99% diện tích rạn san hô từ sinh vật vỏ cứng đã biến mất ở Australia

Hệ sinh thái đại dương Australia đang bị đe dọa nghiêm trọng nhất khi có tới 99% diện tích các rạn san hô hình thành từ những nhóm sinh vật vỏ cứng đã biến mất hoàn toàn so với 230 năm trước.


Có đến 99% diện tích rạn san hô hình thành từ sinh vật vỏ cứng tại Australia đã biến mất.

Có đến 99% diện tích rạn san hô hình thành từ sinh vật vỏ cứng tại Australia đã biến mất.

Một nghiên cứu mới do Nature Conservancy thực hiện và công bố ngày 15/2 cho thấy có tới 90% tới 99% diện tích các rạn san hô hình thành từ các cấu trúc sống vỏ cứng như sò và trai tại các vùng biển Australia đã biến mất.

Những rạn san hô này từng xuất hiện rất nhiều tại các vùng nước gần bờ, vùng cửa sông và các vịnh tại hầu hết các bang ở quốc gia này.

Những cấu trúc sống dạng tổ hợp này có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái biển bởi đây là nơi cung cấp thức ăn và chỗ ẩn nấp cho những loài không xương sống và nhiều loài cá khác, đồng thời tham gia tích cực vào quá trình lọc nước cũng như bảo vệ hệ sinh thái ven biển.

Tuy cho tới nay các nghiên cứu khoa học đều cảnh báo 85% rạn san hô từ sinh vật vỏ cứng trên toàn cầu đang biến mất hoặc suy thoái nghiêm trọng nhưng nghiên cứu mới nhất chỉ ra tình trạng đặc biệt đáng báo động tại Australia khi chỉ còn chưa đến 1% loài sò vỏ mịn và 10% loài sò vỏ sần sùi còn sót lại.

Phần lớn những rạn san hô này biến mất do tác động của tình trạng đánh bắt hải sản thiếu kiểm soát, những thay đổi về môi sinh, dịch bệnh và chất lượng nước suy giảm.

Đặc biệt, chính sự biến mất của những rạn san hô này là một phần nguyên nhân khiến lượng phát thải khí carbon vào bầu khí quyển tăng cao dẫn tới tình hình biến đổi khí hậu càng nghiêm trọng, làm gia tăng những nguy cơ tại vùng duyên hải như bão lớn, nước biển dâng và tình trạng axit hóa nước biển./.

Theo TTXVN

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm