Thêm nhiều trường đề xuất tuyển sinh theo 2 phương thức

(Dân trí) - Các trường CĐ Đại Việt, ĐH Đại Nam, ĐH Phan Châu Trinh vừa công bố Đề án tuyển sinh riêng. Theo đó, các trường đều thực hiện theo 2 phương thức xét tuyển riêng và theo “3 chung” của Bộ GD-ĐT.

Nếu được chấp thuận các trường trên sẽ thực hiện tuyển sinh theo phương thức mới này ngay trong năm nay.
 
Trường Cao đẳng Đại Việt:

Năm 2014, Trường Cao đẳng Đại Việt tuyển sinh theo hình thức xét tuyển theo 2 phương thức:

Phương thức 1: - Xét tuyển dựa vào kết quả thi đại học, cao đẳng hệ chính quy theo đề thi chung của Bộ GD-ĐT.

Phương thức 2: - Xét tuyển thí sinh tốt nghiệp THPT/BTVH dựa vào kết quả học tập bậc trung học phổ thông.

Tiêu chí xét tuyển:

a) Đối với phương thức xét tuyển dựa vào kết quả thi đại học, cao đẳng hệ chính qui theo đề thi chung của Bộ GD-ĐT: Đối với các thí sinh đăng ký xét tuyển dựa vào kết quả thi đại học, cao đẳng hệ chính quy theo đề thi chung của Bộ GD-ĐT các khối: A, A1, D (Từ D1đến D6), Trường Cao đẳng Đại Việt xét tuyển theo Quy chế tuyển sinh Đại học, cao đẳng và các văn bản hướng dẫn của Bộ GD-ĐT.

Điểm sàn xét tuyển đối với thí sinh đăng ký xét tuyển dựa vào kết quả thi tuyển sinh Đại học, cao đẳng theo đề thi chung của Bộ GD-ĐT là điểm sàn do Bộ GD-ĐT qui định theo Quy chế tuyển sinh Đại học, Cao đẳng của Bộ GD-ĐT.

b) Đối với phương thức xét tuyển dựa vào kết quả học tập ở bậc trung học phổ thông: Đối với thí sinh đăng ký xét tuyển vào Trường Cao đẳng Đại Việt dựa vào kết quả học tập ở bậc trung học phổ thông, Trường Cao đẳng Đại Việt xét tuyển dựa vào 2 tiêu chí:

- Tốt nghiệp THPT/BTVH;

- Tổng điểm trung bình của 3 môn thuộc khối thi khối tuyển sinh của Trường Cao đẳng Đại Việt (A, A1, D (Từ D1đến D6)) của 5 học kỳ (2 học kỳ lớp 10, 2 học kỳ lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12) do thí sinh đăng ký.

Điểm sàn xét tuyển đối với thí sinh đăng ký xét tuyển tổng các điểm thành phần nói trên đối với thí sinh không thuộc đối tượng và khu vực được hưởng ưu tiên là 16,5 (mười sáu điểm rưỡi).

Kết quả học tập ở bậc trung học phổ thông để xét tuyển được xác định như sau:

MÔN HỌC

HK1-10

HK2-10

HK1-11

HK2-11

HK1-12

Trung bình

Toán







Lý/Văn







Hóa/Ngoại ngữ







Cộng

> 16,5

- Nguyên tắc xác định điểm trúng tuyển: Trường sẽ tổng hợp kết quả điểm những người dự tuyển và so sánh với sàn xét tuyển nhằm lựa chọn những thí sinh đủ điều kiện học tập tại Trường. Trong mỗi đợt xét tuyển, Trường sẽ xác định trúng tuyển theo kết quả từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu đăng ký tuyển sinh của Trường.

- Người trúng tuyển phải hoàn thành thủ tục nhập học trong thời hạn do Hội đồng tuyển sinh xác định. Quá thời hạn đó, kết quả trúng tuyển sẽ không còn giá trị đối với người đã được thông báo trúng tuyển trừ trường hợp có lý do chính đáng.

Đối với phương thức xét tuyển dựa vào kết quả thi đại học, cao đẳng hệ chính qui theo đề thi chung của Bộ GD-ĐT:

Thời gian nhận hồ sơ đăng ký dự thi đối với thí sinh đăng ký nguyện vọng 1 vào Trường Cao đẳng Đại Việt và nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển vào nguyện vọng 2 vào Trường sẽ được thực hiện theo qui chế của Bộ GD-ĐT.

Đối với phương thức xét tuyển dựa vào kết quả học tập ở bậc trung học phổ thông:

- Xét tuyển lần 1 từ ngày 15/7/2014 đến ngày 15/10/2014 (nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển từ ngày 15/3/2014)

- Xét tuyển lần 2: từ ngày 1/11/2014 đến 31/1/2015 (nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển từ ngày 15/10/2014)

Mỗi lần xét tuyển có thể được chia thành nhiều đợt, mỗi đợt cách nhau không quá 15 ngày.

Trường ĐH Đại Nam:

Trường Đại học Đại Nam thực hiện hai phương thức tuyển sinh như sau:

- Thi và sử dụng kết quả thi đại học và cao đẳng chính quy theo hình thức ba chung của Bộ GD-ĐT

- Xét tuyển thí sinh tốt nghiệp THPT dựa vào kết quả học tập bậc THPT.

Nguồn tuyển: Tuyển sinh trong cả nước

Thi và sử dụng dựa vào kết quả thi đại học, cao đẳng hệ chính quy theo hình thức ba chung của Bộ GD-ĐT.

1 Tiêu chí xét tuyển:

Việc xét tuyển sinh dựa vào các tiêu chí sau:

a) Thí sinh thi đại học, cao đẳng hệ chính quy theo đề thi chung của Bộ GD-ĐT;

b) Kết quả thi từ điểm sàn trở lên tương ứng với từng khối thi bậc đại học, cao đẳng, không có môn nào bị điểm 0;

c) Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh theo quy định hiện hành theo đối tượng và khu vực;

d) Thí sinh nộp hồ sơ, lệ phí đăng ký xét tuyển theo quy định của Quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ GD-ĐT;

e) Căn cứ chỉ tiêu tuyển sinh được xác định, kết quả thi của thí sinh và chính sách ưu tiên, Trường xét trúng tuyển vào các ngành đào tạo của trường.

Xét tuyển thí sinh tốt nghiệp THPT dựa vào kết quả học tập bậc trung học phổ thông.

Tiêu chí xét tuyển:

- Tốt nghiệp THPT

- Tổng điểm ba môn theo khối thi của học kỳ 1, học kỳ 2 lớp 10; học kỳ 1, học kỳ 2 lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 (5 học kỳ) đạt 90,0 điểm trở lên.

- Hạnh kiểm lớp 12 xếp loại Khá trở lên.

Tiêu chí xét tuyển:

a. Điểm xét tuyển:

Điểm xét tuyển = M1 + M2 + M3 + Điểm ưu tiên

Trong đó:

M i là điểm trung bình chung của môn tham gia xét tuyển;

M i, j là điểm môn tham gia xét tuyển ở học kỳ j;

j=1,2,3,4,5 tương ứng với học kỳ 1, 2 lớp 10, học kỳ 1, 2 lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12.

Điểm ưu tiên: được tính theo quy định trong quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng chính quy hiện hành.

b. Tiêu chí xét tuyển: Lấy điểm từ cao xuống đến hết chỉ tiêu của các ngành.

Thời gian, phương thức và địa điểm nhận hồ sơ:

* Thời gian:

- Đợt 1:Từ 14/3/2014 – 5/5/2014

Đối với thí sinh chưa có bằng tốt nghiệp THPT sẽ nộp bổ sung Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời (phô tô công chứng) từ ngày 25/6/2014 - 10/7/2014.

- Đợt 2: Từ 15/7/2014 - 15/8/2014

- Đợt 3:Từ 16/8/2014 - 15/9/2014

- Đợt 4:Từ 16/9/2014 - 15/10/2014

Trường ĐH Phan Châu Trinh:

Trường Đại học Phan Châu Trinh (sau đây gọi tắt là Nhà trường) kết hợp 2 hình thức tuyển sinh: Xét tuyển theo kỳ thi 3 chung (30% chỉ tiêu) và xét tuyển theo tiêu chí riêng của Nhà trường (70% chỉ tiêu).

Phương thức xét tuyển theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD-ĐT (3 chung):

Nhà trường dành 30% chỉ tiêu để xét tuyển theo kết quả thi tuyển sinh theo kỳ thi 3 chung do Bộ GD-ĐT tổ chức.

Thực hiện xét tuyển theo quy chế tuyển sinh Đại học, Cao đẳng hiện hành của Bộ GD-ĐT.

Phương thức xét tuyển theo quy chế tuyển sinh riêng của trường (tự chủ)

Nhà trường xét tuyển trên cơ sở kiến thức và đạo đức của thí sinh trong suốt 3 năm học trung học phổ thông (THPT), đồng thời đánh giá năng lực và kiến thức xã hội/kiến thức ngành của thí sinh thông qua bài kiểm tra kỹ năng viết & năng lực tư duy, gồm 3 tiêu chí: (1) Tiêu chí 1: về kiến thức; (2) Tiêu chí 2: về đạo đức; (3) Tiêu chí 3: về năng lực.

Tiêu chí 1 - Về kiến thức:

- Điểm trung bình chung năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ I lớp 12 của thí sinh đạt từ 6.0 điểm trở lên. Đối với thí sinh dự tuyển vào Cao đẳng: đạt từ 5.5 trở lên.

- Điểm trung bình năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ I lớp 12 của thí sinh của môn điều kiện theo từng ngành đạt từ 6.0 trở lên. Đối với thí sinh dự tuyển vào Cao đẳng: đạt từ 5.5 trở lên.

TT

Ngành

Mã ngành

Môn điều kiện

1

Việt Nam học

Chuyên ngành: Hướng dẫn du lịch

D220113

Văn hoặc

Lịch Sử

2

Văn học

Chuyên ngành: Ngữ văn - Truyền thông

D220330

3

Ngôn ngữ Anh

Chuyên ngành: Tiếng Anh Biên - Phiên dịch

Chuyên ngành: Tiếng Anh du lịch

D220201

Văn hoặc

Tiếng Anh

4

Ngôn ngữ Trung

Chuyên ngành: Tiếng Trung Biên – Phiên dịch

Chuyên ngành: Tiếng Trung du lịch

D220204

5

Công nghệ kỹ thuật điện tử truyền thông

D510302

Toán hoặc

Vật lý

6

Công nghệ Thông tin

Chuyên ngành: Công nghệ mạng

Chuyên ngành: Công nghệ phần mềm

D480201

7

Kế toán

Chuyên ngành: Kế toán doanh nghiệp

D340301

Toán hoặc

Vật lý

- Đối với thí sinh thuộc diện ưu tiên (theo khu vực và theo đối tượng) sẽ được cộng điểm ưu tiên vào tiêu chí số 1 trước khi xét tuyển theo chính sách ưu tiên trong tuyển sinh tại mục 1.2.5 dưới đây.

Tiêu chí 2 – Về đạo đức:

Sử dụng kết quả về rèn luyện hạnh kiểm những năm học ở THPT. Nhà trường chỉ xét tuyển những thí sinh có kết quả xếp loại đạo đức năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ I lớp 12 của thí sinh từ loại khá trở lên hoặc có sự tiến bộ theo hướng tốt dần qua thời gian và xếp loại đạo đức học kỳ 1 lớp 12 tối thiểu loại khá.

Tiêu chí 3 – Về năng lực:

Dựa vào kết quả kiểm tra kỹ năng viết, năng lực tư duy và vận dụng kiến thức. Tổ chức kiểm tra tại trường gồm 2 phần:

- Đơn dự tuyển: Thí sinh sẽ viết 1 đơn dự tuyển nêu rõ lý do chọn trường, chọn ngành và kế hoạch, mục tiêu học tập.

Thực hiện trong 30 phút. Đơn được viết tự do không theo bất kỳ mẫu nào, thể hiện kỹ năng viết và trình bày của thí sinh.

- Bài luận: Thí sinh vận dụng kiến thức xã hội/kiến thức ngành và các kiến thức đã học, đồng thời vận dụng năng lực tư duy để trình bày ý kiến của mình trong khoảng 300 - 600 từ (từ 1 đến 2 trang) về một vấn đề cụ thể trong thực tiễn xã hội đương đại hoặc thực tiễn ngành nghề.

Thực hiện trong 90 phút, ngay khi thí sinh đến trường nộp hồ sơ hoặc một thời điểm khác do thí sinh đăng ký trong 1 khoảng thời gian do nhà trường quy định.

- Đánh giá tiêu chí 3:

+ Tiêu chí 3 được đánh giá theo thang điểm: “Đạt” (Cả đơn dự tuyển và bài luận đều “Đạt”) hoặc “Không đạt” (Một trong 2 phần: đơn dự tuyển hoặc bài luận “Không đạt”)

+ Đơn dự tuyển được đánh giá “Đạt” khi:

§ Có đầy đủ thông tin cá nhân: tên, tuổi, nơi ở, sở thích, điểm mạnh/điểm yếu của bản thân.

§ Nêu được lý do chọn trường, chọn ngành/chuyên ngành, qua đó Nhà trường đánh giá động cơ học tập và ý hướng xã hội của thí sinh.

§ Xác định được mục tiêu học tập, hình dung được làm thế nào để đạt được mục tiêu đó và dự định sau khi ra trường sẽ làm gì;

§ Bố cục trình bày tương đối rõ ràng, mạch lạc;

+ Bài luận được đánh giá “Đạt” khi:

§ Thể hiện được sự hiểu biết của mình về một vấn đề thực tiễn cụ thể

§ Nêu được suy nghĩ, ý kiến của mình về vấn đề một cách độc lập. Những chủ kiến độc lập, độc đáo sẽ được đánh giá cao; đồng thời thí sinh cần phát huy khả năng lập luận để chủ kiến của mình đạt được tính thuyết phục.

§ Bố cục trình bày tương đối rõ ràng, mạch lạc; Nếu thí sinh trình bày bài luận với suy nghĩ độc lập, ý kiến sáng tạo, lập luận rõ ràng thì bài luận sẽ được đánh giá “Đạt” mà không cần xem xét các mục khác. (Nhà trường đề cao tư duy độc lập và tính sách tạo của thí sinh)

Xét tuyển:

- Thí sinh có kết quả đạt ở tiêu chí 2 và tiêu chí 3 sẽ được xét tuyển theo thứ tự từ cao đến thấp theo tiêu chí 1 cho đến khi đạt chỉ tiêu.

- Đối với những thí sinh có điểm của tiêu chí 1 bằng nhau thì tham dự thêm 1 vòng phỏng vấn (10 - 15 phút) để xác định trúng tuyển.

Thực hiện phỏng vấn qua điện thoại hoặc tập trung tại Nhà trường theo sự lựa chọn của thí sinh.

1.2.3. Kế hoạch tuyển sinh

Đợt

Nội dung

Thời gian

1

Xét tuyển theo quy chế tuyển sinh riêng của trường

Từ 1/8 - 20/8

Xét tuyển theo quy chế tuyển sinh 3 chung

Từ 20/8 - 30/10

Nhập học đợt 1

Từ 5/9 - 20/11

2

Xét tuyển theo quy chế tuyển sinh riêng của trường

1/12 - 20/12

Nhập học đợt 2

27/12 - 31/12

Thời gian cụ thể nhà trường triển khai bằng thông báo tuyển sinh hàng năm.

Quy trình tuyển sinh

a) Quy trình xét tuyển theo quy chế tuyển sinh 3 chung: Thực hiện theo quy chế tuyển sinh Cao đẳng, Đại học chính quy của Bộ GD-ĐT.

b) Quy trình xét tuyển theo quy chế tuyển sinh riêng của trường:

Bước 1: Nộp hồ sơ đăng kí xét tuyển theo thông báo tuyển sinh của nhà trường trong từng đợt. Nộp trực tiếp tại trường hoặc các điểm thu nhận hồ sơ của Nhà trường ở các tỉnh hoặc qua đường bưu điện. Hồ sơ bao gồm:

- 04 Ảnh 3x4 (mới chụp trong vòng 6 tháng) ;

- Học bạ THPT (bản sao có chứng thực);

- Các minh chứng về thành tích học tập, rèn luyện, năng khiếu,… (nếu có);

- 02 phong bì dán tem, ghi rõ địa chỉ liên lạc, số điện thoại liên lạc;

- Hồ sơ sinh viên (theo mẫu chung của Bộ GD-ĐT).

Bước 2: Xét hồ sơ

- Hồ sơ phải thỏa mãn yêu cầu của các tiêu chí 1 và 2 ở trên.

- Nhà trường thông báo kết quả xét hồ sơ và lịch kiểm tra năng lực cho những hồ sơ đạt yêu cầu trên trang web của nhà trường.

Bước 3: Kiểm tra năng lực (tiêu chí 3)

- Thí sinh hoàn thành đơn dự tuyển và trình bày ý kiến của mình về một tình huống trong thực tiễn trong vòng 90 phút.

- Thời điểm: Khi thí sinh đến nộp hồ sơ tại trường hoặc một thời điểm khác do thí sinh đăng ký trong 1 khoảng thời gian do nhà trường quy định như sau:

+ Đối với đợt 1: Đối với các thí sinh dự thi tuyển sinh theo kỳ thi 3 chung tại Đà Nẵng, Quảng Nam: có thể đăng ký kiểm tra năng lực ngay sau khi thí sinh thi tuyển sinh 3 chung xong.

Thời hạn đăng ký hợp lệ: 1/7 - 20/7. Ngoài ra nhà trường còn tổ chức thêm 1 đợt từ 1/8 - 10/8 dành cho cacvs thí sinh không dự thi tại Đà Nẵng hoặc vì lý do nào đó không đăng ký kiểm tra trong thời gian trước.

+ Đối với đợt 2: Thí sinh có thể đăng ký kiểm tra trong khoảng thời gian từ 12/12 đến 17/12.

- Hình thức đăng ký: Đăng ký trực tuyến trên trang web của nhà trường hoặc qua điện thoại, email, bưu điện, trực tiếp tại phòng tuyển sinh của Nhà trường.

- Đánh giá và thông báo kết quả kiểm tra năng lực của thí sinh (Đạt hoặc không đạt) trên trang web của nhà trường.

Bước 4: Xét tuyển

- Xét tuyển theo quy định tại mục 1.2.2 theo nguyên tắc lấy từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu.

- Thông báo kết quả xét tuyển trên trang web của nhà trường.

Bước 5: Nhập học

- Những thí sinh đạt yêu cầu xét tuyển sẽ nhận được thông báo nhập học. Nhà trường tổ chức nhập học 2 đợt: đợt 1 từ 5/9 - 20/11; đợt 2: 26/12 - 31/12.

- Khi nhập học, thí sinh mang theo hồ sơ bản gốc để đối chiếu.

Hồng Hạnh (tổng hợp)

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm