Tư vấn “Vào đại học, rồi sao nữa?”

(Dân trí) - Từ 2h chiều nay, các đại diện đến từ Trường Đại học FPT giải đáp những băn khoăn về định hướng chọn trường cũng như nhu cầu nhân lực của bạn đọc. Mời các bạn theo dõi...

Từ 2h chiều nay, tư vấn: Vào đại học, rồi sao nữa?
Các đại diện đến từ Trường Đại học FPT tham gia buổi tư vấn chiều nay.
 
Bà Lê Minh Đức:
 
ȼ/SPAN>Lời đầu tiên, xin được thay mặt đoàn tư vấn gửi lời chào tới các quý vị độc giả của báo điện tử Dân trí. Chúng tôi hy vọng qua buổi tư vấn này sẽ cung cấp được nhiều thông tin hơn cho quý vị về cách định hướng nghề nghiệp, xác địnhȠngôi trường phù hợp, thấu hiểu nhu cầu của thị trường, yêu cầu của doanh nghiệp đối với nhân sự trẻ, cũng như xác định cách học đúng cho bậc đại học.
 
<ɄIV>
Bà Lê Minh Đức - Giám đốc Tuyển sinh Trường Đại học FPT
Bà Lê Minh Đức - Giám đốc Tuyển sinh Trường Đại học FPT.

Lê Thị Phương Dung - Giới tính: Nữ - Tuổi: 18

Em vừa tham gia kì thi đại học 2014 và được 20 điểm. Em muốnȠbiết thêm thông tin về kì thi 10/8/2014. Em chưa thi tháng 4 có được thi tháng 8 để vào trường không?

Bà Lê Minh Đức - GĐ Tuyển sinh Trường Đại học FPT:
 
Chào em, như ɶậy em đã đạt điểm thi khá tốt trong kỳ thi 3 chung của Bộ, để vào học tại trường Đại học FPT, em cần tham gia vào kỳ thi sơ tuyển của trường, kỳ thi sắp tới được tổ chức vào ngày 10/8 em nhé! 

Hoàng Xuân Đức - Giới tính: Nam - Tuổɩ: 42

98% sinh viên ra trường có việc làm là gần như tuyệt đối. Nhưng không rõ các sinh viên đó chủ yếu làm việc cho các đơn vị trong tập đoàn FPT hay các đơn vị khác ở bên ngoài?

Bà Lê Minh ĐứcȠ- GĐ Tuyển sinh Trường Đại học FPT:

Chào anh Đức. Thống kê 98% sinh viên ra trường có việc làm là con số thống kê dựa trên survey khảo sát thực tế cho các cựu sinh viên của Trường ĐH FPT. Các bạn ra trường làm việc cho cả công ty thànhȠviên của Tập đoàn FPT và các doanh nghiệp khác. Trong đó số sinh viên làm việc tại các công ty thành viên của Tập đoàn FPT chiếm khoảng 50%. Số sinh viên còn lại làm việc chủ yếu trong các công ty như: Viettel; Bộ Công an; Make it in Germany; Rikkeisoft; ɓam Sung Việt Nam; Vietsoftware, Smart OSC, 3SI, Gameloft…

Nguyễn Thị Vân - Giới tính: Nữ - Tuổi: 42 - Email: thanhvan8289@...

Con tôi muốn tham gia kỳ thi tuyển sinh ngày 10/8 bây giờ cần phải làm nhung thủ tục gì?

Bà Lê Minh Đức:
 
Chị nộp hồ sơ dự thi cho cháu với các giấy tờ như sau nhé: Phiếu đănɧ ký dự thi, giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thòi bản photo hoặc giấy chứng nhận đang là sinh viên nếu cháu đang học đại học, 2 ảnh 3x4, bản photo giấy khai sinh. Để biết thêm thông tin về trường và kỳ thi tuyển sinh, chi và cháu có thể tìm hiểu thêm trên tɲang web: http://tuyensinh.fpt.edu.vn

Nguyễn Minh Vũ - Giới tính: Nam - Tuổi: 30

Chú ơi tại sao nhiều cử nhân tốt nghiệp đại học chính quy mà vẫn thất nghiệp trong khi rất nhiều người chỉ học tại chức lại được tuyển vào các cơ quan, ban ngành của nhà nước ạ?

TS. Nguyễn Lê Minh: 

Đúng là hiện nay có nhiều cử nhân tốt nghiệp ĐH những vẫn that nghiệp. Theo kết quả điều tra của 3 cơ quan BLĐ TBXH, Tổng cục thống kê và TCLĐQT (ILO) thì hiện có trên 16 vạn cử nhân thất nghiệp. Theo tôi có 3 lí do chủ yếu sau đây:

1.ĠCác trường ĐH, CĐ mở ra quá nhiều trong 1 thời gian ngắn, 1 số trường còn thương mại hóa quá trình đào tạo cho nên chat lượng đào tạo chưa tốt, chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội.

2. Thông tin về thị trường lao động chưa được cập nhật, còn phân Ŵán nên thanh niên bối rối khi chon ngành nghề đào tạo.

3. Bản thân các bạn thanh niên trong quá trình học tập còn thiếu đam mê, chưa có nỗ lực cần thiết để trang bị cho mình kiến thức hành nghề sau này.

Vấn đề nói trên xảy ra không chỉ vớiĠviệc đào tạo chính quy, chuyên tu, từ xa, tại chức,...

Việc tuyển dung vào các cơ quan doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay bao giờ cũng dành ưu tiên cho những người giỏi, có tác phong công nghiệp tốt, có văn hóa nghề nghiệp cao. Phảũ thừa nhận rằng trong quá trình tuyển dung hiện nay vẫn còn có hiện tượng tiêu cực (hối lộ, dựa vào sự thân quen,...).

Tôi tin rằng, trong tương lai gần các hiện tượng nói trên sẽ được khắc phục. Những người thực sự giỏi sẽ luôn luôn có chỗ làm Ŷiệc và nhiều cơ hội thăng tiến.
 
 
TS. Nguyễn Lê Minh.
TS. Nguyễn Lê Minh.

Minh Anh, Hà Nội

Chào anh Phúc, anh đánh giá thế nào về cơ hội Ŷiệc làm của sinh viên FPT sau khi ra trường, con số 98% sinh viên ra trường có việc làm sau 6 tháng có đáng tin không ạ? Nghe nói SV FPT rất dễ đi nước ngoài. Trong lúc học ở trường anh đã được đi nước ngoài chưa? Cần làm gì để được đi nước ngoài ạ. ļ/EM>

Bùi Hữu Phúc:
 
Chào bạn, rất cảm ơn câu hỏi của bạn. Mình nghĩ đây là một con số hoàn toàn đáng tin. Sinh viên FPT có rất nhiều cơ hội việc làm ngay từ khi ngồi trên ŧhế Nhà trường, bởi vì Đại học FPT có chương trình thực tập tại doanh nghiệp (OJT) dành cho các sinh viên năm thứ ba đại học và hầu hết, sau khi kết thúc giai đoạn này, các sinh viên đều được doanh nghiệp giữ lại để tiếp tục làm việc. Ngoài ra, Trường Đại Ũọc FPT có bộ phận hỗ trợ tìm kiếm việc làm Alumni & Placement, trực thuộc phòng Công tác sinh viên. Theo mình được biết, tính đến nay có gần 100 chương trình do bộ phận này phối hợp với doanh nghiệp tổ chức. Rất nhiều sinh viên FPT đã tìm được việc làŭ hấp dẫn thông qua các sự kiện này.

Về cơ hội đi nước ngoài học tập và giao lưu văn hóa, phải nói, Đại học FPT tổ chức rất nhiều chương trình trao đổi sinh viên với các Trường Đại học uy tín trên thế giới thuộc Nhật Bản, Đức, Hà Lan, Pháp, Ấn ĐộĬ Philippines... Và nhà trường luôn khuyến khích, tạo điều kiện để sinh viên thử thách và trải nghiệm cuộc sống ở môi trường quốc tế.

Về phần mình,vào mùa hè năm 2013, mình đã được tham gia kỳ trao đổi sinh viên với Trường Đại học NPRU của Thái Lšn trong thời gian 4 tháng. Để được tham gia, chương trình học tập, giao lưu văn hóa ở nước ngoài, bạn nên rèn luyện kiến thức chuyên môn cũng như ngoại ngữ. Đây là hai điều kiện rất quan trọng, bên cạnh đó là các kỹ năng mềm của bản thân- một yếu tố Ųất cần thiết để hòa nhập cuộc sống tại nước ngoài dễ hơn.
 
Sinh viên Bùi Hữu Phúc (
Sinh viên Bùi Hữu Phúc (bên phải) đang trả lời các câu hỏi của bạn đọc báo Dân trí.

Trần Long Hải - Giới tính: Nam - Tuổi: 18

Em kính chào các thầy cô. Em đang lưỡng lự chọn một trong 2 chuyên ngành, 1 là Quản trị kinhȠdoanh, 2 là tài chính ngân hàng. Xin các thầy cô khuyên em nên học chuyên ngành nào ạ?

Ông Lê Hà Đức:

Chào bạn, về câu hỏi của bạn, các ngành học này phụ thuộc nhiều vào tố chất của bản thˢn bạn có gì. Hai ngành này đòi hỏi những phẩm chất rất khác nhau để có thể thành công trong nghề, ví dụ ngành Quản trị kinh doanh cần tính tỉ mỉ, chi tiết nhưng còn phải có kỹ năng mềm tốt. Trong khi đó ngành Tài chính ngân hàng, đặc biệt trong ngành tài ɣhính cần những người sẵn sàng chịu rủi ro và dám đón nhận thách thức. Về mặt thống kê, hiện nay trong xã hội số người lựa chọn học Tài chính ngân hàng nhiều hơn ngành Quản trị kinh doanh, do đầu ra được tin rằng sẽ có thu nhập tốt hơn nhưng mặt trái của vɩệc này chính là sự cạnh tranh lớn hơn.
 
Ông Lê Hà Đức đang trả lời câu hỏi của bạn đọc báo
Ông Lê Hà Đức đang trả lời câu hỏi của bạn đọc báo Dân trí.

<ɂ>Nguyễn Văn Minh - Giới tính: Nam - Tuổi: 18

Có phải học CNTT thì sau này chỉ làm thợ không ạ?

Ông Lê Hà Đức:

Câu trả lời của anh rằng chắc chắn là không phải. CNTT ɣũng giống như bất kỳ những ngành nào khác, có đầy đủ các vị trí trong công việc như là Giám đốc dự án, Quản trị dự án, Kiến trúc sư trưởng, chuyên gia…Những vị trí công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn cũng như quản lý cao, chứ không chỉ là những lập trìnɨ viên theo khái niệm “thợ” mà bạn đang nghĩ.

Nguyễn Huy Du - Giới tính: Nam - Tuổi: 25 -

Chào Anh Chị!. Em là sinh viên kỳ cuối khoa CNTT - DHGTVT. EM muốn xin vào làm thực tập sinh tại Fsoft để củng cố thêm kiến thức chuyên ngàɮh. Anh Chị sẵn sàng tạo điều kiện giúp đỡ em chứ ạ. Em xin chân thành cảm ơn!

Ông Lê Hà Đức:

Theo như thông tin anh được biết, FPT Software hiện đang có hơn 5000 nhân viên, và mong muốn tăng ɴrưởng thành 10,000 nhân viên vào cuối năm 2016, nên họ rất mong muốn đón nhận những thực tập sinh có năng lực vào làm việc tại các dự án trong công ty, với hy vọng sẽ có những nhân viên xuất sắc trong thời gian tới. Em có thể liên hệ trực tiếp tới bộ phậnȠnhân sự của FPT Software theo địa chỉ website http://career.fpt-software.com. Chúc bạn sẽ đạt được mong muốn và sớm trở thành một chuyên gia trong ngành CNTT.

Đạt - Giới tính: Naɭ - Tuổi: 18

Em vừa đỗ trường đại học FPT đợt tháng 4 vừa rồi nhưng bố mẹ lại không muốn cho em theo học vì lí do làm việc nhiều mà lương không cao; sau này khi có tuổi sẽ khó nắm bắt công nghệ mới dẫn đến mâȁt việc làm. Vậy cho em hỏi quan điểm trên đúng sai ở điểm nào? Học CNTT (cụ thể là khoa học máy tính và kĩ thuật phần mềm) có thể làm những gì? Lập trình viên khi có tuổi có thể làm những gì? Em xin cảm ơn.

Ông Lê Hà Đức:

Về câu hỏi của em, anh xin trả lời như sau:

Thứ nhất về thu nhập, anh xin đảm bảo ở Việt Nam hiện tại thì Kỹ sư CNTT là ngành dễ xin việc và có thu nhập khá cao trên mặt bằng chung các ngành nghề hiện nay. Ví dụ rất nhiều Kỹ sư CNTT sau 2-3 năm ra trường có mức lương nghìn đô một tháng.

Thứ hai, CNTT hiện nay đang là động lực phát triển của mọi ngành nghề khác trong xã hội (cũng như đang diễn ra ở các nước phát triển), nên nghề CNTT có tuổi nghề rất dài. Khi còn trẻ em có thể là một lập trình viên hoặc kiểm thử viên phần mềm, thời gian sau đó em có thể phát triển sự nghiệp theo hướng chuyên gia kỹ thuật, quản trị dự án, hoặc là tư vấn viên cao cấp cho các dự án CNTT, và đều có thu nhập rất cao. 

Hải - Giới tính: Nam - Tuổi: 24 - Email: fabulous...@gmail.com - Mobile: 0ȱ653382XXX

Xin được phép hỏi bác Nguyễn Lê Minh như thế nào là Lao động có trình độ cao?

TS. Nguyễn Lê Minh:

Lao động có trình độ cao là người ở bất cứ cấp ȑộ đào tạo nào, công nhân kỹ thuật, trung cấp, cao đẳng, cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ,...của bất kỳ ngành nghề nào cũng đều nắm vững kỹ năng tay nghề (thực hành), hiểu biết sâu sắc về lý thuyết, có tác phong làm việc công nghiệp, có kỷ luậɴ lao động, có văn hóa nghề. Không nên nghĩ một cách sai lầm, lao động có trình độ cao chỉ hạn chế ở những người có bang cấp cao. Một y tá giỏi, một công nhân kỹ thuật giỏi cũng đều được coi là lao động có trình độ cɡo. 

Bùi Trọng Vũ - Giới tính: Nam - Tuổi: 21

Chương trình cho em hỏi, nguồn nhân lực đất nước đang dư thừa như vậy, hơn 160 ngàn sinh viên thất nghiệp. Vậy cách giải quyết với những sinh viên này? Sinh vɩên và doanh nghiệp cần làm gì để khoảng cách giữa nhà tuyển dụng và sinh viên đi xin việc được khít chặt lại không? Hiện tại người giỏi rất nhiều nhưng lại thất nghiệp.

TS. Nguyễn Lê Minh:ȼ/SPAN>

Đây là một câu hỏi đang được một số cơ quan đặt vấn đề nghiên cứu giải quyết một cách cấp bách (ví dụ: BGD ĐT có đề tài nghiên cứu Khoa học liên quan đến vấn đề này). Đứng về mặt nhà nướɣ, cần rà soát lại hệ thống các trường ĐH CĐ, trường nào không đảm bảo tiêu chí cần thiết (cơ sở hạ tang, đội ngũ giảng viên,...) cần có sự tổ chức lại thậm chí đóng cửa. Cần kiên quyết ngăn chặn hiện tượng thương mại hóa không dựa vào nhu cầu của xã hội. ɒiêng đối với các bạn thanh niên, lưu ý rang ngay từ năm cuối của cấp 3 nếu không nói là ngay từ năm đầu cấp 3, đã cần xác định cho mình nghề nghiệp tương lai, thực hiện đam mê của mình. Điều đó sẽ giúp cho các bạn sau khi bước vào các trường đào tạo sẽ cóȠhứng thú học tập, từ đó tạo cơ sở vững chắc cho việc bước vào thị trường lao động sau này.

Còn vấn đề rút ngắn khoảng cách giữa sinh viên với doanh nghiệp, thì thật ra phải nói là: Rút ngắn khoảng cách giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp. Nghȩa là, nhà trường phải nắm vững những yêu cầu của doanh nghiệp đối với những sản phẩm (sinh viên tốt nghiệp mà mình cung cấp). 

Nguyễn Thị Minh Ánh - Giới tính: Nữ - Tuổi: 50

Chào cháu Phúc, bác đang định cho con vào học tạiȠĐH FPT, là một sinh viên hiên đang học tại trường, cháu đánh giá thế nào về cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên của ĐH FPT hiện nay? Điều cháu thích nhất và ít thích nhất ở trường FPT là gì?

Sinh viên BùiȠHữu Phúc:

Cháu chào bác. Là một sinh viên đang học tại Đại học FPT, theo cháu, Đại học FPT có đầy đủ các điều kiện vật chất tốt để có thể đảm bảo cho việc học tập và rèn luyện của sinh viên. Trụ sở chính của Trường hiện tại ở Khu ɃNC Hòa Lạc đang được xây dựng ngày càng hiện đại đang được xây dựng ngày một hiện đại, đáp ứng mọi nhu cầu của sinh viên. Bên cạnh các phòng học và Thư viện được trang bị hiện đại, điều cháu thích nhất là khu luyện tập thể thao của sinh viên như sân bóng, sân băng, nhà tập Vovinam và khu tập gym...

Tại Đại học FPT, cháu theo học chuyên ngành Kỹ nghệ phần mềm. Giảng viên đều là những người có nhiều kinh nghiệm làm việc tại các doanh nghiệp lớn về CNTT. Trong đó, nhiều thầy giáo đã có thời gian dài tu nghiệp tại nước ngoài. Vì vậy, bên cạnh các kiến thức theo giáo trình, sinh viên còn được trò chuyện và lắng nghe rất nhiều kinh nghiệm từ các giảng viên của mình.

Điều cɨáu thích nhất ở Đại học FPT đó là bên cạnh việc học, sinh viên có thể tham gia vào rất nhiều sự kiện, hoạt động đào tạo về kỹ năng mềm do Phòng Phát triển cá nhân (PDP) tổ chức. Điều này giúp cho sinh viên có thể phát triển một cách toàn diện.

Đɩều ít thích nhất của cháu có lẽ là đôi khi chương trình học ở trường đòi hỏi sinh viên phải đầu tư nhiều thời gian để vượt qua được những áp lực bài vở. Nhưng cháu nghĩ, chính điều này cũng giúp cho sinh viên trưởng thành hơn nhiều.
 
Tư vấn “Vào đại học, rồi sao nữa?”
Bạn Bùi Hữu Phúc - sinh viên năm cuối Trường Đại học FPT đang trả lời câu hỏi của bạn đọc báo Dân trí.

Ngân Anh - Tuổi: 18

AnhȠPhúc ơi, cho em hỏi, vừa đi học vừa đi làm như anh có những khó khăn gì? Khi vào ĐH, anh phải chuẩn bị những gì để sớm có việc làm như vậy?

Sinh viên Bùi Hữu Phúc:
 
Việc vừa đi học vừa đi làm cũng có những khó khăn nhất định. Khó khăn lớn nhất với mình chính là việc cân bằng khối lượng công việc ở công ty và khối lượng kiến thức trên lớp. Đặc biệt, giai đoạn này mình đang trong quá trình làm đồ án, vì vậy, phải quản lý quỹ thời gian của bản thân rất chặt chẽ. Điều này khiến đôi khi bản thân mình khá căng thẳng.

Mình nghĩ để có những cơ hội việc làm tốt nhất, bạn cần rèn luyện chuyên môn của ngành mình đang học và chịu khó tìm kiếm cơ hội từ các doanhȠnghiệp thông qua các kênh hỗ trợ việc làm của Nhà trường hoặc internet.

Darch - Giới tính: Nữ - Tuổi: 18 - Email: darch...@yahoo.com.vn

Ông Lê Hà Đức:
&nbsɰ;
Ngành An ninh mạng và An toàn thông tin hiện nay ở Việt Nam đang ở giai đoạn sơ khai, với một số ít chuyên gia mà thôi. Tuy nhiên anh nghĩ đây chính là cơ hội cho em trong tương lai rất gần. Bởi vì với sự phát triển kinh tế của đất nước tronɧ bối cảnh hội nhập ngày nay, thì vấn đề an toàn không gian số chắc chắn sẽ trở thành một trong những ưu tiên lớn của toàn xã hội. Và anh nghĩ rằng đây cũng là một định hướng quan trọng của trường Đại học FPT. Anh chúc em sẽ có lựa chọn đúng đắn nhất và ki˪n định với giấc mơ của mình, chắc chắn em sẽ thành công.

Phan Trà My - Tuổi: 24

Xin hỏi anh Đức, là một CEO trẻ, anh có thể chia sẻ kinh nghiệm của mình cho những sinh viên ngành công nghệ có nguyện vọng làm những dự án start ɵp?

Ông Lê Hà Đức:
 
Khi bắt đầu khởi nghiệp, khó khăn chắc chắn sẽ rất nhiều nên lời khuyên đầu tiên của anh dành cho em là lường trước được các rủi ro mà em phải trải qua. Ví dụ như vấn đề về tài chính, kinh nghiệm quản lý, đầu ra của sản phẩm, đội ngũ nhân sự….Do đó trước khi bắt đầu tham gia vào một dự án start-up em cần chuẩn bị đầy đủ tất cả những thông tin cần thiết, hỏi tư vấn những người đi trước với một kế hoạch chi tiết và cụ thể để có thể nhìn thấy những khó khăn sẽ gặp phải mà có các phương án phù hợp. Nếu có thất bại thì em cũng đừng nản chí, bởi khi bắt đầu khởi nghiệp, những thất bại này sẽ chính là kinh nghiệm quý báu để em tiến gần hơn đến thành công.
 
Ông Lê Hà Đức - CEO Công ty Sáng tạo công nghệ FPT toàn cầu
Ông Lê Hà Đức - CEO Công ty Sáng tạo công nghệ FPT toàn cầu.
 
Lê Văn Lượng - Tuổi: 25
 
Xin phép hỏi anh Đức với vai trò là nhà tuyểɮ dụng và đã làm việc tại Châu Âu nhiều năm, anh có thể cho biết nhận định của anh về cơ hội cho sinh viên Việt Nam mong muốn làm việc ở nước ngoài? Sinh viên cần phải chuẩn bị những gì để phù hợp với môi trường quốc tế?
 
Ông Lê Hà Đức:
 
Chào em, anh rất mừng vì em có ý nghĩ sẽ mong muốn làm việc ở nước ngoài. Theo như những gì anh thấy, người Việt Nam thường rất ngại phải đi xa hoặc tiếp xúc với những nền văn hoá và ngôn ngữ xa lạ với mình. Để có thể đi ra nước ngoài làm việc, ngoài trình độ chuyên môn, thái độ làm việc chuyên nghiệp thì ngoại ngữ là yếu tố vô cùng quan trọng để giúp em nhanh chóng hoà nhập vào môi trường làm việc ȑầy thách thức và cực kỳ áp lực.

Hồ Anh Dũng 

Chào anh Đức, Anh ơi anh có thể cho em hỏi, với thực tế công việc chịu áp lực cao của ngành CNTT, sinh viên trường ĐH FPT có đáp ứng được các yêu cầu cao của công việc, đặc biệɴ là làm việc trong môi trường nước ngoài ạ?

Ông Lê Hà Đức:
 
Hiện nay, sinh viên trườɮg ĐH FPT khi tham gia vào các dự án thực tế với các khách hàng nước ngoài ở các công ty khác nhau như FPT Software, Viet Software International…đều được đánh giá là theo kịp tiến độ dự án, đáp ứng được các nhu cầu cả về trình độ và sức ép trong công việc.ȠĐây cũng là kết quả của quá trình học và thực tập tại các môi trường thực tế trong khi các em vẫn còn ngồi trên ghế nhà trường.

Nguyễn Văn Đạo, Hà Nội, 17 tuổi

Hi anh Phúc, anh cho em hỏi các hoạt động thể thao ở trường có nhữɮg môn thể thao gì ạ? Khi học anh có tham gia vào Câu lạc bộ nào không? Hình như sinh viên FPT đều phải học võ Vovinam, mình có thể chọn một môn thể thao khác để thay thế không ạ?

SV Bùi Hữu Phúc: ȼ/STRONG>
 
Tại Đại học FPT, có rất nhiều CLB về thể thao, bao gồm các môn như: bóng đá, bóng rổ, bóng bàn, cầu lông, Vovinam... Trước đây, mình từng tham gia và là Chủ nhiệm CLB Vovinam.

Tất cả sinh viên FPT đều phảiȠhọc một năm môn võ Vovinam. Thông qua bộ môn này, Trường Đại học FPT muốn truyền đến sinh viên tinh thần yêu nước, vượt qua khó khăn. Nếu bạn yêu thích môn thể thao khác, bạn có thể tham gia các CLB mà mình đã nêu ở trên.

Nguyễn Quang Đức - Emaɩl: Nguyenduc96...@gmail.com

Em nghe nói là chương trình đào tạo của trường là 100% bằng tiếng Anh. Điều đó đúng không ạ? Và nếu học 100% tiếng anh như vậy thì các bài kiểm tra, thi trong quá trình học tại trường sẽ ra dưới dạng như thế nào ạ? 

Bà Lê Minh Đức:  
 
Đúng vậy, chương trình đào tạo của trường 100% bằng tiếng Anh. Mọi sinh viên vào trường sau lễ khai giảng đều trải qua bài kiểm tra trình độ tiếng Anh để phân lớp, tuỳ vào kết quả kiểm tra đầu vào, các bạn sẽ cần học từ 1 đến 5 kỳ tiếng Anh. Đối với nhᷯng bạn đã có điểm IELTS 6.0 thì được miễn và vào học thẳng chuyên ngành

Tài liệu học tập (giáo trình), bài giảng, kiểm tra, thi... Đồ án (luận văn tốt nghiệp) đều bằng tiếng Anh, ngoại trừ một số môn học bằng tiếng Việt như: 3 môŮ về lý luận chính trị (bắt buộc phải theo tài liệu quy định của Bộ Giáo và Đào tạo ); giáo dục thể chất (Võ Việt Nam), Giáo dục quốc phòng; và ngoại ngữ khác như tiếng Nhật, tiếng Trung.

Trần Ngọc Luân - Tuổi 2Ĵ

Chào anh Lê Minh, anh có thể cho biết ngoài Đại học, thanh niên còn con đường nào khác để lập nghiệp?

TS. Nguyễn Lê Minh:  
 
Đã có rất nhiềuĠngười lên án tư tưởng sính bằng cấp đang tồn tại ở xã hội ta. Thật ra, cách suy nghĩ này đã tồn tại ở Việt Nam từ hàng trăm năm trước. Người ta nói: "phi cao đăng bất thành phu phụ"! (nghĩa là: không có văn bằng cao đẳng, bây giờ là Đại học thì không thànŨ vợ thành chồng được). Điều này rất xa lạ ở các nước công nghiệp phát triển. Ở một số nước tôi đã từng làm việc, chỉ khoảng 50-60% học sinh cấp 2 học tiếp lên cấp 3, còn lại rẽ sang học nghề. Tiếp đó, đến cuối cấp 3, cũng chỉ có khoảng 50% thi vào Đại họcĬ số còn lại, tiếp tục đi học nghề. Và những người học nghề đó, sau một thời gian đào tạo, 2,3, hoặc 4 năm đã trở thành những người công nhân kĩ thuật giỏi, được các doanh nghiệp chào đón. Tiền lương và thu nhập của họ, không thua kém các bạn bè tốt nghiệpĠđại học. Còn về tay nghề, được thực hành nhiều, họ có nhiều mặt vượt trội hẳn so với những người còn đang tiếp tục học lên. Điều đáng mừng là hiện nay ở nước ta, hiện tượng này đang có xu hướng giảm thấp (số lượng thí sinh đăng ký thi đại học it dần,Ġđăng ký vào các trường nghề tăng lên). Hiện nay rất nhiều doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang thiếu công nhân kĩ thuật (đặc biệt bậc cao) một cách nghiêm trọng. Không hiếm các cử nhân đã cất bằng tốt nghiệp vào tủ, đi học ngŨề và tiếp sau đó đã có việc làm với thu nhập khả quan.

Kết luận: vấn đề không phải là đại học hay không đại học, mà bạn nên chon ngành nghề nào mà bạn đam mê, bạn đam mê và có thể thực hiện được nó. Và cuối cùng, cái ngành nghề đam mê ấy đang làĠnhu cầu của xã hội.

Việt Hoa, Vĩnh Phúc, 18 tuổi

Anh đã đi làm dù chưa tốt nghiệp đại học khiến em rất ngưỡng mộ. Anh Phúc ơi, học ở ĐH FPT đã mang lại cho anh những lợi thế gì thế ạ?

SV Bùi Hữu Phúc:

Cảm ơn bạn đã dành lời khen cho mình. Không chỉ riêng mình, đối với sinh viên Đại học FPT, có việc làm khi còn chưa tốt nghiệp là điều rất phổ biến.

Mình nghĩ rằng, học ở Đại học FPT đã mang lại cho mình những lợi thế về ngoại ngữ, vì toǠn bộ giáo trình học đều bằng tiếng Anh, sự tự tin, sẵn sàng đối diện với áp lực. Bên cạnh đó là các kỹ năng mềm để có thể dễ dàng thích ứng với môi trường làm việc sau này. 

Nguyễn Ngọc Dũng, tuổi 47

Anh Hà Đức cho gia đìnhĠchúng tôi xin hỏi, cơ hội làm việc tại nước ngoài của sinh viên ĐH FPT khi ra trường thế nào? có những con đường nào để sinh viên có thể phát triển ngoài phạm vi Việt Nam?

Ông Lê Hà Đức:

Chào bác, hiện nay đã có rất nhiều sinh Ŷiên của ĐH FPT sau khi ra trường đã tham gia vào các dự án lớn với các khách hàng ở nước ngoài (như Nhật, Mỹ, Châu Âu, Singapore…). Phần lớn những sinh viên này đều thông qua việc làm những dự án tại Việt Nam để học hỏi kinh nghiệm và qua việc đánh giá trình độ trong quá trình làm việc, khách hàng sẽ lựa chọn những bạn có trình độ kỹ thuật và khả năng ngoại ngữ đáp ứng được yêu cầu của họ để đưa sang làm việc với các chuyên gia nước họ. Đây là quá trình chuyển giao công nghệ từ những nước có nền CNTT tiên tiến về Việt Nam.

Trần Huy Hoàng, tuổi 46

Chào anh Lê Minh, theo quan điểm của anh, để tránh tình trạng thất nghiệp cho sinh viên hiện nay, sinh viên cầnĠđáp ứng những yêu cầu gì trước khi ra trường? Cháu tôi năm nay vào ĐH thì nên chọn trường nào hay trường như thế nào để không bị thất nghiệp? 

TS. Nguyễn Lê Minh:
 
Để sinh viên tốt nghiệpĠcó cơ hội cao về việc làm sau tốt nghiệp thì ngay từ lúc chọn nghề, phải biết dựa vào 5 tiêu chí sau đây:

1. Vừa với trình độ của mình

2. Vừa với khả năng của mình.

3. Vừa với tính cách của mình.

4. Vừa với sức khỏe của mǬnh.

5. Vừa với hoàn cảnh kinh tế của gia đình mình.

Và bao trùm trên hết là phải đi theo sự đam mê của mình thì mới "có lửa" trong học tập.

Mặt khác, một điểm rất yếu của thanh niên sau khi tốt nghiệp các trường ĐH CĐ cũng như các ţơ sở đào tạo khác là không nắm được một số kỹ năng mềm cơ bản (thuyết trình, làm việc nhóm, giao tiếp ứng xử,...). Điều này khiến các bạn dễ thất bại trong các cuộc phỏng vấn tuyển dụng xin việc.

Trường hợp của cháu, chuẩn bị thi đại học thì cần lưu ý rằng: Chọn ngành nghề trước, chọn trường sau. Bởi vì, tôi đưa một ví dụ: muốn thi vào ngành CNTT thì hiện nay rất nhiều trường ĐH đều tổ chức thi tuyển và dạy ngành này, những điểm xét tuyển nhiều khi khá khác nhau. Vì vậy có thể dựa Ŷào thông tin một số năm gần đây để tham khảo điểm xét tuyển của các trường đào tạo CNTT, từ đó ướm vào khả năng đạt điểm thi của bản thân mình mà đăng ký vào trường phù hợp. Ví dụ: theo tính toán cá nhân có thể đạt 17 điểm, nhưng ĐH Bách Khoa có điểm tuyểŮ là 19 hoặc 20, ĐH GTVT chỉ lấy 17 điểm thì rõ rang khả năng thi đậu vào ngành CNTT của trường GTVT là cao hơn.

Đào Minh Ngọc, tuổi 18

Chào anh Lê Hà Đức, anh cho hỏi những yêu cầu tối thiểu mà các nhà tuyển dụng hiên Ůay chú ý đến khi tuyển dụng nhân viên là sinh viên mới tốt nghiệp? sinh viên ĐH FPT đáp ứng được khoảng bao nhiêu %?

Ông Lê Hà Đức: 
 
Theo thống kê mới nhất, 98% sinh viên trường Đại học FŐT ra trường có việc làm ngay sau 6 tháng tốt nghiệp. Việc này chứng minh rằng phần lớn sinh viên CNTT sau khi ra trường đều có khả năng đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng. Từ kinh nghiệm bản thân anh, phần lớn các nhà tuyển dụng đều rất quan tâm đến Ŵhái độ và kỹ năng mềm của ứng viên trước khi quan tâm đến trình độ và kinh nghiệm cho vị trí công việc dành cho các sinh viên mới ra trường. 

Nguyễn Văn Tiến - Tuổi 48

Chào chị Đức, tôi rất ấn tượng với con số v᷁ tỉ lệ tốt nghiệp đại học có việc làm ngay của ĐH FPT. Qua tìm hiểu, tôi được biết, cách làm của trường ĐH FPT là tạo điều kiện cho sinh viên chưa tốt nghiệp đi thực tập ở doanh nghiệp. Xin chị chia sẻ nhiều hơn về chương trình thực tập này của trường? CóĠnhững tiêu chí nào để đánh giá kết quả thực tập của sinh viên? Sinh viên có phải đóng thêm khoản phí nào trong kì thực tập này hay không? 

Bà Nguyễn Minh Đức:
 
Chào anh, thực tập giữa kỳ h᷍c tại môi trường làm việc thực tế (on the job training- OJT) là một trong các điểm khác biệt của chương trình đào tạo tại trường đại học FPT. Kỳ học này giúp cho các em được nhúng vào môi trường làm việc thực tế, có kinh nghiệm làm việc và thâm chí còn tìŭ ra được điểm mạnh của mình để chọn vị trí làm việc trong tương lai. Chương trình này được xếp vào năm học thứ 3, như vậy, sau kỳ thực tập, các em còn 1 năm học ở trường để hoàn thiện các kiến thức, kỹ năng chuyên ngành hẹp của mình.

Trong 4 năm học: Ngoài học phí 9,549 triệu cho một mức học tiếng Anh ( từ 1 đến 5 kỳ tuỳ trình độ đầu vào) và 9 kỳ học chuyên ngành, mỗi kỳ khoảng 23 triệu, sinh viên không phải trả thêm bất kì khoản phí nào khác (Giáo trình, tài liệu học, kỹ năng mềm...)

Về tiêu chí đánh giá thực tập, kết quả sẽ do doanh nghiệp và nhà trường cùng phối hợp, các tiêu chi tối thiểu là: tính kỷ luật, mức độ hoàn thành dự án, khả năng làm việc nhóm...

Ȋ

Nguyễn Việt Hà, Nữ, Tuổi 15

Em năm nay mới bắt đầu vào lớp 10, vậy em có nên xác định nghề nghiệp và trường đại học ngay từ bây giờ không ạ?

Ông Lê Hà Đức: 
 
Theo anh em rất nên có định hướng rõ ràng về ngành nghề trong tương lai của em ngay từ bây giờ. Theo như anh biết, có những bạn chỉ vì lựa chọn và định hướng sai ngành nghề cho bản thân mà phải trả giá bằng thời gian, tiền bạc và cả niềm nhiệt huyết của ɴuổi trẻ để sửa chữa sai lầm này. Dựa trên năng lực, sở thích và đam mê của cá nhân em, anh nghĩ em nên hỏi xin tư vấn từ bố mẹ, thầy cô hay những người đã thành công trong lĩnh vực mà em đang hướng đến. Họ sẽ cho em những lời khuyên tốt nhất nhằm giúp em ȑịnh hướng được tương lai của mình. Chúc em có lựa chọn sáng suốt.  

Trịnh Ngọc Mai - Tuổi 37

Thưa bà Lê Minh Đức, con tôi đã tham gia đợt thi sơ tuyển của trường hồi tháng 4/2014, tuy đã đạt mức xét cấp tín dụng nhưng chưa đạt mức xét cấp học bổng. Ngày 10/8 tới đây, cháu dự định sẽ tiếp tục tham gia kỳ thi tuyển sinh của Trường. Tôi muốn hỏi, cháu có được lựa chọn kết quả là điểm cao nhất của một trong hai kỳ thi này không?

Bà Lê Minh Ȑức:

Hoàn toàn được chị ạ. Chúc cháu thi thật tốt kỳ thi ngày 10/8 tới!

Nguyễn Duy Nghĩa, tuổi 18:

Anh Phúc thân mến! Em đang băn khoăn vào học tại FPT và một trường Kinh tế vì em đã biết điểm thi và chắc đỗ cả hai trʰờng. Thực sự em thích IT nhưng sợ tiếng Anh kém, mà em lại là người nhút nhát, có vẻ không hợp với môi trường năng động như ở FPT. Anh cho em lời khuyên được không ạ?

SV Bùi Hữu Phúc:

Trước tiên xin chúc mừng bạn đã vượtȠqua kỳ thi đại học vừa qua. Về câu hỏi của bạn, mình chỉ có một lời khuyên đó là bạn hãy theo đuổi những điều gì mà bạn thực sự yêu thích và đam mê. Vì như vậy, bạn có thể làm được một cách tốt nhất.

Tiếng Anh của mình trước khi vào Đại học FPT cũɮg không được tốt lắm. Nhưng theo thời gian tích lũy tại ĐH FPT, hiện giờ tiếng Anh của mình cũng đã được cải thiện rất nhiều. Vì vậy, mình nghĩ không nên quá lo lắng về khả năng tiếng Anh của bản thân.

Nếu bạn là người nhút nhát, mình tin môi trườɮg năng động ở Đại học FPT và các chương trình phát triển cá nhân sẽ giúp bạn hòa đồng, năng động hơn rất nhiều.

Chúc bạn sớm có quyết định cho chính bản thân mình.

Lưu Thị Minh Khánh - Giới tính: Nữ - Tuổi: 55

Chào Phúc,Ƞcháu có thể cho cô biết cụ thể về công việc hiện nay của cháu không? Công việc hiện nay là do trường giới thiệu hay cháu tự xin việc? Cháu có dự định sẽ tiếp tục học lên cao không hay sẽ gắn bó với công việc hiện tại? Trong quá trình học, nhà trường có hỗȠtrợ cháu trong việc định hướng đầu ra khi tốt nghiệp không?

SV Bùi Hữu Phúc:
 
Cháu chào bác. Hiện nay cháu đang làm tại Công ty Hệ thống thông tin FPT (FIS). Công việc cụ thể của cháu là phát ɴriển hệ thống cho các giải pháp tài chính công, cụ thể hơn hiện nay cháu đang tham gia dự án làm cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Công việc này là do kênh giới thiệu của Nhà trường tới các sinh viên.

Về dự định tương lai, cháu cũng mong muốn mình tɩếp tục học lên bậc Thạc sỹ để có kiến thức chuyên sâu hơn nữa, nhằm phục vụ tốt cho các công việc tương lai của bản thân.

Đại học FPT có rất nhiều kênh giới thiệu việc làm cho sinh viên với doanh nghiệp, nhằm mục đích giúp sinh viên có cơ hội lựa chọn nhiều công việc phù hợp với chuyên môn và trình độ của bản thân.

Hoàng Như Mai, tuổi 21

Chào chú Lê Minh, là một chuyên gia về việc làm, anh đánh giá thế nào về tình trạng sinh viên ra trường thất nghiệp hiện nay? Liệu có phải chất lượng giáo dục xuống thấp hay là nguyên do nào khác?

TS. Nguyễn Lê Minh: 
 
Chào cháu! Đứng về mᶷt phát triển nguồn nhân lực, tỷ lệ thất nghiệp cao là một tín hiệu rất xấu của quá trình phát triển kinh tế xã hội. Nếu hiện tượn này lại rơi vào những người trẻ tuổi đã được đào tạo trong các trường ĐHCĐ thì thật đáng lo lắng.

Không chỉ là một ųự lãng phí nghiêm trọng về nguồn nhân lực mà còn ảnh hưởng đến niềm tin của thế hệ trẻ. Như trên tôi đã có 1 câu trả lời, các cơ quan quản lý nhà nước về mặt lao động, về giáo dục đào tạo cũng đang có những bàn thảo gấp rút để nhanh chóng khắc phục hiện tượng nêu trên. Đang rà soát lại hệ thống các trường ĐH CĐ, đang tăng cường năng lực của các trung tâm thông tin thị trường lao động để cân đối ở mức tốt nhất mối quan hệ cung cầu lao động. Chất lượng đào tạo ĐHCĐ của chúng ta thật ra cũng đang có một số khũếm khuyết: rất nhiều doanh nghiệp than phiền phải mất nhiều công sức để đào tạo bổ sung, hoặc đào tạo lại cử nhân của nhiều ngành nghề. Có một báo cáo gần đây của ngân hàng thế giới  (WB) cho rằng có đến 80% học viên tốt nghiệp từ các cơ sở đào Ŵạo không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Cũng không it trường hợp, tuy gọi là tốt nghiệp, nhưng chất lượng tay nghề không cao, ngại khó ngại việc, từ chối những công việc đòi hỏi áp lực cao nên cũng tự mình gây khó trên thị trường việc làm.Ngọc Liên, 17 tuổi

Rất mong anh Phúc tư vấn giúp em cách học, cách tích lũy kinh nghiệm để có thể đáp ứng được những yêu cầu của nhà tuyển dụng.

SV Bùi Hữu Phúc:
 
Thực ųự là mình không có cách học cụ thể nào cả. Mình chỉ thường tập trung vào các môn học mình cảm thấy yêu thích. Nhưng theo mình, để có thể đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng, trước tiên bạn nên tìm hiểu và định hướng được cho bản thân là mình yêu thíchĠvị trí hay mảng công việc nào, rồi từ đó tích lũy kiến thức chuyên môn và kỹ năng cần thiết để có thể làm được công việc đó, như tiếng Anh, kỹ năng mềm...

Kiến thức cũng như kinh nghiệm bạn có thể tìm hiểu không chỉ qua sách vở, mà còn rất nhiềuĠkênh như mạng internet và những cựu sinh viên và những người đi trước. 

Đào Thị Hoa Mai, tuổi 48

Chị Đức thân mến, xin chị cho biết mức lương trung bình hiện nay của sinh viên trường FPT sau khi ra trườngĠđạt mức bao nhiêu? Tỷ lệ sinh viên không tìm được việc làm nhà trường có thống kê không? Nhà trường có chính sách gì hỗ trợ các sinh viên không tìm được việc làm hay không?

Bà Lê Minh Đức:
 
ChǠo chị Mai, nhà trường có bộ phận Công tác sinh viên có nhiệm vụ quan hệ doanh nghiệp, hỗ trợ việc làm cho sinh viên sau khi ra trường, vì vậy mọi con số liên quan đến tỉ lệ việc làm của sinh viên sau khi ra trường 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng... đều được theů dõi sát sao. Ngay từ khi làm đồ án tốt nghiệp, các sinh viên FPT đã được gửi các thông tin việc làm để lựa chọn, vì vậy khoảng 70% các em đã có việc làm ngay trước khi tốt nghiệp. Số liệu tỉ lệ sinh viên có việc làm sau 6 tháng năm 2013 là 98%. Các trườnŧ hợp chưa chọn được việc làm hoặc việc làm chưa ưng ý thì trường vẫn tiếp tục hỗ trợ đến khi sinh viên không có nhu cầu.

Nguyễn Tuấn Anh, mobile: 0165562xxxx

Xin chào các cô, chú trong ban giao lưu. Cháu là một thí sũnh năm nay có ý định đăng kí dự thi vào trường đại học FPT. Cháu có một thắc mắc rằng sau khi học xong ở FU thì sẽ làm việc với vai trò gì và cần khoảng thời gian thực tập bao lâu mới đủ khả năng trở thành lập trình viên. Xin cảm ơn.

Ông Lê Hà Đức:
 
Chào em, sinh viên trường Đại học FPT sau khi tốt nghiệp ra trường có thể làm lập trình viên, kiểm thử viên hay thậm chí một số bạn tự thành lập doanh nghiệp của riêng mình để tự do kinh doanh các sản phẩm CNTT do chính mình tạo ra (ví dụ một số sản phẩm rất nổi tiếng do sinh viên FPT làm ra như game online Tank, HaiVL.com…). Theo quy định của trường, mỗi sinh viên CNTT trongĠquá trình học đều phải thực tập tối thiểu 4 tháng tại một doanh nghiệp để có được những kinh nghiệm ban đầu về môi trường làm việc chuyên nghiệp (với những yêu cầu rất khác như kỹ năng làm việc nhóm, trình độ chuyên môn, sức ép tiến độ và kỷ luật doanh ngŨiệp).

Nguyễn Tuấn Thành, tuổi 32

Chào bạn Đức! Làm việc trong lĩnh vực công nghệ, bạn có thể chia sẻ vài đánh giá của bạn về xu hướng nhân lực ngành này trong 5 năm tới? Công ty của bạn có những tiêu chí tuyển dụng nŨư thế nào? Xin cảm ơn!

Ông Lê Hà Đức: 
 
Chào bạn, trong thời gian tới tôi tin rằng ngành CNTT sẽ cần rất nhiều chuyên gia trong các lĩnh vực liên quan tới điện toán đám mây, big data, an nũnh mạng… Công ty chúng tôi luôn cần những người giỏi chuyên môn và đam mê với nghề để có thể cùng đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Nguyễn Lý Anh:
 
Anh Lê Hà Đức thân mến! EmĠsắp ra trường rồi, mà vẫn hoang mang với tương lai quá! Anh có thể chia sẻ giúp em cần phải chuẩn bị những gì để có thể đảm bảo tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp không ạ? Em là sinh viên năm thứ 3 ngành Marketing, đã có chút kinh nghiệm đi bán hàng, siŭ thẻ điện thoại một thời gian ngắn thôi ạ!
 
Ông Lê Hà Đức: 
 
Để có thể tìm được việc làm phù hợp, đúng với mong muốn của em thì ngay từ bây giờ em nên quan tâm tới nhữnŧ doanh nghiệp trong ngành mà em đã chọn (họ là ai? ở đâu? tiêu chí tuyển dụng của họ là gì?). Em vẫn còn nhiều thời gian để chuẩn bị thật tốt cho việc này nên không cần phải quá hoang mang, bởi vì khi có sự chuẩn bị tốt em sẽ có sự tự tin để thuyết phục được bất cứ nhà tuyển dụng nào. Anh tin rằng kinh nghiệm thực tiễn (như việc em đi bán hàng) là những nhân tố quý giá làm hành trang cho em sau này, nên nếu có thể em hãy tiếp tục trải nghiệm thực tế càng nhiều càng tốt trước khi ra trường. Chúc em sẽ thànhĠcông.
Hoàng Anh:
 
Chào anh Phúc, em cũng thích CNTT và đang băn khoăn giữa một trường ĐH Công lập và ĐH FPT, anh có thể cho em biết về những điểm khác biệt trong đào tạo mà anh cảm nhận thấy Ŵại trường không ạ? ĐH FPT có gì thu hút anh?

Chào bạn. Mình chưa có cơ hội được học tại một trường đại học công lập, vì thế mình sẽ không so sánh về chương trình đao tạ giữa hai môi trường mà sẽ trả lời ngay về những điểm về Đại học FPT thuĠhút mình.

Có ba điểm mà Đại học FPT thu hút mình. Thứ nhất là môi trường học tập công bằng, năng động và tạo nhiều điều kiện cũng như cơ hội để sinh viên có thể phát huy được các khả năng của riêng mình. Thứ hai là, sinh viên không chỉ có điều kiệŮ phát triển về chuyên môn ngành học mà còn có khả năng phát triển các kỹ năng khác trong cuộc sống. Mình biết, có rất nhiều sinh viên khi mới vào Trường còn nhút nhát và khép mình, nhưng sau một thời gian đã trở nên tự tin và năng động hơn. Điểm thứ ba chǭnh là cơ hội việc làm mà Trường dành cho sinh viên. Sinh viên được hỗ trợ để tìm kiếm và lựa chọn các cơ hội phù hợp nhất với khả năng của mình.

Nghiêm Văn Nghĩa, Tuổi 18

Cháu vừa thi vào trường ĐH bách khoa xong, cháuĠthi ngành kỹ thuật cơ khí. Nay mai ra trường cháu sẽ làm được những công việc gì ạ? Cháu xin chân thành cám ơn.

TS. Nguyễn Lê Minh:
 
Chào Nghĩa! Thế là chú cháu mình cùng trường, chú là Bách khoa khóa 4 (1959), ngành cơ khí đã từng được gọi là then chốt của quá trình công nghiệp hóa và sắp tới có tương lai phát triển rất mạnh. Không có máy móc và người chế tạo máy móc thì làm sao có năng suất cao. Tốt nghiệp xong cháu có thể làm việc ở rất nhiều nhà máy cơ khí, các viện nghiên cứu về cơ khí, gia công cơ khí, chế tạo máy. Cháu cũng có thể trở thành giảng viên về ngành này ở cácĠcơ sở đào tạo từ các trường công nhân kĩ thuật, sư phạm kĩ thuật, trung cấp và CĐ kĩ thuật... Vấn đề là cháu có học giỏi không?, tay nghề có tốt không?. Nên nhớ khi đi xin việc, người ta còn xem xét cả quá trình cháu học tập trên ŧhế nhà trường. 
Nguyễn Hùng Cường:
 
Anh Lê Hà Đức thân mến! Em có khát vọng trở thành một CEO trẻ tuổi, và muốn khởi nghiệp ngay từ khi tốt nghiệp phổ thông. Em hiện có rất nhiều ý tưởngĠnhưng gia đình nhất quyết muốn em theo học Đại học. Hiện em chưa biết kết quả có đỗ đại học theo ý bố mẹ không nhưng rất băn khoăn giữa hai việc: Làm theo ý mình và làm theo ý bố mẹ. Anh cho em xin lời khuyên: Nên tiếp tục đi học hay cứ làm theo những ý tưởng của minh? Em được biết nhiều người học ĐH ra trường mà vẫn thất nghiệp…
 
Ông Lê Hà Đức: 
 
Những doanh nhân nổi tiếng trên thế giới như Bill Gates, Steve Jobs,…đều cůi cuộc sống chính là trường đại học lớn nhất của họ. Theo anh, thực tế đây là một quyết định lớn và rất khó khăn đối với nhiều người chứ không chỉ riêng em. Anh nghĩ bố mẹ là những người đã trải qua nhiều kinh nghiêm trong cuộc sống và sẽ có nhiều sự nhìnĠnhận đúng đắn, và chắc chắn họ là những người luôn lo lắng nhất cho tương lai của em. Tuy nhiên nếu em cảm thấy thực sự đủ tự tin với thành công hiện tại và đam mê với ước mơ của mình, thì anh nghĩ em hãy dũng cảm thuyết phục bố mẹ ủng hộ mình. Nguyễn Hạnh, 18 tuổi

Anh Phúc ơi, học ở ĐH FPT nghe nói là hay được đi nước ngoài lắm đúng không ạ? Đây là chương trình đi du lịch hay đi học tập vậy anh? Điều kiện để một sinh viên FPT tham gia các chương trình này là gì ạ và khi ţòn học, anh đã được đi nước nào chưa anh? 

SV Bùi Hữu Phúc:
 
Tại Đại học FPT, có rất nhiều chương trình trao đổi sinh viên cả về học tập cũng như giao lưu văn hóa tại một số trường Đại họţ thuộc một số quốc gia trên thế giới, như: Nhật Bản, Đức, Hà Lan, Pháp, Ấn Độ, Thái Lan, Philippines,.. do Viện Đào tạo quốc tế (FIA) liên hệ và tổ chức.

Với mỗi chương trình có một điều kiện khác nhau, nhưng chủ yếu là về học lực, điểm rèn luyệŮ và kỹ năng tiếng Anh. Trong thời gian học, mình đã từng tham gia chương trình trao đổi và học tập tại Đại học NPRU (Thái Lan) trong một học kỳ kéo dài 4 tháng. Trong thời gian này, mình đã học 5 môn học thuộc chuyên ngành Kỹ nghệ phần mềm tại đây. Bên cạŮh đó, mình cũng được tham gia nhiều chương trình du lịch tham quan đất nước Thái Lan và các buổi giao lưu về thể thao cũng như nghệ thuật tại trường bạn. 

Lê Văn Vinh, Email: levanvinh52...@gmail.com

Cháu chào chú ạ, chú cho cháu hỏi là: Như cháu học ngành toán tin của trường đại Vinh. Nhưng khi vào học thì nhà trường lại đào tạo thiên về toán thông kê. Vậy cháu phải làm gì để sau này ra tŲường làm đúng ngành đúng nghề? Cháu không có ý định học sư phạm?

TS. Nguyễn Lê Minh: Chú hơi ngạc nhiên về thông tin này. Khi sắp xếp chéo giò như thế cháu phải có ý kiến với BGH để được theo học ngành phù hợp với nănŧ lực và sự mê say của mình thì mới có cơ hội thành công sau này. Chú kể cháu nghe, khi giao lưu với sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội, có bạn học đến năm thứ 2 ngành tự động hóa nhưng cảm thấy không phù hợp đã báo cáo BGH để xin học lại ngành khác phù hợp với mình. Chú còn kể thêm cho cháu một trường hợp người thật việc thật: bạn Nguyễn Hoàng Khánh thi vào trường ĐH Luật TPHCM, hết năm thứ nhất thấy không hợp bèn thi lại vào khoa tiếng Anh của ĐH Quốc gia TPHCM, và bây giờ anh ấy không chỉ giỏi tiếng Anh mà còn biết thêm mấy ngoại ngữ khác.

Đỗ Đức Long, 19 tuổi:

Em tính học CĐ KT Cao Thắng ngành điện, điện tử nhưng ťm chưa biết gì về ngành này cả. Và em cũng không biết sau này mình sẽ làm gì? BTC có thể cho em hiểu rõ hơn về ngành này hơn được không ạ? Cho em hỏi luôn, em tính học ngành trên nhưng bố mẹ em lại muốn em học KT ô tô, em có thể chuyển qua ngành đấy được ūhông? Khi mà 2 ngành đấy em đều đậu cả? Em xin cảm ơn?

TS. Nguyễn Lê Minh: Nói cho vui một tí nhé, giả sử em chưa có vợ, bố mẹ ép em lấy một cô gái lạ hoắc thì em thấy thế nào? Chọn ngành nghề cũng là chung song với nó suốt&nbsŰ;đời, phải tìm hiểu về nó, thấy cái hay cũng như cái gian khổ của nó thì em mới yêu nó được. Tuy nhiên có thế nói cho em biết điện và điện tử là hai mũi nhọn của đất nước muốn công nghiệp hóa. Tất nhiên, nếu em vào học, cố gắng tìŭ hiểu, hỏi thêm những người đi trước thì rồi em có thể thích nghi với ngành nghề mình chọn. Riêng với công nghệ ô tô, thì ngày nay đây là nơi tập hợp rất nhiều yêu cầu và hiểu biết về điện và điện tử. Cho nên nếu em học ngành này theo ý của bố mẹ thì cũngĠphù hợp với những yêu cầu của xã hội hiện nay (có thông tin khoảng dăm bảy năm nữa, Việt Nam có thể xuất khẩu ô tô)!

Minh Anh, tuổi 40

Xin được hỏi anh Lê Hà Đức, số lượng sinh viên FPT ra trường có việc làm do FTICO gũới thiệu có nhiều không ạ? Làm sao để sinh viên FPT được FTICO hỗ trợ thực tập và giới thiệu việc làm?

Ông Lê Hà Đức: 
 
Chào anh, sứ mệnh của công ty FTICO là tạo ra môi trường thực tế để ųinh viên Đại học FPT có cơ hội trải nghiệm và rèn luyện bản thân, cũng như cung cấp cho các em cơ hội hiểu kỹ về doanh nghiệp trong quá trình thực tập. Đây là một lợi thế lớn của các bạn trong quá trình tìm việc sau khi ra trường, vì rất nhiều bạn đã đượcĠnhận vào làm việc ở nơi mình thực tập trước đó.

Ngoài ra FTICO còn là nơi giúp các em có ý tưởng khởi nghiệp thực hiện được ước mơ của mình bằng cách đầu tư tài chính hoặc các trợ giúp khác (như tư vấn kỹ thuật, luật pháp, kinh doanh…). Để được FTICO hỗ trợ, các em sinh viên cần trải qua ít nhất 2 vòng phỏng vấn về trình độ chuyên môn và các kỹ năng mềm cần thiết trong công việc. Với những trường hợp chưa đủ điều kiện, chúng tôi sẽ tổ chức đào tạo thêm để bổ sung các kỹ năng cần thiᶿt.

Nam Hải, tuổi 43

Xin chào anh Hà Đức, trước đây khi tìm hiểu về ĐH FPT, tôi cũng đã được biết đến FTICO và chương trình thực tập mà công ty tổ chức cho sinh viên. Không rõ sinh viên FPT sẽ được gửi đi thực tập ở nhữŮg đơn vị nào? Và công việc các em phải thực hiện trong thời gian này là gì? Quyền lợi của các em ra sao?

Ông Lê Hà Đức: 
 
Chào anh Hải, cám ơn câu hỏi của anh. Tôi xin được trả lời như sauĺ

Hiện nay chúng tôi có mạng lưới đối tác gồm hơn 96 công ty tại Việt Nam và 5 công ty tại các nước khác để sinh viên có thể tham gia các dự án thực tế. Công việc trong quá trình thực tập sẽ không khác gì một nhân viên bình thường tại doanh nghiệŰ đó với những đòi hỏi tương tự  một nhân viên chính thức. Phần lớn các em đều được trả lương trong quá trình thực tập, với mức lương dao động khoảng từ 4 triệu tới 12 triệu/tháng tuỳ theo yêu cầu của công việc mà sinh viên tham gia.

NhậtĠMinh:
 
Chào Phúc, Bác có con gái nhưng lại thích công nghệ, liệu nó có thể học FPT được không? môi trường làm việc liệu có nặng nề không khi em ra trường? Cảm ơn cháu!

SV Bùi Hữu Phúc:
 
Cháu chào bác. Nhiều người nghĩ ngành CNTT là ngành chỉ dành cho trai nhưng thực ra không phải vậy, cháu có rất nhiều các bạn học là nữ và những bạn này đều học và theo được chương trình một cách rất tốt.

Về môi trường làm việc, có rất nhiều vị trí phù hợp và thậm chí gần như chỉ dành cho nữ, vì cần nhiều tính cẩn thận và chịu khó, ví dụ như kiểm thử phần mềm (Tester) hay quản lý quy trǬnh phần mềm (QA). Vì vậy, cháu nghĩ rằng, bác không nên lo lắng về việc em có thể theo được ngành này hay không. Bác nên tạo điều kiện để em có thể theo đuổi được sở thích và đam mê của mình.

Phạm Nhật Thành: 

Em đang muốn vào học trường ĐH FPT nhưng kinh phí khá ngặt nghèo. Điều em quan tâm là ngành thiết kế đồ hoạ bên trường đào tạo như thế nào ? Em có thể trở thành 1 kỹ xảo viên được không?

Bà Nguyễn Minh Đức:
 <įDIV>
Chào em, trường đại học FPT dành rất nhiều cơ hội về học bổng, tín dụng cho sinh viên. Em hãy tham gia kỳ thi sắp tới của trường ngày 10/8, nếu có thành tích học tập xuất sắc ở PTTH hoặc đạt điểm cao trong kỳ thi sơ tuyển của FPT, em có thể nhậŮ học bổng từ 50% đến 100%. Những bạn học giỏi, hoàn cảnh khó khăn thậm chí còn có thể được cấp học bổng trị giá tới khoảng 140% học phí (nghĩa là bao gồm cả chi phí ăn, ở). 

