Sinh viên ngành kinh doanh, quản lý, pháp luật chiếm hơn 30% quy mô đào tạo ĐH

(Dân trí) - Thông tin trên đã được Bộ GD-ĐT công bố tại Hội nghị tổng kết năm học 2016-2017 và phương hướng, nhiệm vụ năm học 2017-2018 của các cơ sở GD ĐH, các trường sư phạm vào sáng 11-8.

Theo Bộ GD&ĐT về quy mô đào tạo, năm học 2016-2017, tổng quy mô sinh viên đại học 1.767.879 sinh viên (tăng 0,8% so với năm học 2015-2016) nhưng quy mô sinh viên cao đẳng sư phạm giảm 14,3%, chỉ còn 47.800 sinh viên.

Phần lớn sinh viên tập trung theo học các ngành thuộc Khối ngành V: Toán và thống kê; Máy tính và công nghệ thông tin; Công nghệ kỹ thuật; Kỹ thuật; Sản xuất chế biến; Kiến trúc và xây dựng, Nông lâm và thuỷ sản; Thú y và Khối ngành III: kinh doanh quản lý, pháp luật.

Số lượng và phân bố các trường đại học trên toàn quốc như sau:

Nguồn: Thống kê Vụ Giáo dục Đại học, 2017

Nguồn: Thống kê Vụ Giáo dục Đại học, 2017

Cơ cấu quy mô sinh viên đại học chính quy theo Khối ngành năm học 2016 -2017:


Nguồn: Thống kê Vụ Kế hoạch -Tài chính, 2017

Nguồn: Thống kê Vụ Kế hoạch -Tài chính, 2017

Khối ngành I: Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên.

Khối ngành II: Nghệ thuật.

Khối ngành III: Kinh doanh quản lý; Pháp luật.

Khối ngành IV: Khoa học sự sống; Khoa học tự nhiên.

Khối ngành V: Toán và thống kê; Máy tính và công nghệ thông tin; Công nghệ kỹ thuật; Kỹ thuật; Sản xuất chế biến; Kiến trúc và xây dựng, Nông lâm và thuỷ sản; Thú y.

Khối ngành VI: Sức khoẻ.

Khối ngành VII: Nhân văn; Khoa học xã hội và hành vi; Báo chí và thông tin; Dịch vụ xã hội; Khách sạn, du lịch, thể thao và du lịch cá nhân; Dịch vụ vận tải; Môi trường và bảo vệ môi trường; An ninh – Quốc phòng.

Quy mô đào tạo thạc sĩ là 105.801 (tăng 12,8% so với năm học 2015-2016). Quy mô đào tạo tiến sĩ ở các trường đại học, học viện là 13.587 (tăng 25% so với năm học 2015-2016). Quy mô đào tạo tiến sĩ ở các viện NCKH tại thời điểm tháng 6/2017 là 1501.


Nguồn: Thống kê Vụ Giáo dục Đại học, 2017

Nguồn: Thống kê Vụ Giáo dục Đại học, 2017

Về phát triển ngành đào tạo: trên cơ sở khảo sát, dự báo nhu cầu đào tạo, các cơ sở đào tạo đã có sự điều chỉnh về cơ cấu ngành nghề; nhiều trường đã tập trung vào mở mới và nâng cao chất lượng các ngành thuộc lĩnh vực CNTT, công nghệ kỹ thuật, kỹ thuật, sức khỏe và du lịch là những ngành đem lại nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên tốt nghiệp ở trong nước cũng như việc dịch chuyển lao động trong khu vực ASEAN.

Số lượt ngành đào tạo trình độ đại học năm 2017:

Sinh viên ngành kinh doanh, quản lý, pháp luật chiếm hơn 30% quy mô đào tạo ĐH - 4

Cơ cấu ngành đào tạo trình độ đại học năm 2017:


Nguồn: Thống kê Vụ Giáo dục Đại học, 2017

Nguồn: Thống kê Vụ Giáo dục Đại học, 2017

Tính từ đầu năm 2016 đến 31/7/2017, tổng số ngành mở mới ở trình độ đại học là 184 ngành, tập trung chủ yếu vào các nhóm ngành Kỹ thuật, Công nghệ kỹ thuật, Máy tính và Công nghệ thông tin, Khoa học xã hội và hành vi, Kinh doanh quản lý, Pháp luật.

Số lượng ngành mở mới năm học 2016-2017 (theo khối ngành):


Nguồn: Thống kê Vụ Giáo dục Đại học, 2017

Nguồn: Thống kê Vụ Giáo dục Đại học, 2017

Nhiều ngành đào tạo còn trùng lặp, chồng chéo

Bộ GD&ĐT cho biết, Luật giáo dục đại học và Nghị định 73/2015/NĐ-CP ngày 08/8/2015 quy định tiêu chuẩn phân tầng, khung xếp hạng cơ sở GDĐH theo mỗi tầng và tiêu chuẩn của từng hạng trong khung, theo đó cơ sở GDĐH được phân thành 03 tầng: định hướng nghiên cứu, định hướng ứng dụng và định hướng thực hành.

Tuy nhiên, Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam ban hành theo Quyết định số 1981/QĐ-TTg ngày 18/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ chỉ còn đại học định hướng nghiên cứu và đại học định hướng ứng dụng.

Bộ GD&ĐT cho rằng, khái niệm về phân tầng, xếp hạng còn có nhiều ý kiến, chưa phù hợp với thông lệ thế giới nên gây khó khăn cho công tác quy hoạch mạng lưới.

Nhiều trường vẫn chưa quan tâm đầu tư các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo để đáp ứng quy mô tuyển sinh; đội ngũ giảng viên, đặc biệt là giảng viên cơ hữu chưa đáp ứng yêu cầu về trình độ chuyên môn; nguồn lực tài chính phân tán; chưa đầu tư dự báo thị trường nên các ngành đào tạo còn trùng lặp, chồng chéo trong một địa bàn...

Nhiều nơi mở ngành đào tạo vẫn dựa vào năng lực và kinh nghiệm vốn có, dẫn đến những ngành xã hội có nhu cầu thì lại thiếu. Đó là những nguyên nhân khiến cơ cấu ngành nghề chưa hợp lý và chất lượng đào tạo hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu phục vụ phát triển KT-XH của đất nước.

Bên cạnh đó, việc triển khai xây dựng các khu đô thị/làng đại học nhằm thực hiện chủ trương di dời hoặc mở thêm phân hiệu của một số trường đại học ra khỏi nội đô ở các thành phố lớn trong năm học vừa qua đã khởi động lại nhưng chưa có tiến triển.

Theo Bộ GD&ĐT, hiện nay, còn một số cơ sở GDĐH ngoài cơ sở đào tạo chính có cơ sở đào tạo tại các địa phương nhưng chưa lập hồ sơ thành lập phân hiệu, chưa phù hợp với quy định của pháp luật.

Nhật Hồng