Toán học thời 4.0 - Không chỉ còn là những phép tính
(Dân trí) - Nhu cầu của thế giới dành cho môn Toán đã thay đổi và đa số trong chúng ta chưa nhận thức được điều đó. Thế hệ trẻ cần nền tảng Toán học gì để vững vàng trong kỷ nguyên số?
Tương lai - nơi mà những chiếc máy tính đã trở nên quá quen thuộc và làm tốt việc tính toán hơn con người. Liệu chúng ta có còn cần tập trung vào học cách xử lý và tìm ra đáp án cho các phép toán phức tạp nữa không?
Arthur Benjamin - Tiến sĩ Toán học và Nhà Ảo thuật Toán học nổi tiếng thế giới - cho rằng ngày nay việc tính toán không còn quá quan trọng nữa, mà thay vào đó là toán học thống kê cần được dạy cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Ông chia sẻ: “Thế giới đã chuyển từ thời đại của công nghệ tương tự sang công nghệ số. Và đã đến lúc chương trình học môn toán của chúng ta cũng cần chuyển từ phục vụ cho công nghệ tương tự sang công nghệ số, từ những khái niệm toán học cổ điển, liên tục sang toán học rời rạc, hiện đại hơn. Đây là toán học của sự không chắc chắn, của sự ngẫu nhiên, của dữ liệu. Hay còn gọi là xác suất và thống kê”.
Toán học liên tục hay rời rạc đều là những thuật ngữ khá xa lạ, và phần lớn trong chúng ta cũng không cần hiểu ý nghĩa của chúng. Thay vào đó bạn hãy tập trung vào thông điệp mà Arthur Benjamin đang muốn nói: Kiến thức toán và phương pháp học Toán cần thay đổi để bắt kịp với sự thay đổi của thời đại.
Trong cuộc sống hay công việc hàng ngày, ứng dụng của tính toán xuất hiện ở dạng đơn giản và với tần suất khá ít. Các phép tính phức tạp hơn đã có máy tính giải quyết với sự chính xác và tốc độ cao. Thay vào đó, tổ hợp xác suất, thống kê, đồ thị… hay những lý luận về quy luật, kiểu mẫu, mối quan hệ logic… ngày càng dễ gặp phải hơn. Điều này là do sự phát triển của công nghệ, kĩ thuật trong thời đại số.
Vậy trẻ cần phải học tính nhẩm hay tính toán nhanh, tính mẹo để làm gì nữa? Ngoài để tập luyện não, rèn sự chính xác và tập trung của trẻ, các bậc phụ huynh không cần quá chú trọng vào kĩ năng này.
Cách thức dạy và học môn Toán đã thay đổi để phù hợp với yêu cầu của thời đại
Nếu như phương pháp học Toán đang áp dụng không đem lại cho con những điều sau đây, phụ huynh cần xem xét lại sự lựa chọn của mình:
1. Tạo cơ hội, khuyến khích con tự động não, tư duy để giải quyết vấn đề
2. Tăng khả năng quan sát, phân tích và đánh giá
3. Nuôi dưỡng tình yêu học tập và khám phá kiến thức
4. Tăng tính chủ động, sự tự tin, sáng tạo
5. Phát triển tư duy phản biện và khả năng giải quyết vấn đề
Các chương trình đào tạo Toán được chuyên gia đánh giá cao là những chương trình hướng đến mục tiêu là phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho trẻ. Phương pháp giáo dục cũng có sự thay đổi nhiều so với các thời kì trước.
Trẻ học tập trong môi trường vui vẻ, cởi mở và hạnh phúc hơn. Các hoạt động trong 1 buổi học được thiết kế đa dạng hơn với chuyện kể, hoạt động nhóm, trò chơi toán học, thuyết trình… Các học cụ trực quan và thiết bị công nghệ tiên tiến cũng dần được sử dụng như là một xu hướng giáo dục thời đại mới để học sinh có thể tiếp cận gần hơn với kỷ nguyên 4.0.
Toán học dần trở nên gần gũi, vui vẻ và đời thường hơn với không chỉ các học sinh mà còn cả các bậc phụ huynh. Chị Huyền (quận 1, TPHCM) chia sẻ: “Toán học không dừng lại ở những con số 3+2=5. Khi đưa ra bất cứ vấn đề gì liên quan đến toán học, giáo viên đều ra ở dạng một câu chuyện. Và sau đó cô hỏi con cách xử lý. Theo quan điểm của mình, những phép tính nhẩm hay tính nhanh không kích thích một đứa bé như việc hỏi con cách xử lý như thế nào.”
Phát triển năng lực tư duy sáng tạo thông qua môn Toán
Chị Huyền là một trong số nhiều phụ huynh nhìn nhận Toán như một phương thức phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho con sau một thời gian tìm hiểu kĩ lưỡng.
Điểm đặc biệt của chương trình giáo dục tại một vài đơn vị hiện nay đã bám sát chương trình học chính khóa trên lớp, cung cấp cho học sinh kiến thức với 7 vấn đề cơ bản của toán học cùng kỹ năng sử dụng ngôn ngữ linh hoạt. Quan trọng nhất là thông qua môn toán để hướng đến đích cuối cùng là phát triển trọn vẹn 4 bậc tư duy từ Tư duy cơ bản, Tư duy logic, Tư duy toán học tới Tư duy sáng tạo & Giải quyết vấn đề.
Với sĩ số lớp nhỏ, giáo viên có thể tập trung quan tâm đến từng học sinh, khuyến khích các em thể hiện rõ nét điểm mạnh điểm yếu của bản thân. Qua đó, giáo viên của có thể “cá nhân hóa” hoạt động học tập phù hợp cho mỗi học sinh với thiên hướng và năng lực khác nhau.
Ghi nhận tại một Hệ thống trung tâm phát triển tư duy sáng tạo uy tín tại Việt Nam hiện nay, môi trường học tập được xây dựng theo tiêu chí HLV: Happy (Truyền cảm hứng) - Leading Questions & Activities (Câu hỏi và Hoạt động dẫn dắt) - Visual (Trực quan sinh động). Công nghệ hiện đại cùng hệ thống học cụ trực quan, sinh động giúp tối ưu hiệu quả thu nhận kiến thức và luôn mang lại niềm vui học tập cho trẻ.
Cũng theo một số báo cáo về lượt thảo luận trên mạng xã hội, ngày càng nhiều phụ huynh rất quan tâm và đăng ký cho con tham gia bài test đánh giá Năng lực tư duy chuẩn quốc tế. Thiết nghĩ đây cũng là một bước hết sức cần thiết để xác định điểm mạnh, điếm yếu trong từng mảng kiến thức hay kỹ năng của con trước khi có kế hoạch và tối ưu hóa cách tiếp cận và cải thiện cho từng cá nhân học sinh.
Trên hết, việc lựa chọn được phương pháp và trung tâm uy tín và có cách tiếp cận hoàn toàn mới trong phát triển tư duy, để đáp ứng được nhu cầu đã đổi thay của thế giới dành cho môn Toán và sau này là kỹ năng trong môi trường làm việc, là điều hết sức quan trọng.
Hoàng Nguyễn