Với các bạn có điểm đầu vào khá thì có thể nộp đơn xin phỏng vấn tǭn dụng ưu đãi, hiện được cấp ở các mức 50%, 70% học phí. Chi tiết, em liên hệ phòng tuyển sinh nhé, số 19006014.

Chúc mừng em đã chọn ngành Thiết kế đồ hoạ - một ngành được đánh giá top 10 ngành hot nhất của thập kỷ tới. Học chương trình TKĐH tạũ FPT, em sẽ được tiếp cận với chương trình chuẩn NASAD của Hiệp hội về đào tạo nghệ thuật của Mỹ. Trong chương trình học tại FPT, em được đào tạo Computer Graphic là một chương trình được sử dụng để làm phim, tạo web, làm các ứng dụng cho smart phone, máyĠtính bảng...Với những kiến thức vững chắc trong lĩnh vực này, sinh viên học thiết kế đồ hoạ tại đại học FPT sẽ trở thành những công ty sáng tạo hàng đầu, mà không chỉ là kỹ xảo viên nhé, em sẽ là cử nhân Thiết kế Đồ họa. 
 
Bà Lê Minh Đức (
bên phải) - Giám đốc Tuyển sinh Trường Đại học FPT đang trả lời câu hỏi của bạn đọc báo Dân trí.
 
Hoàng Uyên:
 
Nếu không học đại học thìĠlàm gì được ạ?  
 
TS. Nguyễn Lê Minh:
 
Mấy năm gần đây, mỗi năm có khoảng 1,2 triệu đến 1,5 triệu thí sinh thi đại học và chỉ có khoảng 30% thi&nbsŰ;đậu. Rất it người thi lại lần thứ 2 hoặc thứ 3. Phần lớn, họ rẽ sang các trường đào tạo nghề. Một số đi  xuất khẩu lao động, số khác tự tạo việc làm cho mình, tiếp nối nghề nghiệp của gia đình và hầu hết đều tìm&nbųp;được việc làm ổn định. 
 
Nguyễn Thị Thanh, Hà Nội:
 
Cháu Phúc thân mến, con trai cô năm nay thi lớp 12 và có dự định theo học tại ĐH FPT, cô muốn hỏi với tư cáţh là một cựu sinh viên, cháu có nghĩ quyết định vào FPT của mình là đúng? Và điều quan trọng nhất cháu học được tại môi trường này là gì? Cảm ơn cháu! 
 
SV Bùi Hữu Phúc:
 
Đến thời điểm này, cháu có thể tự tin và không hề hối hận với quyết định theo học ĐH FPT trước đây.

Điều quan trọng nhất cháu học được tại môi trường này bên cạnh các kiến thức chuyên ngành và kỹ năng tiếng Anh, chính là sự tự tin, chủ động để tìm hiểu và nắm bắt được những cơ hội tốt nhất cho bản thân mình.  

Lê Mạnh Hà, 21 tuổi:
 
Bác Lê Minh thân mến! Cháu đang là sinh viên năm nhất và rất lo lắng vì số lượng cử nhân thất nghiệp quá lớn! Là người am hiểu về lĩnh vực nhân lực, xin bác cho cháu vài lời khuyên để không bị “khớp” khi ra trường được không ạ? Cháu cảm ơn bác rất nhiều ạġ
 
TS. Nguyễn Lê Minh:
 
Rất tiếc cháu không cho tôi biết cháu năm thứ nhất ngành gì, trường nào. Trong kinh tế có một định luật là ưu thế của người đi sau. Chǡu đã nhìn thấy tấm gương của các anh chị ra trường mà không có việc làm, nguyên nhân tôi đã trả lời ở phía trên. Vậy, cháu hãy trang bị cho mình vũ khí hiệu quả nhất khi thất nghiệp, là phải học thật giỏi, bảng điểm các môn đ᷁u sáng long lanh (nhà tuyển dung khi xem xét hồ sơ rất hay để ý đến khâu này). Ngoài giờ học ở trường, hãy học thêm trong sách vở, qua bạn bè, qua internet. Bên cạnh chuyên môn, phải thông thạo vi tính, giỏi ngoại ngữ, biết thêm một số kỹ năng mềm. Điều đdz sẽ giúp cháu có thêm ưu thế sau này trên thị trường lao động. 

Nguyễn Thị Huyền Trang, Tuổi 61

Thưa anh Hà Đức, anh là chủ một doanh nghiệp của FPT vậy anh có thường tuyển sinh viên mới ra trường vào làm việc kŨông? Anh có đánh giá gì khi hầu hết các doanh nghiệp ở Hà Nội bây giờ vô cùng thờ ơ với sinh viên mới ra trường, cháu nhà tôi đi phỏng vấn xin việc mà doanh nghiệp nào cũng yêu cầu cháu có kinh nghiệm hoặc đã từng làm các việc liên quan đến vị trí xin việţ. Cháu tôi mới ra trường nên phải nói điều này gần như là không thể.

Ông Lê Hà Đức:
 
Chào bác, tập đoàn FPT nói chung hàng năm luôn tuyển dụng rất nhiều nhân viên là các sinh viên mới ra trườnŧ. Cụ thể trong năm 2013, tập đoàn đã tuyển hơn 1500 sinh viên tốt nghiệp từ các trường CNTT trên cả nước. Đòi hỏi với các bạn này thường không phải là kinh nghiệm thực tiễn mà chính là thái độ trong công việc, hay các yêu cầu về kỹ năng mềm như khả năng nŧoại ngữ, giao tiếp, hoặc sự tự tin trong quá trình phỏng vấn. Cháu không rõ con bác đã tốt nghiệp ngành gì, nhưng đúng là có một số ngành đặc biệt cần yêu cầu kinh nghiệm thực tế mới có thể làm việc tại các doanh nghiệp, và để có được những kinh nghiệm như thế này, em nhà bác nên tìm cách trải nghiệm ngay từ khi còn ngồi ghế nhà trường thông qua các việc làm thêm hoặc các kỳ thực tập do nhà trường giới thiệu. 
Nguyễn Hồng Nhung - Tạ Quang Bửu - Hà Nội:
 
Phúc thân mến! Em mình là em gái, liệu có hợp với ngành IT không? Học IT ở FPT mang lại lợi thế gì cho bạn khi ra trường và tìm việc làm? Bạn có thể bật mí mức lương hiện tại được không? 
 
SV Bùi Hữu Phúc:
 
Chào bạn, nhiều người nghĩ ngành CNTT là ngành chỉ dành cho trai nhưng thực ra không phải vậy, như mình đã trả lời câu hỏi ở trên, các bạn nữ hoàn toàn có thể đáp ứng được với các yêu cầuĠcủa ngành IT.

Về mức lương hiện tại của mình, mình xin trả lời bạn như sau, mức lương của mình hiện nay có thể giúp mình đủ để đáp ứng các nhu cầu vật chất cũng tinh thần của bản thân. Bên cạnh đó là đóng góp một phần với gia đình để chỉ tiêu cáţ khoản chi phí hàng tháng.

Nguyễn Thanh Hoàn, Nam 22 tuổi, Mobile: 096269XXXX

Em xin phép được hỏi: em chuẩn bị ra trường, có chỗ làm liền với mức lương khởi điểm là 5 triệu đồng/tháng. Nhưng theo em tính là nếu em làŭ công việc này 5 năm thì không giúp em đạt được mục tiêu của em đặt ra, và em cũng có công việc thứ 2 là làm kinh doanh theo mạng, ở môi trường này thì nói về đào tạo kỹ năng phát triển bản thân thi rất tốt và em rất thích môi tường làm việc ở môi trường này, đồng thời nó cũng có thể giúp em đạt được mục tiêu mà em đặt ra trong 5 năm, vậy theo ban tổ chức em nên làm như thế nào. Em rất mong nhận được lời khuyên từ ban tổ chức, em xin chân thành cám ơn.

Ông Lê Hà Đức:
 
Chào em, theo như câu hỏi của em thì anh chưa rõ mục tiêu em đang tự đặt ra cho mình là gì trong 5 năm tới. Nếu là vấn đề thu nhập thì anh nghĩ rằng cả 2 con đưᷝng đều cho phép đạt ngưỡng thu nhập cao trong tương lai, và sẽ rất khó để lựa chọn nếu chỉ vì tài chính. Tuy nhiên nếu em thích phát triển mối quan hệ rộng hơn trong xã hội thì con đường kinh doanh là lựa chọn đúng, ngược lại nếu em thích một cuộc sống ổnĠđịnh thì hãy lựa chọn gắn bó với một doanh nghiệp nhất định. 

Trịnh Quốc Dũng, tuổi 18: 

Chào anh Lê Hà Đức, xin anh cho em biết các khó khăn mà sinh viên FPT đang gặp phải khi bắt đầu tiếp xúc với môi trườŮg doanh nghiệp thực tế không ạ? Em có thể sắp trở thành một sinh viên của FPT, vậy anh có thể cho chúng em biết cách để khắc phục những nhược điểm này từ năm nhất để hoàn thiện hơn khi được trực tiếp làm dự án thật cho FTICO được không?

Ông Lê Hà Đức:
 
Chào em, khó khăn lớn nhất của sinh viên nói chung chứ không chỉ riêng sinh viên Đại học FPT khi tham gia vào môi trường doanh nghiệp ngoài yêu cầu về chuyên môn luôn là vấn đề kỷ luật lao đᷙng (giờ làm, sự tập trung, nghiêm túc, tôn trọng đồng nghiệp cũng như tuân thủ các quy định khác của doanh nghiệp…). Để chuẩn bị tốt cho quá trình này, ngay từ bây giờ em hãy rèn luyện để trở thành một con người có tính kỷ luật cao bằng cách tự đặt cho mìŮh những mục tiêu ngắn hạn và hoàn thành nó. 

