Vai trò của gia đình trong việc hình thành nhân cách của trẻ
(Dân trí) - Gia đình, nhà trường và xã hội là 3 yếu tố then chốt, quyết định sự phát triển nhân cách của trẻ nhỏ, trong đó, gia đình là yếu tố quan trọng nhất. Sự giao tiếp và tương tác hàng ngày với cha mẹ ảnh hưởng rất lớn đến ý thức và thói quen sau này của trẻ. Do đó, cha mẹ nên cân nhắc các hoạt động tăng cường sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình, giúp trẻ cân bằng cảm xúc và phát triển tâm sinh lý lành mạnh.
Cùng nhau đi dã ngoại
Đây là một trong những hoạt động mà tất cả các thành viên tham gia đều có thể chung tay làm được: Người lớn phụ trách dựng trại, các bé có thể cùng nhau bày biện cho bữa ăn ngoài trời thật bắt mắt và ngon miệng. Rời xa thành phố ồn ào, quên đi những trò chơi điện tử và mạng xã hội, hãy dành thời gian này để trẻ có thể gần gũi hơn với thiên nhiên, trò chuyện trò chuyện cởi mở về những suy nghĩ và tâm sự của bản thân. Khi đi cùng gia đình, những hoạt động này sẽ giúp trẻ học được cách chia sẻ và lắng nghe từ chính ông bà, cha mẹ mình, những khúc mắc trong quá trình dậy thì cũng sẽ giảm đi.
Trong trường hợp không sắp xếp được thời gian để đưa con đi dã ngoại, cha mẹ có thể đăng ký cho con tham dự các hoạt động giải trí cuối tuần do nhà trường hoặc các tổ chức giáo dục uy tin tổ chức. Được đi chơi cùng với cha mẹ vừa giúp trẻ học thêm những điều mới mẻ, vừa giúp gắn kết tình cảm gia đình.
Luyện tập thể thao hàng ngày
Ngoài những giờ hoạt động thể chất tại nhà trường, hầu hết trẻ đều không tập luyện các môn thể dục thể thao tại nhà. Vì vậy, để giúp con và chính mình hình thành thói quen tốt, cha mẹ hãy thử cùng trẻ dậy sớm hơn bình thường 1 tiếng, cùng nhau đi xe đạp hay chạy bộ ngoài công viên, … Hoạt động này không chỉ khiến trẻ thích thú mà đồng thời cũng giúp nâng cao sức khỏe, sự minh mẫn tập trung suốt cả một ngày dài.
Khuyến khích trẻ siêng năng vào bếp, cùng làm việc nhà
Sự bận rộn trong công việc khiến khái niệm bữa cơm gia đình trở nên xa lạ. Rất nhiều gia đình chọn giải pháp pháp mua đồ ăn sẵn, mỗi thành viên ăn cơm vào những giờ khác nhau.
Tuy nhiên, các chuyên gia nghiên cứu xã hội học vẫn luôn khuyên rằng, để tình cảm gia đình luôn gắn bó, các thành viên nên dành thời gian vào bếp cùng nhau. Trẻ nhất định sẽ rất vui nếu được cùng với cha mẹ làm ra những món khoái khẩu và cùng quây quần bên mâm cơm hàng ngày.
Bên cạnh việc bếp núc, cha mẹ cũng nên khuyến khích trẻ tham gia làm các công việc vừa sức trong gia đình. Chia sẻ công việc nhà cùng cha mẹ sẽ giúp trẻ học được ý thức trách nhiệm, tránh các suy nghĩ ỷ lại và thói quen “đây không phải việc của con”.
Mảnh ghép gia đình - kết tình yêu thương - Miễn phí trong 2 ngày 29 và 30 tháng 6 năm 2019
Sự kiện chào mừng ngày Gia Đình Việt Nam do Language Link Academic tổ chức với thông điệp một gia đình hạnh phúc như một bức tranh đẹp, cần nhiều mảnh ghép khác nhau để ghép nên một bức tranh hoàn chỉnh, tại ngày hội gia đình hoàn toàn miễn phí này, cha mẹ sẽ có những trải nghiệm hấp dẫn và đầy ý nghĩa.
Tìm hiểu thêm và đăng ký tại https://llv.edu.vn/manh-ghep-gia-dinh/