Bí ẩn đôi cánh biết hát của ruồi giấm
(Dân trí) - Kết quả nghiên cứu cho thấy, nếu ruồi giấm đực không thể “hát” thì ít có khả năng giao phối để tạo ra con cái.
Ruồi giấm là một trong những loài có cánh nhanh nhẹn. Lẩn tránh sự đuổi bắt của bàn tay con người thật dễ dàng. Nhưng đối với ruồi giấm đực, cánh không chỉ là một công cụ để bay lượn và trốn tránh, mà là một nhạc cụ - một công cụ mà các ruồi đực sử dụng để đánh lừa ruồi cái.
Với sự trợ giúp của công nghệ theo dõi thần kinh và micro mạnh mẽ, các nhà khoa học tại Đại học Aarhus ở Đan Mạch đã xác định được chu trình vận động bài hát của ruồi giấm đực tạo ra thành công sinh sản.
Đối với hầu hết mọi người, ruồi giấm nhỏ xíu gây ra nhiều phiền toái. Nhưng đối với các nhà nghiên cứu, đặc biệt là các nhà thần kinh học, ruồi giấm là mô hình hoàn hảo. Các nhà khoa học đã sử dụng ruồi giấm và 200.000 tế bào thần kinh não để có được cái nhìn sâu sắc về những bí ẩn của di truyền học, phát triển thần kinh, bệnh tật và nhiều hơn nữa.
Một sự kết hợp của công nghệ hình ảnh và âm thanh tiên tiến cho phép các nhà khoa học xác định mối liên hệ giữa tín hiệu âm thanh và sự thay đổi tần số của cánh đập bay. Phân tích cho thấy cấu trúc bài hát, và quan sát các hành vi tán tỉnh đã giúp các nhà nghiên cứu phát hiện những tín hiệu thanh nhạc của một con ruồi.
Các thí nghiệm đã chứng minh các mẫu bài hát bị lỗi làm giảm cơ hội của ruồi.
Trong các thí nghiệm tiếp theo, các nhà khoa học đã làm im lặng các nơ ron điều khiển động cơ khác nhau để xác định mạch nào là quan trọng nhất đối với khả năng ca hát của ruồi. Các xét nghiệm cho thấy một số mạch thần kinh thúc đẩy việc sử dụng cánh bay cho cả bay và ca hát, một số là duy nhất cho các nhiệm vụ cụ thể.
Các nhà nghiên cứu đã công bố phát hiện của họ trong tuần này trên tạp chí Sinh học Ngày nay.
“Nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời liên quan đến hành vi bẩm sinh này, nhưng với nghiên cứu tiếp theo, chúng ta sẽ biết được nhiều hơn và trong quá trình phát hiện ra hiểu biết mới về cách thức hoạt động của não bộ loài ruồi giấm này, về lâu dài sẽ có thể có ý nghĩa về mặt y học”.
Hoàng Hằng
Theo UPI