1. Dòng sự kiện:
  2. Giải thưởng VinFuture 2024

Bức ảnh bạn nhìn thấy có màu gì?

Minh Khôi

(Dân trí) - Sử dụng một vài kỹ thuật cơ bản, nhà phát triển phần mềm Øyvind Kolås đưa người xem vào "ảo ảnh thị giác" bằng cách đánh lừa não bộ.

Sau hàng thập kỷ dày công nghiên cứu, các nhà khoa học, và cả chúng ta cảm thấy bất ngờ.cách thức não bộ và đôi mắt hoạt động vẫn khiến

"Sợi dây" liên kết giữa mắt, hay các cơ quan cảm nhận, với não, được xem là "độc nhất vô nhị". Chúng không chỉ vô cùng nhạy bén, mà đôi khi còn đưa bạn rời xa khỏi sự thật bằng những yếu tố không thể ngờ tới.

Hãy thử nhìn bức tranh dưới đây, và trả lời câu hỏi: "Bức ảnh bạn nhìn thấy có màu gì?"

Bức ảnh bạn nhìn thấy có màu gì? - 1

Bức ảnh sử dụng ảo ảnh thị giác để đánh lừa đôi mắt (Ảnh: Øyvind Kolås).

Chắc hẳn, bạn sẽ thấy một hình ảnh hiện lên với nhiều màu sắc, cùng những lưới màu kỳ lạ. Tuy nhiên trên thực tế, đây là bức hình có nền đen trắng, và chỉ có những đường kẻ sọc đan chéo nhau có màu.

Sở dĩ chúng ta bị đánh lừa, là bởi não bộ đã tự lấp đầy các khoảng trống bằng cách lấy màu từ đường kẻ để dự đoán phần còn lại của tấm hình.

Øyvind Kolås, người tạo nên những bức hình này, là một bậc thầy về đánh lừa thị giác. Ông được biết đến như một nghệ sĩ truyền thông kĩ thuật số và nhà phát triển phần mềm.

Theo Kolås, não bộ con người là phần tuyệt vời nhất mà thượng đế đã ban tặng. "Con người liên tục sử dụng nó để dựng lên những năng lực cảm quan lạ kỳ, qua sự ám thị ngôn ngữ và tinh thần mỗi ngày", Kolås nói.

"Một đường lưới màu bão hòa phủ lên trên hình ảnh đen trắng khiến cho tổng thể hình ảnh được não coi là có màu sắc".

Bức ảnh bạn nhìn thấy có màu gì? - 2

Øyvind Kolås sử dụng những chấm màu xếp theo thứ tự nhất định để tạo ra ảo ảnh (Ảnh: Øyvind Kolås).

Bức ảnh bạn nhìn thấy có màu gì? - 3

Một ảo ảnh khác sử dụng những đường kẻ ngang để "hô biến" màu sắc cho bức hình (Ảnh: Øyvind Kolås).

Theo Bart Anderson đến từ đại học Sydney, hiệu ứng mà chúng ta nhìn thấy là điều không có gì quá ngạc nhiên.

Anderson cho rằng não của chúng ta thường nén những thông tin về hình ảnh khi ta quan sát mọi thứ và tạo một ấn tượng "chung chung" nếu ta không dành thời gian phân tích kĩ chủ thể.

Kolås lý giải điều này giống như cách thức hoạt động khi ta nén tệp tin hình ảnh có định dạng JPEG.

Theo đó, khi nén tệp tin JPEG, các màu có độ phân giải thấp sẽ xuất hiện trong mọi pixel ảnh được tái tạo, nhằm khỏa lấp chỗ trống và giảm bớt dung lượng hình ảnh. Nó giống như quá trình tái tạo đang diễn ra trong mắt/tâm trí của chúng ta.