Tư vấn bí quyết chọn ngành, chọn nghề để vững tương lai
Sau khi Bộ GD&ĐT công bố ngưỡng điểm sàn 2015 cho ĐH,CĐ với những thí sinh có lực học trung bình khá, chọn ngành gì, nghề gì để phù hợp với năng lực và có cơ hội nghề nghiệp vững vàng cho tương lai đang là nỗi lo lắng, băn khoăn hàng đầu.
Để giúp bạn đọc hiểu thêm về cách thức đào tạo và cơ hội việc làm của sinh viên Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic, đồng thời giúp các thí sinh trang bị hành trang nghề nghiệp tương lai, FPT Polytechnic phối hợp với báo điện tử Dân trí tổ chức buổi tư vấn vào 14h ngày 13/8.
Mời độc giả đặt câu hỏi TẠI ĐÂY
Từ ngày 01/08, các thí sinh đã bắt đầu đăng ký xét tuyển vào những trường cao đẳng, đại học trên cả nước. Cho đến thời điểm này đã có hơn 100 trường công bố điểm xét tuyển và điểm chuẩn dự kiến nguyện vọng 1 năm 2015. Bên cạnh những thí sinh có điểm thi cao, nhiều cơ hội lựa chọn thì không ít những thí sinh khác không may mắn trượt nguyện vọng 1, có số điểm thấp đang rất hoang mang.
Việc thay đổi quy chế thi năm nay, khiến cho nhiều em rơi vào tình huống oái oăm hơn, đó là đủ điểm đỗ đại học nhưng lại trượt tốt nghiệp vì dính điểm liệt. Đây mới thực sự là nhóm thí sinh đang vô cùng bế tắc. Việc trượt tốt nghiệp, trượt Đai học không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý, gây lo lắng không biết sẽ "đi đâu về đâu", mà còn khiến nhiều sĩ tử và phụ huynh có cái nhìn khá tiêu cực. Trong khi đó, có rất nhiều em được đánh giá là những học sinh có tư duy tốt, có lực học tốt. Mỗi em lại có những khả năng, năng khiếu riêng. Liệu rằng, học đại học có phải là cánh cửa duy nhất dẫn đến thành công?
Theo báo cáo điều tra lao động, hiện nay, cả nước có 857.000 người thất nghiệp và 1,3 triệu người thiếu việc làm. Con số này tăng nhiều so với các thời điểm trước, và chắc chắn con số thực tế còn lớn hơn nhiều so với thống kê. Bên cạnh đó, hơn 60% sinh viên ra trường không có việc làm hoặc phải làm những công việc tạm thời, không đúng với chuyên ngành. Thực trạng này tạo nên những tâm lý tiêu cực cho nhiều sinh viên, thậm chí cả những học sinh chuẩn bị bước chân vào đại học cũng mang tâm lý lo lắng luôn đặt câu hỏi: Kết quả học tập sẽ như thế nào? Ra trường sẽ đi đâu về đâu?
Là đơn vị tiên phong trong việc triển khai mô hình “Polytechnic” tại Việt Nam, Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic xác định triết lý đào tạo “Thực học – Thực nghiệp”, khẳng định chất lượng “đầu ra” quan trọng hơn chất lượng “đầu vào”. FPT Polytechnic đã dần tạo dựng niềm tin cho các bậc phụ huynh và học sinh nhờ phương pháp đào tạo qua dự án (project-based-training), lấy thực tiễn làm tiền đề cho mỗi bài giảng.
Theo thống kê của bộ phận Quan hệ doanh nghiệp, hơn 85% sinh viên Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic tìm được công việc phù hợp trong 6 tháng sau khi tốt nghiệp. Và 90% sinh viên ổn định với môi trường việc làm với mức lương cạnh tranh sau 1 năm ra trường. Đây là những minh chứng thành công của mô hình đào tạo “Thực học – Thực nghiệp” tại FPT Polytechnic.
Với hình thức xét tuyển đơn giản, chương trình giảng dạy từ cơ bản đến nâng cao phù hợp với thí sinh có lực học trung bình, Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic đang tuyển sinh với 3 khối ngành chính là: Công nghệ thông tin, Kinh tế kinh doanh và Du lịch – Lữ hành – Nhà hàng – Khách sạn.
Triển khai hình thức tuyển sinh dựa trên xét duyệt hồ sơ, thí sinh xét tuyển vào hệ cao đẳng của FPT Polytechnic cần đáp ứng điều kiện cơ bản là thí sinh đủ điều kiện tốt nghiệp THPT, riêng khối ngành CNTT và Kinh tế kinh doanh sẽ ưu tiên thí sinh có điểm Toán TB lớp 12 hoặc điểm Toán thi tốt nghiệp THPT đạt từ 5,5 trở lên. Còn với hệ Trung cấp, các thí sinh chưa đủ điều kiện tốt nghiệp THPT vẫn có cơ hội được nhận hồ sơ dự tuyển.
Nhìn vào tỷ lệ giữa chỉ tiêu tuyển sinh vào đại học, cao đẳng và số đăng ký dự thi, chúng ta có thể thấy có một sự chênh lệch rất lớn. Điều đó dẫn đến kết quả là không phải bất cứ học sinh nào cũng có đủ năng lực để vượt qua được kì thi đại học cam đầy cam go và tính cạnh tranh cao như thế. Vậy lựa chọn nào là phù hợp đối với các em có học lực ở mức trung bình, và đảm bảo cho các em có một tương lai ổn định?
Tất cả sẽ được giải đáp trong buổi tọa đàm "FPT Polytechnic tư vấn bí quyết chọn ngành, chọn nghề để vững tương lai" do Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic phối hợp với Báo điện tử Dân trí tổ chức vào lúc 14h ngày 13/8/2015.
Với sự tham gia của các khách mời:
Ông Lã Ngọc Quang - Giám đốc FPT Polytechnic Hà Nội.
Ông Lã Ngọc Quang tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Công nghệ Thông tin tại trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Ông từng giữ vị trí quản trị dự án Công ty Phần mềm FPT (FPT Software), Giám đốc trung tâm EdocMan(CMC), và giảng viên trường Đại học FPT. Hiện ông đang đảm nhiệm chức vụ Giám đốc Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic Hà Nội.
Ông Nguyễn Khánh Trình - Giám đốc Công ty Cổ phần Quảng cáo Thông Minh – CleverAds
Tốt nghiệp chương trình thạc sĩ Công nghệ Thông tin tại Đại học NTU Singapore và thạc sỹ công nghệ thông tin (Khoa học máy tính) tại Đại học Bách Khoa Hà Nội, Ông Nguyễn Khánh Trình từng giữ vị trí Giám đốc Trung tâm đào tạo khởi nghiệp SUN – Đại học Bách Khoa Hà Nội, đồng thời là cựu Giảng viên trường Đại học Bách Khoa Hà Nội và cựu giảng viên trường Đại học FPT.
Ông Nguyễn Khánh Trình là nhà sáng lập và hiện đảm nhiệm vị trí Giám đốc Công ty Cổ phần Quảng cáo Thông Minh – CleverAds. Công ty là một trong những đối tác doanh nghiệp từng tuyển dụng nhiều sinh viên FPT Polytechnic.
Chị Tạ Thị Mai - Trưởng phòng Quan hệ Doanh nghiệp FPT Polytechnic Hà Nội.
Tốt nghiệp chương trình thạc sĩ Hệ thống Thông tin tại Học viện Kỹ thuật Quân sự, chị Tạ Thị Mai hiện đang giữ chức vụ Trưởng phòng Quan hệ Doanh nghiệp Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic Hà Nội.
Để được các khách mời trả lời về chương trình, độc giả gửi câu hỏi TẠI ĐÂY