Báo động về hiện tượng tẩy trắng san hô

(Dân trí) - Có ít nhất 35% rạn san hô ở miền Bắc và miền Trung biển Great Barrier Reef của Úc đã bị chết hoặc sắp bị chết xuất phát từ hiện tượng “tẩy trắng” số lượng lớn san hô. Việc đánh giá mức độ đã được thực hiện sau nhiều tháng khảo sát trên không và dưới nước sau khi hiện tượng tẩy trắng tồi tệ nhất được ghi nhận lần đầu tiên trong lịch sử lại trở nên rõ rệt vào tháng 3 năm nay là do sự ấm lên bất thường của nước biển.

Hiện tượng “tẩy trắng san hô” (cảnh tượng san hô chết đi và để lại “xương trắng” dưới đáy biển được gọi là “tẩy trắng san hô” -PV) hàng loạt này đã giết hơn một phần ba rạn san hô ở miền Bắc và miền Trung Great Barrier Reef (Úc).

Các nhà nghiên cứu mới đây cho biết các rạn san hô ở vùng trung tâm phía bắc biển Great Barrier Reef (Úc) bị chết và sắp chết.
Các nhà nghiên cứu mới đây cho biết các rạn san hô ở vùng trung tâm phía bắc biển Great Barrier Reef (Úc) bị chết và sắp chết.

“Sau nhiều tháng nghiên cứu khoảng 2.300 km (1.400 dặm) rạn san hô ngoài khơi bờ biển phía Đông của Úc cho thấy có khoảng 35% rạn san hô ở phía Bắc và các vùng trung tâm của san hô đã chết và sắp bị chết và một số vùng san hô bị mất nhiều hơn một nửa số san hô bị tẩy trắng”, Terry Hughes, giám đốc Trung tâm nghiên cứu Excellence for Coral Reef Studies ARC tại Đại học James Cook, bang Queensland, cho biết.

Mức độ thiệt hại chỉ xuất hiện trong vòng vài tháng qua gây hệ quả nghiêm trọng, Hughes cho biết. Các rạn san hô bị tẩy trắng có thể không bị chết và có thể bình phục nếu nhiệt độ nước biển phải giảm xuống, các rạn san hô già hơn sẽ mất nhiều thời gian để có thể phục hồi trở lại và khả năng sẽ không có cơ hổi để bình phục trước khi xảy ra hiện tượng tẩy trắng tiếp đó.

“Việc mất đi 35% rạn san hô là một tổn thất rất lớn”, Eakin, điều phối viên tại Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ, cho biết. “Các tổn thất này là một phần của hiện tượng tẩy trắng hàng loạt đã từng tác động đến các rạn san hô trên khắp thế giới trong suốt 2 năm qua. Các chuyên gia nói rằng hiện tượng tẩy trắng này xảy ra là do sự nóng lên toàn cầu và hiện tưởng El Nino, sự ấm lên các vùng trên biển Thái bình dương thay đổi thời tiết trên toàn thế giới. Nước bị nóng lên gây sức ép lên san hô, dẫn đến nó chuyển sang mầu trắng và trở nên dễ mắc bệnh. Các rạn san hô khác thậm chí phải chịu tổn thất nặng nề hơn do hiện tượng tẩy trắng mới đây. Ví dụ, một số đảo trên Thái Bình Dương đã báo cáo có hơn 80% tỷ lệ san hô bị chết”, Eakin cho biết.

Theo ông Hughes cho biết: “Đây là lần thứ 3 xảy ra hiện tượng tẩy trắng san hô hàng loạt và khắc nghiệt nhất ở vùng Great Barrier Reef trong vòng 18 năm qua, và ở các khu vực này trải qua hiện tượng tẩy trắng tồi tệ nhất là những vùng có nhiệt độ nước nóng nhất và chu kỳ thời gian dài nhất”.

Các phương pháp tiếp cận thực nghiệm để làm giảm hiện tượng tẩy trắng san hồ bao gồm thử nghiệm làm giảm nhiệt độ nước xuống thấp hơn bằng cách sử dụng màu để phủ san hô. Nhưng nỗ lực này đòi hỏi cần một lượng lớn chế phẩm và chỉ có thể thực hiện với diện tích nhỏ. các giải pháp khác là giảm thiểu các sức ép lên các rạn san hô dễ bị tổn thương này.

Năm ngoái, Liên Hợp quốc bày tỏ quan ngại về tình trạng của rạn san hô Great Barrier và đã hối thúc nước Úc thúc đẩy các nỗ lực để bảo tồn các rạn san hô này.

P.T.T - NASATI (Theo Phys)

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm