  2. Giải thưởng VinFuture 2024

Cá mập con chưa sinh đã có thể bơi… giữa các tử cung và ăn thịt anh chị em

(Dân trí) - Theo nghiên cứu mới nhất được đăng tải trên tạp chí khoa học Ethology, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra cá mập y tá con có thể bơi qua lại giữa hai tử cung của cá mập mẹ và… ăn thịt các quả trứng chưa nở.

Cá mập là những sinh vật đáng kinh ngạc. Chúng ta càng tìm hiểu về chúng, chúng càng trở nên kì lạ hơn. Đặc biệt hơn cả là cá mập con được sinh ra trước các anh chị em của mình có thể bơi từ tử cung này sang tử cung khác và làm như vậy khá nhanh.

Cá mập con chưa sinh đã có thể bơi… giữa các tử cung và ăn thịt anh chị em - Ảnh 1.

Cá mập là loài sinh vật kì lạ ngay từ khi còn ở trong bụng mẹ.

Hình ảnh siêu âm của một con cá mập y tá đang mang thai được thực hiện tại thủy cung Okinawa Churaumi ở Nhật Bản đã cho thấy những hình ảnh đáng ngạc nhiên.

Lý giải cho điều này, các nhà nghiên cứu cho rằng có thể bản năng sinh tồn đã hình thành từ ngay khi vừa sinh ra với cá mập và việc đi săn nhiều trứng trong chính tử cung của cá mập mẹ có thể là chìa khóa để có cơ hội sống sót cao hơn.

Thông thường các bào thai của động vật có vú sẽ đứng yên trong khi những con cá mập lại có thể bơi tới 8cm mỗi giây.

Để hoàn thành nghiên cứu, các nhà khoa học đã mất vài năm để hoàn thành và tập trung vào ba con cá mập y tá hung dữ đang mang thai.

Nhóm nghiên cứu đã thu thập 40 clip siêu âm, cho thấy các chuyển động thực tế và cả sự đa dạng của việc phát triển bên trong bụng mẹ.

Một cá mập mẹ đã có phôi đổi bên ba lần, một con khác cũng đã làm như vậy 24 lần. Các nhà nghiên cứu thậm chí đã chứng kiến ​​một thai kỳ trong đó những con cá mập con di chuyển giữa các tử cung.

Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng, cá mập y tá hung dữ đôi khi có thể mở cổ tử cung của chúng để cho phép cá mập con thò miệng ra bên ngoài tử cung nếu chúng muốn. Điều này rất khác với những gì xảy ra trong thai kỳ của động vật có vú. Cổ tử cung của động vật có vú luôn được đóng chặt cho đến khi sinh.

Khôi Nguyên (Theo IFL Science)