1. Dòng sự kiện:
  2. Giải thưởng VinFuture 2024

Bức xạ trên Mặt trăng cao hơn 200 lần trên Trái đất

Trang Phạm

(Dân trí) - Mặc dù các sứ mệnh của Apollo trong những năm 1960 và 1970 đã chứng minh rằng con người ở trên bề mặt Mặt Trăng vài ngày là an toàn.

Tuy nhiên, NASA không thực hiện các phép đo bức xạ hàng ngày để giúp các nhà khoa học định lượng thời gian phi hành đoàn có thể ở lại lâu hơn.

Bức xạ trên Mặt trăng cao hơn 200 lần trên Trái đất - 1
Chỉ số bức xạ trên Mặt trăng được các nhà khoa học rất quan tâm.

Khi Mỹ chuẩn bị đưa con người trở lại Mặt trăng trong thời gian tới, một trong những mối nguy hiểm lớn nhất mà các phi hành gia trong tương lai sẽ phải đối mặt là bức xạ không gian có thể gây ra những ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe, từ đục thủy tinh thể đến ung thư và các bệnh thoái hóa thần kinh.

Câu hỏi về bức xạ đã được giải quyết sau khi một nhóm nghiên cứu người Đức gốc Trung Quốc công bố trên tạp chí Science Advances về kết quả của một thử nghiệm do tàu đổ bộ Hằng Nga 4 của Trung Quốc thực hiện vào năm 2019.

“Bức xạ của Mặt trăng cao hơn từ hai đến ba lần so với những gì trên Trạm vũ trụ quốc tế ISS. Vì vậy, điều đó giới hạn thời gian lưu trú chỉ khoảng hai tháng trên bề mặt Mặt trăng”, Robert Wimmer-Schweingruber, một nhà vật lý thiên văn tại Đại học Kiel cho biết sau khi tính đến việc tiếp xúc với bức xạ từ cuộc hành trình kéo dài khoảng một tuần ở Mặt trăng và một tuần trở lại.

Có một số nguồn tiếp xúc bức xạ được tính toán là các tia vũ trụ, các sự kiện lẻ tẻ của các hạt mặt trời (ví dụ như từ các tia sáng mặt trời), neutron và tia gamma từ các tương tác giữa bức xạ không gian và Mặt trăng. Bức xạ được đo bằng cách sử dụng đơn vị sàng lọc, định lượng lượng hấp thụ bởi các mô của con người.

Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng mức phơi nhiễm bức xạ trên Mặt trăng là 1.369 microsieverts mỗi ngày, cao hơn khoảng 2,6 lần so với liều lượng hàng ngày của phi hành đoàn Trạm vũ trụ quốc tế.

Lý do là ISS vẫn được che chắn một phần bởi bong bóng từ trường bảo vệ Trái đất, được gọi là từ quyển, làm lệch hướng hầu hết các bức xạ từ không gian.

Bầu khí quyển của Trái đất cung cấp sự bảo vệ bổ sung cho con người trên bề mặt, nhưng chúng ta càng tiếp xúc nhiều hơn khi lên cao.

Wimmer-Schweingruber cho biết thêm: “Mức độ bức xạ mà chúng tôi đo được trên Mặt Trăng cao hơn bề mặt Trái Đất khoảng 200 lần và cao hơn từ 5 đến 10 lần so với trên chuyến bay từ New York đến Frankfurt”.

NASA hiện đang có kế hoạch đưa con người lên Mặt trăng vào năm 2024 theo sứ mệnh Artemis và cho biết họ có kế hoạch về sự hiện diện lâu dài bao gồm các phi hành gia làm việc, sinh sống trên bề mặt.

Tuy nhiên, theo Wimmer-Schweingruber, có một công việc cần giải quyết ngay nếu chúng ta muốn con người dành hơn hai hoặc ba tháng ở lại Mặt trăng đó là xây dựng môi trường sống được che chắn khỏi bức xạ bằng cách phủ lên chúng 80 cm đất Mặt trăng.