Về tình huống trong sách “sờ vào vùng kín”: Nhà xuất bản phản hồi!

(Dân trí) - Phía Nhà xuất bản Đại học Sư phạm vừa đưa ra những phản hồi giúp các bậc phụ huynh và học sinh hiểu rõ hơn về cuốn sách có đoạn nội dung “sờ vào vùng kín”.

Liên quan đến sự việc sách dạy kĩ năng sống cho học sinh cấp 1 có đoạn nội dung “sờ vào vùng kín”, ngày 9/9, trang Website Nhà xuất bản ĐH Sư phạm đã đưa ra phản hồi thông tin trên.

Cụ thể, tình huống “Hàng ngày ngoài giờ học, Nam thường sang nhà hàng xóm chơi với các bạn và đợi mẹ đi làm về. Anh Dũng, con bác hàng xóm rất hay bày trò cho Nam và các bạn chơi. Nam rất quý anh Dũng. Một hôm, chỉ có hai anh em ở nhà. Dũng nói muốn chơi một trò chơi. Dũng muốn Nam sờ vào chỗ kín của anh ta còn anh ta sẽ sờ vào chỗ kín của Nam. Dũng nói đây sẽ là một bí mật đặc biệt giữa hai người." là 1 trong 5 tình huống của Bài tập 2 trong cuốn sách “Bài tập thực hành kĩ năng sống 4”, thuộc Chủ đề 4 – Kĩ năng tự bảo vệ mình với nội dung của bài tập là “Tình huống an toàn và không an toàn” cùng các yêu cầu cụ thể:

Em hãy đọc kĩ các tình huống dưới đây và cho biết:

-        Tình huống nào là không an toàn? Các bạn trong những tình huống đó có thể gặp nguy cơ gì?

-        Khi gặp tình huống không an toàn như vậy, các bạn đó cần phải làm gì?

 

eqew-1441814561586
Yêu cầu cụ thể của Bài tập 2 thuộc Chủ đề 4 – Kĩ năng tự bảo vệ mình

 

anh-3-1441814102369
Yêu cầu cụ thể của Bài tập 2 thuộc Chủ đề 4 – Kĩ năng tự bảo vệ mình

 

anh-4-1441814102373
Các tình huống trong Bài tập 2 thuộc Chủ đề 4 – Kĩ năng tự bảo vệ mình

Như vậy, nếu chỉ đơn thuần đọc nội dung tình huống mà chưa xem xét yêu cầu của bài tập thì có thể hiểu lầm. Thông qua việc hướng dẫn của giáo viên, học sinh phân biệt được các tình huống an toàn và tình huống không an toàn; nhận diện được nguy cơ mà các nhân vật trong tình huống gặp phải để từ đó phòng tránh các tình huống không an toàn, tự bảo vệ mình.

Tiếp theo đó, mạch logic của việc xây dựng nội dung Chủ đề 4 hướng các em học sinh tới 03 bài tập tiếp theo để thực hành, rèn luyện kĩ năng tự bảo vệ mình với các yêu cầu có độ khó tăng dần: Bài tập 3 (gồm 13 tình huống), Bài tập 4 (gồm định hướng 13 hành động cụ thể, thiết thực)Bài tập 5 (gồm 6 hướng dẫn cụ thể, thiết thực, hiệu quả).

 

anh-5-1441814102375

 

anh-6-1441814102377
anh-7-1441814561575
Bài tập 5 và phần Ghi nhớ thuộc Chủ đề 4 – Kĩ năng tự bảo vệ mình

Không chỉ vậy, cuối mỗi chủ đề còn có phần “Ghi nhớ” được đóng khung giúp định hình những nhận thức quan trọng cho học sinh và tổng kết nội dung quan trọng nhất của chủ đề.

Từ những cơ sở nêu trên, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm cho rằng: Việc đưa các tình huống cụ thể, có tính thực tiễn vào trang sách, giúp các em học sinh được tiếp xúc, nhận diện và phát hiện ra các nguy cơ tiềm ẩn mà mình có thể gặp phải để chủ động có biện pháp phòng tránh, tự bảo vệ mình trong cuộc sống thực hằng ngày là cần thiết. Điều này hoàn toàn phù hợp với logic tiếp nhận thông tin, rèn luyện kĩ năng sống của trẻ.

Đồng thời, đáp ứng được yêu cầu của công tác giáo dục hiện nay là giáo dục trẻ dựa trên các tình huống có tính hiện thực, không né tránh, thuyết giảng chung chung, thông tin mập mờ. Qua việc hoàn thành các yêu cầu của bài tập tình huống này, học sinh được rèn luyện để biết cách nhận diện từ tình huống cụ thể mà tránh được nguy cơ, rủi ro bị buôn bán, bị bắt cóc hoặc bị xâm hại tình dục.

Chủ đề 4 góp phần định hướng cho học sinh có những hành động đúng đắn, giúp giảm thiểu mức độ, nguy cơ, diễn biến và hậu quả của tình hình xâm hại tình dục, bắt cóc và buôn bán trẻ em vị thành niên đang có xu hướng ngày càng gia tăng và trở thành “vấn nạn” của rất nhiều quốc gia hiện nay.

Lê Tú 

(Email: lengoctu@dantri.com.vn)

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm