“Việt Nam sở hữu nguồn nhân lực kiểm toán, kế toán đầy tiềm năng”
Việt Nam đang phải đối mặt là việc thiếu nguồn nhân lực về kế toán và kiểm toán theo chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, khảo sát cũng cho lượng sinh viên học các ngành Kế toán, Kiểm toán càng ngày càng tăng, cho thấy Việt Nam đang sở hữu nguồn nhân sự đầy tiềm năng.
Hợp tác của CPA Australia và Bộ Tài chính Việt Nam chủ yếu trong các các lĩnh vực chia sẻ các kinh nghiệm chuyên môn, mang tính kĩ thuật; tiến hành nghiên cứu và chia sẻ các kết quả nghiên cứu đó. Chủ yếu là những nghiên cứu nhằm mục tiêu nâng cao năng lực cho các bên liên quan, và những chương trình khác như: cấp học bổng cho các cán bộ của Bộ cũng như các sinh viên của các trường đại học. Và chủ yếu là cùng nhau đi trên một con đường và cùng đồng hành trên một hành trình. Chúng tôi rất mong muốn tăng cường hợp tác trên những lĩnh vực như trên và nâng cao sự hợp tác lên một tầm cao mới.
Đánh giá của ông về nguồn nhân lực của Việt Nam hiện tại và trong tương lai của ngành Kế toán, Kiểm toán?
Trong thời gian qua, chúng tôi cũng theo dõi rất kỹ thị trường của Việt Nam, các vấn đề quản lí nhà nước ở Việt Nam hay việc áp dụng các chuẩn mực kế toán ở Việt Nam ra sao. Trên thực tế, chúng tôi thấy sự tiến bộ ở Việt Nam khá là nhanh. Nhìn chung, một vấn đề cũng khá lớn mà đa phần các quốc gia trong đó có Việt Nam phải đối mặt là việc thiếu nguồn nhân lực về kế toán và kiểm toán theo chuẩn quốc tế. Tôi nghĩ rằng để đóng góp cho quá trình này cần phải có vai trò của rất nhiều các cơ quan, các tổ chức nghề nghiệp cùng đóng góp để có thể tạo thành một đội ngũ kiểm toán viên có kỹ năng tốt và có kiến thức tốt.
Qua nhiều cuộc trao đổi với các trường đại học, chúng tôi nhận được một thông tin phản hồi là hiện nay số lượng sinh viên đăng kí học các ngành kế toán kiểm toán càng ngày càng tăng lên. Và đây cũng là xu hướng chung không chỉ ở Việt Nam. Mới đây nhất, tôi có một buổi nói chuyện với khoảng 500 sinh viên Việt Nam và đã nhận được rất nhiều câu hỏi. Điều này cho thấy Việt Nam đang sở hữu nguồn nhân sự rất ham học hỏi.
Tại sao các kế toán và kiểm toán viên của Việt Nam cần phải có các bằng cấp, chứng chỉ của các tổ chức nghề nghiệp trên thế giới?
Với kinh nghiệm của một giáo sư trong suốt 20 năm qua tôi nhận thấy, học tập là chuyến hành trình rất dài và liên tục. Điều đó có nghĩa khi bạn bắt đầu học chương trình đại học để lấy bằng hoặc chứng chỉ của các hiệp hội ngành nghề thì vấn đề không chỉ là tích lũy thêm các kiến thức về mặt kĩ thuật, chuyên môn mà bạn còn được trang bị thêm kĩ năng mang tính chất tổng hợp. Cụ thể, với CPA Austrialia, chúng tôi luôn tìm cách để giúp các Chính phủ thông qua việc phát triển nguồn nhân lực, nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ kế toán để có thể đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp và quốc gia. Bản thân các thành viên là các cá nhân mà chúng tôi đã đào tạo sau đó sẽ làm việc như các chuyên gia tư vấn hoặc lãnh đạo ở các doanh nghiệp và với cách ứng xử và các kĩ năng mà họ học được thông qua các chương trình của chúng tôi thì họ cũng ý thức rất rõ nhiệm vụ của họ về bảo vệ các quyền lợi của nhà nước.
Theo ông, các tổ chức nghề nghiệp kế toán và kiểm toán Việt Nam đang phải đối mặt với thực trạng gì? Giúp đỡ Chính phủ Việt Nam trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán CPA Australia sẽ có lợi gì?
Tôi cho rằng,Việt Nam cũng như là nhiều quốc gia khác đều phải đương đầu với một thách thức khá lớn. Đó là thách thức nhằm đảm bảo nâng cao các chuẩn mực trong ngành nghề Kế toán, Kiểm toán. Các chuẩn mực đó xoay quanh ba yếu tố cơ bản, bao gồm: Đảm bảo tính độc lập, tuân thủ các chuẩn mực về đạo đức và cuối cùng là giải quyết các xung đột về lợi ích. Tuy nhiên, trên thực tế, việc hài hòa các chuẩn mực kế toán và kiểm toán vẫn là một vấn đề khá là nổi cộm đối với nhiều quốc gia. Đến thời điểm này, CPA Australia đã sẵn sàng phối hợp với chính phủ Việt Nam để phát triển ngành kế toán và kiểm toán. Xin nhấn mạnh, với tư cách là một tổ chức phi lợi nhuận và kinh nghiệm trong 125 năm, chúng tôi đã có một bề dày kinh nghiệm nhất định. Theo tôi để có thể hợp tác hiệu quả với các quốc gia thì tốt nhất nên phát triển trong những lĩnh vực mà quốc gia đó cần. Ngược lại, bản thân CPA Australia sẽ tạo ra các giá trị gia tăng đối với quốc gia thông qua các giá trị hợp tác của mình.
Việt Nam cũng đang thực hiện quá trình tái cơ cấu các doanh nghiệp Nhà nước, trong đó Bộ Tài chính là cơ quan chủ trì các đề án này. CPA có hỗ trợ Bộ Tài chính trong đề án này hay không? Với tư cách của một chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, kế toán, ông có thể đưa ra nhận định và những vấn đề có thể xảy ra trong quá trình tái cơ cấu này?
Chúng tôi luôn luôn sẵn sàng để hỗ trợ và hợp tác với Chính phủ Việt Nam cũng như Bộ Tài chính. Khi mối quan hệ của chúng ta phát triển thì mức độ sẵn sàng của chúng tôi sẽ càng ngày càng cao hơn và chúng tôi có thể thấy rằng khi tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước thì phải có một quy trình. Theo tôi, vấn đề đầu tiên chính phủ Việt Nam phải thực hiện là đưa ra một khuôn khổ để thực hiện các chương trình về tái cơ cấu doanh nghiệp sau đó có quá trình đánh giá lại hiệu quả làm việc của các doanh nghiệp này. Xin nhấn mạnh, tái cơ cấu không phải là việc một sớm, một chiều mà là quá trình bao gồm nhiều bước khác nhau và nguyên tắc là luôn luôn phải có những quan điểm đánh giá độc lập cũng như những chế độ kiểm toán và báo cáo độc lập.
Ngay Austrialia hiện cũng đang cố gắng để thực hiện quá trình phi điều tiết; có nghĩa là nếu chúng tôi có quá nhiều quy định sẽ trở nên rất cồng kềnh và rất khó quản lý.
Xin cảm ơn ông!