Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến các cực của trái đất
(Dân trí) - Theo nghiên cứu của NASA, dựa vào địa chất khu vực phía Nam đại dương hiện nay cho thấy sự một khác biệt về băng giữa cực Nam và cực Bắc của trái đất.
Sau khi kết hợp dữ liệu nhiệt độ của bề mặt nước biển, mẫu đất và độ sâu đại dương để nghiên cứu các quá trình vật lý trên lớp vỏ băng ở đại dương, nghiên cứu đi đến kết luận đó là khi băng ở Bắc Cực tan thì ở Nam Cực lượng băng đang gia
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, hai yếu tố địa chất ổn định gồm địa hình ở Nam Cực và độ sâu của đại dương xung quanh ảnh hưởng đến gió và các dòng hải lưu. Những yếu tố này tác động đến việc hình thành lớp vỏ băng ở biển Nam Cực và giúp duy trì nó.
Phòng thí nghiệm Jet Propulsion của NASA cho biết, nghiên cứu này cung cấp bằng chứng về trạng thái của băng ở biển Nam Cực hoàn toàn phù hợp với những đặc điểm địa vật lý được phát hiện ở khu vực này, tuy nhiên lại rất khác với tình trạng hiện nay ở Bắc Cực.
Hàng năm, băng ở đại dương mở rộng tối đa xung quanh các lục địa đóng băng vào tháng Chín và thường rút khoảng 17% vào tháng Hai. Trong nghiên cứu mới nhất, nhóm nghiên cứu đã xem xét các dữ liệu radar từ vệ tinh QuikSCAT của NASA (từ năm 1999-2009) nhằm theo dõi hướng di chuyển của băng biển Nam Cực.
Nghiên cứu cho thấy, khi băng ở đại dương hình thành và bắt đầu mở rộng vào đầu mùa, chúng bị gió đẩy ra ngoài đại dương và hướng sang phía Bắc. Hiện tượng này tạo ra lá chắn bảo vệ những tảng băng già và dày hơn di chuyển xung quanh lục địa. Những cơn gió liên tục thổi xuống lục địa và được định hình bởi địa hình của Nam Cực, chồng xếp các lớp băng lên nhau, làm tăng độ dày của nó và tạo thành khối băng khổng lồ. Dải băng này có chiều rộng thay đổi từ 62-620 dặm (100 đến 1.000 km), bảo vệ những tảng băng non và mỏng hơn trong các túi băng phía sau khỏi bị tan do sóng và gió.
Khi diện tích băng mở rộng và trôi ra khỏi lục địa, những vùng nước mở tạo ra phía sau đó trên bề mặt biển sẽ tạo thành “các nhà máy băng”. Dữ liệu nhiệt độ bề mặt biển cho thấy rằng, đỉnh điểm trong mùa băng phát triển, ranh giới của vỏ chắn băng vẫn duy trì dòng nhiệt độ xung quanh Nam Cực khoảng 300F (-10C). Dòng nhiệt độ này tương ứng với mặt trước của dòng hải lưu vòng cực Nam, là ranh giới ngăn quá trình lưu thông của vùng nước lạnh và vùng nước ấm quanh Nam Cực.
Rất dễ thấy, đáy biển có tính năng định hướng cho các dòng hải lưu đại dương và phù hợp với các mô hình băng ở khu vực biển Cực Nam đã quan sát được. Ví dụ, dòng hải lưu ở gần Đảo Bouvet, nằm cách vùng đất liền gần nhất 1.000 dặm (1.600 km), nơi có ba mảng kiến tạo tham gia hình thành các dãy núi nằm sâu dưới đáy biển. Ngoài khơi bờ biển Tây Nam Cực, đáy biển sâu, mịn làm mất đi độ bám dẫn đến giảm sự phát triển của băng biển và gây ra những biến đổi lớn từ năm này sang năm khác.
Nam cực thu được nhiều băng hơn là mất
Theo nghiên cứu của NASA năm ngoái, Nam Cực đang thu được nhiều băng hơn là mất.
Nghiên cứu cho biết, băng ở Nam Cực đang dày lên, đủ để bù lại phần mất đi do các sông băng tan chảy. Nghiên cứu đang thách thức những kết luận của các nghiên cứu khác, bao gồm báo cáo của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu mà đã cho rằng, Nam Cực đang mất đi những tảng băng.
Tuy nhiên, nghiên cứu cũng cảnh báo rằng, những mất mát này có thể bù lại nhờ những sự gia tăng lượng băng trong những năm tới.
Theo cơ quan không gian, Tăng lượng tuyết ở Nam Cực bắt đầu cách đây khoảng 10.000 năm và tiếp tục ở phía Đông Nam Cực và phía trong Tây Nam Cực với mức trung bình là 0,7 inch (1.7cm) mỗi năm.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu vệ tinh và chứng minh các tảng băng Nam Cực mang lại lợi ích ròng đối với 112 tỷ tấn băng đá từ năm 1992 đến 2001. Lợi ích đó là đang làm chậm quá trình tan của 82 tỷ tấn băng mỗi năm từ năm 2003 đến năm 2008.
N.M.P (Theo Dailymail)