Nguyễn Việt Tiệp:

Thưa các anh. Tôi có con gái đang học lớp 11. Cháu học tốt môn Anh, Toán. Gia đình tôi và cháu rất loay hoay không biết nên chọn ngành gì hay khối tŲường nào để cho cháu vào đại học mà sau khi học xong cháu có cơ hội kiếm việc làm. Sinh viên học xong tốn rất nhiều tiền của gia đình và nhà nước, xã hội , học đại học xong không có việc làm thật là tai họa lớn cho gia đình tôi.

TS.ĠNguyễn Lê Minh:
 
Tôi nghĩ hiện nay, Tiếng Anh là ngoại ngữ phổ biến hang đầu, muốn hòa nhập với thế giới phải giỏi tiếng Anh. Nếu cháu lại là nữ, thì học ngoại ngữ thì rất phù hợp. Nếu giỏi tiếngĠAnh có thể học ngoại ngữ thứ 2 như tiếng Pháp, tiếng Đức. Cháu có thể thi vào ĐH Hà Nội khoa tiếng Anh, hoặc khoa Tiếng Anh của 1 số trường khác như Đại học quốc gia, đại học Sư phạm, ĐH FPT... Tốt nghiệp, cháu có thể làm việc như một thông dịchĠviên, hoặc người biên dịch tài lieu hoặc làm công tác nghiên cứu ở viện ngôn ngữ. Làm giáo viên ngoại ngữ ở các trường trung học, trường nghề, cao đẳng, đại học... Đã có ngưới hành nghề tự do (dịch sách, dạy ngoại ngữ tại nhà) thu nhập rất tốt, lại phù hợŰ với lao động nữ.
 
Nguyễn Văn Cơ, Trần Bình, Hà Nội:
 
Theo Phúc thì sinh viên mới đi làm có ưu, nhược điểm gì? Hồi chưa đi làm, bạn có tự ti và lo lắng không? Bạn khắc phục bằnŧ cách nào? 
 
SV Bùi Hữu Phúc:
 
Theo mình sinh viên đi làm có các ưu nhược điểm như sau:

Về ưu điểm, đó chính là nhiệt huyết, mong muốn được Ũọc hỏi và tham gia vào nhiều công việc mới.

Còn nhược điểm, chính là sự bỡ ngỡ về môi trường, văn hóa doanh nghiệp và một số thiếu sót nhất định về kiến thức chuyên môn.

Khi mới bắt đầu, mình không tự tin nên có một vài lo lắng. Mình đã khᶯc phục bằng cách tranh thủ hỏi càng nhiều càng tốt về những thứ mà mình còn chưa biết từ các Team Leader hoặc những người đi trước có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Mình cũng thường lên mạng internet để tìm kiếm thêm các kiến thức chuyên môn.

Đặng Huy Cường:
 
Mình là sinh viên năm cuối khoa CNTT của trường ĐH hàng đầu VN, hiện chưa tốt nghiệp. Mình rất thắc mắc sau khi tốt nghiệp liệu mình có thể xin làm việc tại FTICO được không. Cảm ơn.
 
Ông Lê Hà Đức:
 
Chào bạn, không chỉ công ty FTICO mà tất cả các công ty thành viên thuộc tập đoǠn FPT đều thường xuyên tuyển dụng nhân viên mới từ các trường Đại học khác nhau trên cả nước. Bạn hãy liên tục cập nhật các thông tin tuyển dụng trên các website chính thức của chúng tôi hoặc trực tiếp nộp hồ sơ tại bộ phận nhân sự. 

Phạm Thu Hằng - Giới tính: Nữ - Tuổi: 18

Chào các anh chị. Em mới thi ĐH FPT đợt tháng 13/4 vừa rổi. Em muốn hỏi, em là con gái mà học ngành quản trị kinh doanh thì liệu có ổn không? Mà học quản trị kinh doanh ra thì công việc là sẽ Ŭàm gì ạ? Mức lương tầm được bao nhiêu?

Bà Lê Minh Đức:
 
Chào Hằng, con gái chọn ngành quản trị kinh doanh hợp quá còn gì. Học chuyên ngành này, em sẽ nắm được những kiến thức về Quản trị MarkeŴing, quản trị tài chính, nhân sự.... cũng như những tri thức cơ bản của ngành kinh tế, hiểu biết về môi trường kinh doanh trong nước và quốc tế. Đặc biệt, khi học QTKD tại Đại học FPT, em còn được trang bị ứng dụng Công nghệ thông tin, đây là một thế mạnhĠrất lớn trong thời đại hiện nay, đặc biệt là với các chuyên viên kinh doanh, chuyên viên tài chính, các nhà quản trị.

Học ngành này, em có thể làm ở các vị trí như: Chuyên viên nghiên cứu thị trường, tư vấn quản trị thương mại, chuyên viên kinh Ťoanh, quản lý doanh nghiệp, quản trị chất lượng...

Mức lương trung bình hiện nay của sinh viên FPT sau khi ra trường là 8,3 triệu/tháng. 

Đào Thị Lan - Giới tính: Nữ - Tuổi: 18 

Học cao đẳng xin vũệc khó hơn ạ? Em mới thi Đại học xong nhưng em trượt ĐH rồi. Em quyết định theo cao đẳng Y hà nội. Rất nhiều người khuyên em nên dừng lại. Em nên làm gi bây giờ ạ. 

TS. Nguyễn Lê Minh: 

Tôũ chưa biết em vừa trượt trường ĐH nào, và vì sao em lại chọn vào CĐ Y? Có thể nói, các cán bộ y tế là nhu cầu của bất kỳ xã hội nào muốn nâng cấp và bảo vệ sức khỏe cho người dân. Em phải tự xét mình có phù hợp với ngành ấy không, em cdz tâm sinh lí phù hợp khi phải tiếp xúc liên tục với bệnh nhân, tiếp xúc với máu me (ví dụ thế)… Nếu em yêu ngành này, em cứ tiến bước. Chúc em thành công. 

Lê Hoàng, 47 tuổi:

Chào anh Lê Minh, gũa đình tôi định hướng nghề cho các cháu theo khả năng xin việc sau khi ra trường (nhà tôi có truyền thống làm ngân hàng), và thu nhập của việc đó sau này. Tuy nhiên cháu nhà tôi lại muốn chọn nghề mà cháu thấy có đam mê là CNTT, còn việc lợi ích tài chínhĠkhông quan trọng bằng. Anh là người có kinh nghiệm xin anh cho biết tôi nên khuyên cháu như thế nào để cháu nghe bố mẹ?

TS. Nguyễn Lê Minh:
 
Bác thật là người sung sướng khi có thể đᶣm bảo được chỗ làm việc cho con cái sau này. Nhưng bác nghĩ sao nếu mỗi ngày đến nơi làm việc con bác tỏ ra chán nản, buồn rầu với công việc nó đang làm (tài chính ngân hàng). Để trở thành loại công chức sáng vác ô đi tối&nbsŰ;vác về, bác sẽ hạnh phúc hơn rất nhiều nếu con bác có công việc mà nó yêu thích. Nó sẽ say mệ, sáng tạo hoặc có thể nó sẽ trở thành nhân tài trong lĩnh vực đó. Mà CNTT hiện nay là một mũi nhọn mà nước nào cũng cần, nó thâm nhập cả vào trong các ngành TC-ŎH đấy. Tôi biết hầu hết các ngân hàng đều có ngành CNTT. Cán bộ CNTT ở đây còn có thể nghiên cứu ra các phần mềm quản lý trong các hoạt động khác nhau của ngân hàng và tất nhiên cũng phải trang bị những hiểu biết cơ bản nhất về hoạt động của ngân hàng.

Trần Thị Bích Thuỷ: Con tôi vừa đậu Đại học, gia đình tôi khó khăn có một mẹ một con, tôi lại làm việc cho cơ quan nhà nước vậy xin hỏi tôi có được vay tiền chính sách dành cho HSSV hay không? Mức vay là bao nhiêu tiền một năm.

Bà Lê Minh Đức: Chào chị Thuỷ, ĐH FPT có rất nhiều chương trình học bổng, tín dụng xét ngay từ đầu vào theo thành tích và hoàn cảnh của các em với mᷩc 50% và 70% học phí. Với các em gia đình gặp khó khăn trong quá trình học, nếu đạt điểm khá và có ý thức học tập tốt, trường sẽ hỗ trợ tín dụng. Quan điểm của nhà trường là không để sinh viên nào phải dừng học vì lý do tài chính chị ạ.

Ngô VăŮ Hải: Được biết trường có ký túc xá và căng tin cho sinh viên.Tôi muốn biết là chi phí ở ký túc và các bữa ăn của các cháu là như thế nào?Trường có đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho sinh viên không?

Bà Lê Minh Đức: Chào anh ňải, cơ sở Hoà Lạc, HN có ký túc xá cho sinh viên. Tổng chí phí ở và định mức điện nước 1 tháng của các cháu là 700.000đ/tháng. Tiền ăn là 20.000đ/bữa, toàn bộ nguyên liệu để chế biến đều được nhập từ siêu thị Hapro, bếp nấu được thiết kế theo quy trình côŮg nghiệp một chiều, khay ăn, thìa, đũa sấy khô, không giữ thức ăn thừa và lưu mẫu đồ ăn theo chuẩn. Bữa ăn 20.000 này đảm bảo đủ dưỡng chất cho sinh viên anh ạ. 

Ngô Văn Nhỏ: Làm cách nào để vào học được đại học FPT ạ? 

ļSTRONG>Bà Lê Minh Đức: Chào anh Nhỏ, để vào học ĐH FPT, thí sinh cần những điều kiện sau:

1. Đã tốt nghiệp PTTH

2. Trúng tuyển kỳ thi sơ tuyển đại học FPT

3. Đủ điều kiện học đại học theo quy định của Bộ Giáo dục.
Ċ
 
Bà Lê Minh Đức - Giám đốc Tuyển sinh Trường Đại học FPT
Ċ

* * * Buổi tư vấn “Vào Đại học, rồi sao nữa?” của Trường Đại học FPT được tổ chức theo hình thức offline. Do thời gian có hạn nên buổi tư vấn xin phép được dừng lại tại đây, những phần câu hỏi chưa được giải đáp, Trường ĐH FPT sẽ trả lời theo địa ch᷉ mail của độc giả gửi tới báo Dân trí. Các thắc mắc khác về việc thi tuyển vào Trường Đại học FPT, độc giả có thể nhận tư vấn trực tiếp bằng cách gọi vào số điện thoại 1900 6014.