Bố mẹ bị ám ảnh công nghệ gây nên hành vi xấu ở trẻ?

(Dân trí) - Khoảng một nửa số bố mẹ báo cáo rằng công nghệ đã làm gián đoạn thời gian của họ dành cho con cái khoảng ba lần hoặc nhiều hơn trong một ngày bình thường.


Cha mẹ dành quá nhiều thời gian trên điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng có thể dẫn đến hành vi xấu ở trẻ em. Ảnh: © Bits and Splits / Fotolia

Cha mẹ dành quá nhiều thời gian trên điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng có thể dẫn đến hành vi xấu ở trẻ em. Ảnh: © Bits and Splits / Fotolia

Ngay cả với số lượng thấp, gián đoạn thời gian giữa cha mẹ và con cái do công nghệ kỹ thuật số cũng gây ra các vấn đề liên quan đến hành vi của trẻ em.

Mệt, đói, chán nản: Thường nằm trong danh sách các lý do cha mẹ đưa ra nếu con họ rên rỉ, cau có hoặc phá phách.

Các nhà nghiên cứu đặt câu hỏi liệu những hành vi tiêu cực này có liên quan đến điều gì khác không? Chẳng hạn như việc cha mẹ dành quá nhiều thời gian cho chiếc điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng chẳng hạn.

Một nghiên cứu từ trường đại học Michigan, Bệnh viện Nhi đồng Mott C.S. và Đại học bang Illinois (Mỹ) cho thấy rằng việc quá nghiện sử dụng công nghệ kỹ thuật số của phụ huynh có thể liên quan đến các vấn đề về hành vi trẻ em. Phát hiện được xuất bản trên tạp chí Child Development (tạm dịch: Phát triển trẻ em) tháng 5 năm 2017.

Các nhà nghiên cứu phân tích những khảo sát riêng biệt ở cả mẹ và cha từ 170 hộ gia đình hai bố mẹ. Các bà mẹ và ông bố được hỏi về việc sử dụng, tần suất sử dụng điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính xách tay và các thiết bị công nghệ khác - và các thiết bị này làm gián đoạn thời gian dành cho gia đình như thế nào. Gián đoạn có thể đơn giản như kiểm tra điện thoại, tin nhắn trong thời gian ăn, thời gian chơi và các hoạt động thường ngày hoặc các cuộc trò chuyện với con cái.

Mặc dù cần nhiều nghiên cứu hơn, nhưng nghiên cứu này cũng cho thấy: Ngay cả số lượng gián đoạn liên quan đến công nghệ ở mức thấp hoặc dường như ở mức bình thường cũng đều có liên quan đến các vấn đề hành vi lớn hơn ở trẻ em, như quá nhạy cảm, nóng giận, hiếu động thái quá và rên rỉ.

Một trong những lý do đưa ra là có thể những bậc cha mẹ này có xu hướng xả stress bằng công nghệ trong những khoảng thời gian chơi với con mình. Cũng vì vậy mà thời gian tương tác giữa cha mẹ và con cái cũng ít hơn. Những thông tin đáng chú ý hay thông tin xã hội có chứa trong những thiết bị này và cảm xúc con cái, thật khó để có thể xử lý hiệu quả cả hai cùng một lúc.

“Cha mẹ có thể tìm thấy được những lợi ích to lớn từ việc kết nối với thế giới bên ngoài thông qua thiết bị công nghệ, cho dù đó là về công việc, cuộc sống xã hội hay bắt kịp tin tức nhưng cũng nên đặt ra ranh giới để chiếc điện thoại thông minh hay thiết bị công nghệ khác không làm gián đoạn khoảng thời gian ý nghĩa cùng với con cái”, theo Radesky tác giả nghiên cứu.

Thu Hà (Theo ScienceDaily)