1. Dòng sự kiện:
  2. Nghị quyết 57

800 triệu người đối diện nguy hiểm khi các sông băng rộng lớn của châu Á bị thu hẹp

(Dân trí) - Rất nhiều vấn đề được đặt ra liên quan đến thông tin này vì nó có thể khiến mọi người di cư, điều đó có thể gây ra xung đột vì mọi người sẽ phải chiến đấu với hàng xóm của họ để kiếm thức ăn.

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy hàng trăm triệu người không được tiếp cận với nước vì sự cố khí hậu khiến các sông băng rộng lớn của Châu Á bị thu hẹp lại.

800 triệu người đối diện nguy hiểm khi các sông băng rộng lớn của châu Á bị thu hẹp - 1
Sử dụng các dự báo khí hậu, các nhà nghiên cứu tin rằng sự tan chảy sông băng ở khu vực dãy Himalayas sẽ bắt đầu chậm lại vào khoảng năm 2050.

Khi những cơn mưa là điều hiếm hoi, các sông băng ở các vùng núi cao quanh dãy Himalayas là một giải pháp cứu hộ, giải phóng 36 km khối nước - tương đương với 14 triệu bể bơi Olympic - đến các khu vực dễ bị hạn hán mỗi mùa hè.

Vấn đề mất băng hà trong khu vực đã diễn ra trong một vài thập kỷ. Tuy nhiên, tỷ lệ này đã tăng lên từ năm 2000 đến năm 2016, các dòng sông băng đã thu hẹp nhanh hơn 1,6 lần so với giai đoạn từ năm 1951 đến năm 2007. Rất nhiều dự báo về khí hậu cho thấy sự tan chảy sẽ tiếp tục tăng tốc, nhà nghiên cứu chính từ cơ quan Khảo sát Nam Cực của Anh (BAS), nói. Sử dụng dự báo khí hậu, tiến sĩ Pritchard tin rằng sự tan chảy sông băng sẽ bắt đầu chậm lại vào khoảng năm 2050.

“Khi chúng ta bắt đầu bị hạn hán, sẽ có những vụ mùa thất bát và mất gia súc. Nó có thể khiến mọi người di cư và nếu bạn có thể di cư, điều đó có thể gây ra xung đột vì mọi người sẽ phải chiến đấu với hàng xóm của họ để kiếm thức ăn”, tiến sĩ Pritchard nói thêm.

Điều này sẽ tấn công các khu vực như Thung lũng Indus màu mỡ, nơi sinh sống của các nền văn minh nhân loại trong nhiều ngàn năm và ngày nay nuôi sống được 237 triệu người. Sự gia tăng băng tan cũng là nguyên nhân khiến nước chảy xuống, gây ra sự gia tăng tiêu thụ nước.

Các nền kinh tế liên quan đến thủy điện như nông nghiệp và nhà máy thủy điện đang được xây dựng dựa trên nguồn nước này kéo dài.

Điều này sẽ gây ra một cú sốc khi sự tan chảy chậm lại, tiến sĩ Pritchard nói. Dân số ở khu vực núi cao châu Á đặc biệt dễ bị thiếu nước và trong thế kỷ qua, hạn hán đã gây ra hơn 6 triệu người chết.

Tiến sĩ Pritchard nhấn mạnh những thay đổi đối với sông băng tan chảy có thể gây bất ổn sâu sắc cho khu vực này. Tổng cộng 800 triệu người có thể gặp rủi ro.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature, đã sử dụng các bộ dữ liệu khí hậu và mô hình nghiên cứu thủy văn để tính toán lượng nước sông băng chảy vào và rời khỏi lưu vực sông lớn của khu vực.

Khu vực núi cao của châu Á, được gọi là Cực thứ ba, bao gồm dãy núi Hy Mã Lạp Sơn, Karakoram, Pamir, Hindu Kush, Tien Shan, Kunlun Shan và Alai. Khu vực này có tổng cộng 95.000 sông băng và đáp ứng hầu hết các nhu cầu công nghiệp và đô thị hàng năm của Pakistan, Afghanistan, Tajikistan, Turkmenistan, Uzbekistan và Kyrgyzstan.

Trang Phạm

Theo Independent