Bố mẹ có nên dạy trẻ con nói dối?

(Dân trí) - Hầu hết trẻ con được dạy là không được nói dối từ khi còn nhỏ. Nhưng một nghiên cứu mới của các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Toronto cho thấy học cách nói dối có lẽ thật sự mang lại những lợi ích nhận thức trên phạm vi rộng.

Bố mẹ có nên dạy trẻ con nói dối? - 1

Một nhóm 42 đứa trẻ chưa đến tuổi đi học – không ai trong đó cho thấy khả năng nói dối – được chia làm hai nhóm nhỏ: một nhóm kiểm soát và nhóm còn lại được dạy nói dối để thắng trò chơi trốn tìm.

Những bé trai và bé gái này, có độ tuổi trung bình khoảng 40 tháng tuổi, đã chơi một trò chơi trong đó chúng phải giấu một đồ ăn vặt, như bỏng ngô, để một người lớn tìm trong vòng bốn ngày. Trong trò chơi, người lớn phải chọn xem đứa trẻ giấu bỏng ngô ở tay nào. Nếu đứa trẻ có thể đánh lừa người lớn, chúng có thể giữ món đồ đó.

Mỗi đứa trẻ sau đó được thực hiện một bài kiểm tra tiêu chuẩn đánh giá các chức năng điều khiển, gồm nhưng thứ như thuyết tư duy, hay khả năng hiểu ý định của người khác, cũng như khả năng chú ý, tập trung vào các nhiệm vụ, tổ chức, ưu tiên và lập kế hoạch có hiệu quả.

Họ thấy rằng những đứa trẻ được dạy nói dối sau cùng thể hiện tốt hơn nhóm kiểm soát.


Mỗi đứa trẻ sau đó được thực hiện một bài kiểm tra tiêu chuẩn đánh giá các chức năng điều khiển, gồm nhưng thứ như thuyết tư duy, hay khả năng hiểu ý định của người khác. Những đứa trẻ được dạy nói dối sau cùng thể hiện tốt hơn nhóm kiểm soát.

Mỗi đứa trẻ sau đó được thực hiện một bài kiểm tra tiêu chuẩn đánh giá các chức năng điều khiển, gồm nhưng thứ như thuyết tư duy, hay khả năng hiểu ý định của người khác. Những đứa trẻ được dạy nói dối sau cùng thể hiện tốt hơn nhóm kiểm soát.

Các nhà nghiên cứu cho biết: “Chỉ trong vài ngày hướng dẫn, những đứa trẻ nhanh chóng học được cách nói dối và đạt được những lợi ích nhận thức tức thì từ việc đó. Nói chung, những phát hiện này củng cố ý tưởng rằng kể cả những hành vi xã hội của con người có vẻ tiêu cực cũng có thể mang lại những lợi ích nhận thức khi những hành vi đó yêu cầu sự theo đuổi mục đích, giải quyết vấn đề, dõi theo tình trạng tinh thần, và theo dõi quan điểm”.

Các nhà nghiên cứu cho biết nghiên cứu này là “bằng chứng đầu tiên” cho thấy học cách nói dối thật sự có thể cải thiện các kĩ năng nhận thức ở trẻ chưa đến tuổi đi học.

Kang Lee, đồng tác giả nghiên cứu, người đã nghiên cứu cách trẻ con nối dối hơn hai thập kỉ, cho hay: “Là phụ huynh và giáo viên – và toàn thể xã hội - chúng ta luôn lo lắng rằng nếu một đứa trẻ nói dối, sẽ có những hậu quả nghiêm trọng. Nhưng hóa ra có một sự khác biệt lớn giữa đứa trẻ nói dối sớm hơn và đứa trẻ nói dối muộn hơn. Những đứa trẻ nói dối sớm hơn thường có nhiều khả năng nhận thức tốt hơn”.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là tất cả bố mẹ nên dạy con mình nói dối.


Các nhà nghiên cứu tin rằng nói dối là việc hết sức bình thường của quá trình trưởng thành và trẻ em nên học nói dối khi chúng còn trẻ để cách trang bị những chức năng nhận thức cần thiết.

Các nhà nghiên cứu tin rằng nói dối là việc hết sức bình thường của quá trình trưởng thành và trẻ em nên học nói dối khi chúng còn trẻ để cách trang bị những chức năng nhận thức cần thiết.

Theo Lee, trẻ con có khả năng nó dối từ lúc hai tuổi. Ông phát hiện ra con trai ông có thể nói dối lúc 14 tháng tuổi, khi con trai ông lừa ông lấy sữa cho mình dù nó không đói.

Lee tin rằng nói dối là việc hết sức bình thường của quá trình trưởng thành và trẻ em nên học nói dối khi chúng còn trẻ để được trang bị những chức năng nhận thức cần thiết.

Lee giải thích: “Khi bạn nhìn vào hai kĩ năng quan trọng với việc nối dối (tự kiểm soát và thuyết tư duy)… đó là những kĩ năng nhận thức cơ bản mà con người phải có để sinh tồn trong xã hội”.

Lee đã nghiên cứu cách lừa dối và khen ngợi ảnh hưởng đến trẻ em trong nhiều năm.

Một nghiên cứu gần đây của ông cho thấy những đứa trẻ được bố mẹ khen là thông minh có khả năng gian lận trong các bài kiểm tra nhiều hơn. Nghiên cứu này khẳng định rằng khi trẻ em được khen là thông minh, chúng cảm thấy áp lực phải thể hiện tốt để đáp ứng kì vọng của người khác, dù cho chúng phải gian lận để làm vậy.

Lộc Ninh (Theo Daily Mail)

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm