1. Dòng sự kiện:
  2. Nghị quyết 57

Ảo ảnh quang học đánh lừa phản xạ của chúng ta như thế nào?

Đoàn Trung Nam

(Dân trí) - Các nhà nghiên cứu cho biết, ảo ảnh quang học đã đánh lừa bộ não của hầu hết chúng ta đến mức kích hoạt phản xạ.

Theo đó, chúng được các nhà nghiên cứu sử dụng của chúng ta để cảm nhận về thế giới xung quanh. Một nhóm nghiên cứu từ Đại học Oslo (Na Uy) đã tiết lộ một ảo ảnh quang học có khả năng đánh lừa bộ não của chúng ta đến mức kích hoạt phản xạ.

Ảo ảnh quang học đánh lừa phản xạ của chúng ta như thế nào? - 1
Ảo ảnh quang học "lỗ mở rộng", hầu hết mọi người sẽ thấy lỗ đen ở trung tâm đang nở ra (Ảnh: Akiyoshi Kitaoka).

Cụ thể, ảo ảnh "lỗ mở rộng" (hình trên) là hình ảnh hoàn toàn tĩnh với các chấm đen nhỏ sắp xếp xung quanh đốm đen ở giữa, sẽ khiến đồng tử của 86% con người giãn ra mang lại cảm giác lỗ đen đang nở ra ngay cả khi trong một căn phòng đầy đủ ánh sáng.

Đối với các nhà nghiên cứu, thí nghiệm này cho thấy bộ não của chúng ta thực sự phản ứng với cách con người cảm nhận ánh sáng. 50 tình nguyện viên bao gồm cả phụ nữ và nam giới tham gia trải nghiệm ảo ảnh "lỗ mở rộng" đã có những nhận thức khác nhau. 

Kết quả cho thấy rằng, sự khác biệt trong phản ứng giữa "lỗ giãn nở" màu đen và "lỗ giãn nở có màu". Sự xuất hiện của màu sắc đã làm giảm sức mạnh ảo giác quang học được cảm nhận, song vẫn gây ra phản ứng phản xạ.

Cụ thể, các tình nguyện viên đã cảm nhận được sự nở ra từ từ đối với "lỗ giãn nở" màu đen và co lại với "lỗ giãn nở" có màu. Ảo ảnh này khiến các nhà nghiên cứu tin rằng, bộ não của chúng ta cần thời gian (khoảng 100 mili giây) xử lý để con người có thể nhận thức thế giới xung quanh thời gian thực.

Mặt khác, các chuyên gia vẫn chưa tìm ra nguyên nhân tại sao 14 % người trong nhóm thí nghiệm lại không phản ứng với ảo ảnh quang học "lỗ giãn nở" và sự khác biệt này có khiến họ gặp khó khăn khi định hướng môi trường xung quanh hay không.

Dưới đây là những ảo ảnh quang học đáng ngạc nhiên:

Những bông hoa xoay của Akiyoshi Kitaoka

Ảo ảnh quang học đánh lừa phản xạ của chúng ta như thế nào? - 2
Nếu bạn nhìn kỹ, những hình tròn này bắt đầu quay, giống như bánh răng. Ảo ảnh đánh lừa phân tích chuyển động này do Akiyoshi Kitaoka người Nhật Bản, Giáo sư Tâm lý của trường Đại học Ritsumeikan, Kyoto (Ảnh: Akiyoshi Kitaoka).

Những đường gân ảo giác của Akiyoshi Kitaoka

Ảo ảnh quang học đánh lừa phản xạ của chúng ta như thế nào? - 3
Giữ ánh mắt chăm chú vào vùng trung tâm, bạn có thể cảm nhận được những mô hình xoắn trở nên sống động hơn (Ảnh: Akiyoshi Kitaoka).

Những hình vuông nhấp nhô của Akiyoshi Kitaoka

Ảo ảnh quang học đánh lừa phản xạ của chúng ta như thế nào? - 4
Đây chỉ là những hình vuông, song chúng dường như tạo thành những gợn sóng, đôi khi có sự chuyển động, đặc biệt nếu bạn di chuyển nhẹ hình ảnh trên màn hình (Ảnh: Akiyoshi Kitaoka).
Ảo ảnh quang học đánh lừa phản xạ của chúng ta như thế nào? - 5
Đây là một bản vẽ phẳng song nếu nhìn vào trung tâm bức ảnh sẽ khiến chúng ta cảm thấy chúng trở nên rỗng, gợi lên một cái hố hoặc một cái ống không đáy (Ảnh: Akiyoshi Kitaoka).

Những con rắn xoay vòng của Akiyoshi Kitaoka

Ảo ảnh quang học đánh lừa phản xạ của chúng ta như thế nào? - 6

Ảo ảnh này bao gồm các vòng tròn đồng tâm. Chúng ta có thể cảm nhận chúng đang liên tục xoay vòng (Ảnh: Akiyoshi Kitaoka).

Cầu thang vô tận của Penrose

Ảo ảnh quang học đánh lừa phản xạ của chúng ta như thế nào? - 7
Những người Penros rất đam mê ảo ảnh quang học. Khi Roger Penrose vẽ hình tam giác thì con trai ông là Lionel tiếp quản và tưởng tượng ra một chiếc cầu thang không thể hoàn hảo hơn. Cầu thang ở góc vuông dường như đi lên đến vô tận cùng trong một vòng lặp đi lặp lại (Ảnh: AP).

Ảo ảnh và sự biến dạng của Hering

Ảo ảnh quang học đánh lừa phản xạ của chúng ta như thế nào? - 8
Ảo ảnh và sự biến dạng của Hering. Các đường màu đỏ có song song với nhau không? Theo hiệu ứng góc, các đường màu xanh lam trên nền tạo ấn tượng về sử mở rộng, dẫn đến người xem có cảm nhận hai đường màu đỏ bị cong, song trên thực tế chúng là đường thẳng.
Theo www.futura-sciences.com