Vận dụng lý thuyết Tháp nhu cầu trong việc giáo dục trẻ
Nhu cầu là một phần quan trọng trong bản thân của mỗi con người. Mọi giá trị, niềm tin và tập tục của con người là khác biệt tùy theo từng quốc gia hay từng nhóm người, tuy nhiên tất cả mọi người có những nhu cầu chung giống nhau.
Năm 1943, nhà tâm lý học Abraham Maslow (1908 - 1970) đã phát triển một trong các lý thuyết mà tầm ảnh hưởng của nó được thừa nhận rộng rãi và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả lĩnh vực giáo dục. Đó là “lý thuyết về thang bậc nhu cầu” của con người. Trong lý thuyết này, ông sắp xếp các nhu cầu của con người theo một hệ thống trật tự cấp bậc, trong đó các nhu cầu ở mức độ cao hơn muốn xuất hiện thì các nhu cầu ở mức độ thấp hơn phải được thỏa mãn trước.
Trong thời điểm đầu tiên của lý thuyết, Maslow đã sắp xếp các nhu cầu của con người theo 5 cấp bậc:
- Nhu cầu cơ bản- Nhu cầu về an toàn
- Nhu cầu về xã hội
- Nhu cầu về được quý trọng
- Nhu cầu được thể hiện mình
Hệ thống cấp bậc nhu cầu của Maslow thường được thể hiện dưới dạng một hình kim tự tháp, các nhu cầu ở bậc thấp thì càng xếp phía dưới.
Nhu cầu chính của con người có hai nhóm chính: Nhu cầu cơ bản (basic needs) và Nhu cầu bậc cao (meta needs).
Nhu cầu cơ bản liên quan đến các yếu tố thể lý như thức ăn, nước uống, ngủ nghỉ và các yếu tố tâm lý như cảm xúc, cảm giác an toàn, lòng tự tôn. Những nhu cầu cơ bản này cũng được gọi là các nhu cầu thiếu hụt (deficiency needs) vì nếu con người không có đủ những nhu cầu này, họ sẽ đấu tranh để có được nó, bù đắp bằng được sự thiếu hụt.
Các nhu cầu cao hơn được gọi là nhu cầu bậc cao hay nhu cầu hiện hành (nhu cầu phát triển). Những nhu cầu này bao gồm sự công bằng, lòng tốt, vẻ đẹp, thứ bậc, sự đồng lòng nhất trí, v.v… Các nhu cầu cơ bản thông thường bao giờ cũng được ưu tiên hơn những nhu cầu phát triển này. Ví dụ, một người nếu thiếu thức ăn hay nước uống sẽ không quan tâm đến các nhu cầu về sự công bằng hay vẻ đẹp.
Sau đó, vào những năm 1970 và 1990, sự phân cấp này đã được Maslow hiệu chỉnh thành 7 bậc và cuối cùng là 8 bậc, đó là:
- Nhu cầu cơ bản- Nhu cầu về an toàn
- Nhu cầu về xã hội
- Nhu cầu về được quý trọng
- Nhu cầu về nhận thức
- Nhu cầu về thẩm mỹ
- Nhu cầu được thể hiện mình
- Nhu cầu về tự tôn bản ngã
Maslow cho rằng con người muốn và luôn đấu tranh để thoả mãn những nhu cầu khác nhau. Xuất phát từ việc những mức nhu cầu bậc thấp bao giờ cũng cấp thiết và quan trọng hơn, nên chúng sẽ đóng vai trò như nguồn và định hướng của một mục tiêu cá nhân nếu những nhu cầu này không được thoả mãn.
Sau khi những nhu cầu bậc thấp được thoả mãn, những nhu cầu cao hơn sẽ là động cơ hành động. Những nhu cầu chưa được thỏa mãn ở bậc dưới sẽ lấn át những nhu cầu chưa được thỏa mãn ở bậc cao hơn, và chúng cần được thỏa mãn trước khi một cá nhân tiến lên các bậc cao hơn của tháp nhu cầu.
Thang bậc nhu cầu cũng được áp dụng có hiệu quả trong việc giáo dục trẻ, qua đó gia đình và nhà trường có thể nắm bắt được tâm lí, sự khó khăn, thiếu hụt của học sinh đang gặp phải ở vị trí nào trong tổng quan tháp nhu cầu để có những thay đổi, điều chỉnh và rút ra những phương pháp giáo dục phù hợp nhất nhằm phát huy tối đa tiềm năng của trẻ.
Là một trong những hệ thống trường đầu tiên ứng dụng lý thuyết Tháp nhu cầu Maslow vào trường học, lấy đó làm nền tảng triết lý giáo dục, Trường Tiểu học quốc tế Hà Nội VIP đã xây dựng được một mô hình giáo dục toàn diện góp phần tạo lập môi trường giúp các em học sinh có cơ hội khám phá, rèn luyện và phát triển tốt nhấtmọi tiềm năng.
Các bậc phụ huynh cũng có thể tìm hiểu chi tiết hơn và có cơ hội trao đổi với các chuyên gia giáo dục của hệ thống trường Hà Nội VIP về ứng dụng lý thuyết Tháp nhu cầu Maslow, thuyết Ba não, phát triển Đa trí thông minh trong giáo dục, đặc biệt là với lứa tuổi tiểu học trong chương trình: “HÀNH TRANG CHO CON VÀO LỚP 1”.
Thời gian: 16h00 - 17h00, Thứ 7, ngày 25/5/2013
Địa điểm: Trường Tiểu học Quốc tế Hà Nội VIP
Ngõ 14C - Phố Pháo Đài Láng, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 04 3 775 6303 - Fax: 3 775 6304 - Email: info@vipschool.edu.vn
Hân hạnh được đón tiếp quý phụ huynh!