1. Dòng sự kiện:
  2. Giải thưởng VinFuture 2024

Biến tế bào gây bệnh thành tế bào khỏe mạnh

(Dân trí) - Các nhà nghiên cứu dẫn đầu bởi giáo sư chuyên khoa Phẫu thuật Holger Willenbring, Đại học California, San Francisco (UCSF), Hoa Kỳ vừa chế tạo thành công một thứ "vũ khí" có khả năng vô hiệu hóa thực thể xâm lược gây hại là các tế bào gan gây bệnh và thậm chí là biến chúng trở thành những tế bào khỏe mạnh.

Hiện nay, trên thế giới, công nghệ y sinh học mà điển hình là kỹ thuật y học đã đạt được những bước tiến đáng kể, trong đó, việc ghép bộ phận cơ thể được coi là một cơ hội và cũng đồng thời là một thách thức. Nắm được thực tế đó, nhóm nghiên cứu UCSF đã chuyển hướng sang nghiên cứu và thực hiện một phương pháp chiến lược đặc biệt nhằm điều trị chống xơ hóa. Đây được coi là tin vui và cũng là niềm hy vọng đối với các bệnh nhân mắc bệnh xơ gan.

Xơ gan là căn bệnh nguy hiểm thường gặp, được đặc trưng bởi sự thay thế mô gan bằng mô xơ, sẹo,… Ở bệnh nhân xơ gan, do ảnh hưởng từ các chất độc hại có trong rượu hoặc do nhiễm vi rút viêm gan siêu vi C, các tế bào gan khỏe mạnh không kịp tái tạo, chúng chết dần đi, tạo thành những mô xơ trong gan, dẫn đến tình trạng xơ hóa lan tỏa trong nhu mô gan và làm đảo lộn cấu trúc của gan, suy giảm chức năng gan. Khi đó, các tế bào nguyên sợi hay còn gọi là myofibroblast - một phần của các mô xung quanh các tế bào ung thư sẽ được đưa vào bên trong cơ thể người bệnh nhằm thay thế và lấp đầy những khoảng trống để lại khi những tế bào gan khỏe mạnh chết đi. Loại tế bào đặc biệt này có khả năng nhận diện các loại vi rút và vi khuẩn có hại khi các mầm bệnh này xâm nhập vào cơ thể.


Một phần của gan chuột cho thấy bệnh gan màu đỏ đang được chuyển đổi thành các tế bào gan mới lành mạnh trong màu xanh lá cây (Ảnh: Willenbring Lab/UCSF)

Một phần của gan chuột cho thấy bệnh gan màu đỏ đang được chuyển đổi thành các tế bào gan mới lành mạnh trong màu xanh lá cây (Ảnh: Willenbring Lab/UCSF)

Do gan của bệnh nhân xơ gan có chứa các tế bào sợi nên đặc biệt thích ứng với việc cấy ghép tế bào myofibroblast có khả năng giúp gan tự phục hồi chức năng. Vì vậy, nhóm chuyên gia đã sử dụng một loại vi rút nhằm vận chuyển một loạt các protein quy định chức năng điều tiết gen tới các tế bào myofibroblasts khiến chúng biến đổi trở lại thành các tế bào gan khỏe mạnh. Vi rút này có khả năng tiêu diệt các myofibroblast, vì vậy, nó đóng vai trò như một hệ thống phân phối hiệu quả đặc biệt và được ví như một chiếc xe tải vận chuyển vi rút.

Phương pháp mới của nhóm nghiên cứu được đánh giá là có khả năng chữa lành gan “từ trong ra ngoài”.

Trong các thử nghiệm, nhóm nghiên cứu đã quan sát và nhận thấy rằng số lượng tế bào myofibroblasts biến đổi thành các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể chuột mắc bệnh xơ gan là chưa đến 1%. Tuy nhiên, không nhất thiết phải cần đến số lượng lớn tế bào này mới có thể cải thiện được chức năng gan. Trong thực tế, một lá gan vẫn có thể hoạt động tốt trong khi chỉ cần lượng tế bào nguyên sợi myofibroblasts chiếm tỉ lệ 80%. Khi các mô xơ trong gan hình thành và phát triển nhanh, rắc rối mới xảy ra. Do đó, có thể nhận thấy kỹ thuật mới trong điều trị xơ gan có tác dụng loại bỏ các mô bị tổn thương ở mức độ vừa phải, đồng thời, giúp kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân.

Nhóm nghiên cứu khẳng định họ đã thành công trong việc áp dụng có hiệu quả kỹ thuật mới trên tế bào gan người. Tuy nhiên, họ cũng nhấn mạnh rằng cần thiết phải thực hiện thềm nhiều nghiên cứu sâu rộng nữa trước khi tiến hành thử nghiệm trên cơ thể người.

Willenbring cho biết: Một khi nghiên cứu đã phát triển đến mức độ đó, nhiều khả năng nó sẽ đóng vai trò là một phương pháp điều trị mang tính hỗ trợ hơn là phương pháp chữa lành bệnh xo gan. Cấy ghép gan vẫn là phương thuốc và giải pháp tốt nhất trong điều trị bệnh xơ gan. Tuy phương pháp mới có thể giúp tăng cường chức năng gan ở mức độ chỉ một vài phần trăm, nhưng nó cũng mang đến hy vọng hồi phục chức năng gan cũng như giúp kéo dài tuổi thọ cho những bệnh nhân xơ gan.

Báo cáo kết quả nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Cell Stem Cell.

P.K.L-NASATI (Theo Gizmag)