1 triệu tấn nước thải bị ô nhiễm ở Fukushima vẫn chưa được xử lý

Trang Phạm

(Dân trí) - Sự cố nhà máy điện Fukushima I đã xảy ra từ năm 2011 nhưng đến nay vấn đề dọn dẹp thảm họa hạt nhân này ở Nhật Bản vẫn đang tiếp tục khiến giới nghiên cứu đau đầu.

1 triệu tấn nước thải bị ô nhiễm ở Fukushima vẫn chưa được xử lý - 1

Nước bị ô nhiễm rò rỉ ra khỏi các lò phản ứng hạt nhân đã tan chảy và chảy vào mạch nước ngầm. Ước chừng khoảng 1 triệu tấn nước thải chứa nhiều nguyên tố phóng xạ đã được bơm vào hơn 1.000 bể chứa xung quanh khu vực của nhà máy điện cũ.

Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO), đơn vị vận hành nhà máy điện hạt nhân, được giao nhiệm vụ tìm hiểu xem phải làm gì với những thùng nước ô nhiễm khổng lồ này.

TEPCO đã và đang khiến giới nghiên cứu tranh cãi khi đề xuất ý tưởng từ từ đổ nước thải ra Thái Bình Dương sau khi sử dụng phương pháp xử lý hóa học để loại bỏ phần lớn các nguyên tố phóng xạ. Những người ủng hộ ý tưởng này nói rằng điều này không nguy hiểm vì hầu hết các nguyên tố phóng xạ được loại bỏ khỏi nước ngoại trừ triti, chất phóng xạ ít nhất trong số các nguyên tố phóng xạ có chu kỳ bán rã tương đối ngắn.

Nhưng một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Science cho thấy kế hoạch này hiện là một động thái rủi ro hơn so với giả định trước đây. Các nhà hóa học hàng hải tại Viện Hải dương học Woods Hole cho rằng triti không phải là vấn đề duy nhất sau khi phát hiện ra các đồng vị khác bao gồm carbon-14, coban-60 và stronti-90 vẫn còn trong nước thải đã qua xử lý.

Các tác giả nghiên cứu cho biết: “Nồng độ của các đồng vị phóng xạ này có độ lớn thấp hơn triti nhưng có thay đổi từ bể này sang bể khác. Hơn 70% các bể sẽ cần được xử lý thứ cấp để giảm nồng độ xuống dưới mức mà luật pháp yêu cầu”.

Nếu chỉ xả ra đại dương, nước thải có nguy cơ đưa thêm phóng xạ vào môi trường biển, có thể gây ra các vấn đề khác cho các sinh vật biển. Nhóm nghiên cứu cũng cho rằng chúng ta không có đủ kiến ​​thức về cách mỗi đồng vị phóng xạ phản ứng với môi trường biển.

Các nhà nghiên cứu cho rằng vẫn có những giải pháp cho phép xử lý nước thải trong đại dương một cách an toàn. Tuy nhiên, nó sẽ yêu cầu vấn đề xử lý nước thêm và đầu vào của các chuyên gia độc lập để xác minh mọi thứ là khả thi.

“Đây là một vấn đề khó, nhưng nó có thể giải quyết được. Bước đầu tiên là làm sạch những chất ô nhiễm phóng xạ bổ sung còn lại trong các bể chứa, sau đó lập kế hoạch dựa trên những gì còn sót lại. Bất kỳ phương án nào liên quan đến việc thải ra đại dương sẽ cần các nhóm độc lập theo dõi tất cả các chất gây ô nhiễm tiềm ẩn trong nước biển, đáy biển và sinh vật biển. Sức khỏe của đại dương liên quan đến sinh kế của vô số người", Ken Buesseler, nhà hóa học hàng hải tại Viện Hải dương học Woods Hole, cho biết.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm