Quên nỗi lo thất nghiệp nhờ hành trang tiếng Hàn

Hiện Hàn Quốc đang là đối tác kinh tế chiến lược của Việt Nam, đồng thời là quốc gia có vốn đầu tư lớn nhất tại nước ta, chính vì vậy nhu cầu về nguồn nhân lực biết tiếng Hàn có xu hướng tăng cao.

Theo số liệu của Tổng cục thống kê, cuối năm 2015, cả nước có thêm 26.000 thạc sĩ, cử nhân thất nghiệp, nâng con số này lên 225.500 người. Tính tổng thể, cả nước có hơn 1,1 triệu lao động (chiếm 2,35% dân số) thất nghiệp, đặc biệt tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên có xu hướng gia tăng, lên 7,3% - cao hơn 3 lần so với tỷ lệ thất nghiệp chung của cả nước, nhất là ở thành thị.

Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng nguồn nhân lực tri thức cao không tìm được việc làm là bởi đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Doanh nghiệp thiếu rất nhiều nhân lực nhưng không tuyển dụng được lực lượng học sinh - sinh viên tốt nghiệp hàng năm. Những ngành đang dư thừa nhân lực vẫn tiếp tục được đào tạo số lượng lớn, trong khi những ngành mới có nhiều tiềm năng lại chưa được chú trọng.

Bên cạnh đó, nền giáo dục mang nặng tính lý thuyết cũng trở thành rào cản lớn ngăn sinh viên tìm thấy việc làm ưng ý. Ở các nước giáo dục tiên tiến, sinh viên học đến đâu sẽ thực hành ngay đến đó. Nhiều vấn đề thay vì giảng giải lý thuyết như ở Việt Nam thì sinh viên nước ngoài được tiếp cận ngay với thực tế công việc. Trong các kỳ thực tập, sinh viên được đến công ty và thực hành ngay tại đó, vì thế kỹ năng làm việc của sinh viên được hình thành ngay khi chưa ra trường.


Lễ ký kết chương trình trao đổi sinh viên giữa HPC và ĐH Kyonggi (Hàn Quốc)

Lễ ký kết chương trình trao đổi sinh viên giữa HPC và ĐH Kyonggi (Hàn Quốc)

Ở Việt Nam, chương trình cử nhân mất 4 năm, tách bạch giữa học và hành. Trong 3 năm rưỡi đầu tiên, sinh viên chỉ được học kiến thức cơ bản, phải sang kỳ cuối cùng mới thực tập và làm luận án tốt nghiệp. Nội dung chương trình thực tập ngắn, không đủ đáp ứng cho những yêu cầu về kỹ năng mềm như làm việc nhóm, chịu áp lực… của nhà tuyển dụng nên rốt cuộc, sinh viên sau 4 năm học hầu như chỉ có lý thuyết suông.

Muốn giải truyết triệt để bài toán thất nghiệp cho sinh viên cần phải giải được hai vấn đề trên. Thứ nhất, đào tạo đúng ngành nghề xã hội đang yêu cầu. Thứ hai, gắn chặt thực hành với quá trình đào tạo để sinh viên khỏi bỡ ngỡ khi xin việc.

Trước đòi hỏi này, Trường Trung cấp công nghệ Bách khoa Hà Nội (Hanoi Polytechnic College – HPC) luôn đề cao ba tiêu chí cho học sinh – sinh viên trong quá trình học tập là “thực học – thực hành – thực nghiệp”. Với sứ mệnh cung cấp dịch vụ giáo dục, tạo giá trị cho người học, cùng giá trị cốt lõi lấy chất lượng là yếu tố phát triển, nhà trường sớm tìm ra hướng đi cho riêng mình.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng: “Tay nghề và ngoại ngữ là vũ khí để hội nhập”, Trường Trung cấp công nghệ Bách khoa Hà Nội coi hợp tác với các đối tác nước ngoài là con đường ngắn nhất giúp học sinh – sinh viên mở mang kiến thức trên bước đường hội nhập.


BGH HPC thăm du học sinh đang học tập tại ĐH Kyonggi (Hàn Quốc)

BGH HPC thăm du học sinh đang học tập tại ĐH Kyonggi (Hàn Quốc)

Hiện Hàn Quốc đang là đối tác kinh tế chiến lược của Việt Nam, đồng thời là quốc gia có vốn đầu tư lớn nhất tại nước ta, chính vì vậy nhu cầu về nguồn nhân lực biết tiếng Hàn có xu hướng tăng cao. Trước tình hình này, Trường Trung cấp công nghệ Bách khoa Hà Nội quyết định thành lập khoa Ngôn ngữ văn hóa Hàn Quốc, với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ biết tiếng Hàn, đáp ứng đòi hỏi thiết yếu từ thực tế xã hội.

Trải qua 15 năm xây dựng và phát triển, Trường Trung cấp công nghệ Bách khoa Hà Nội thu được một số kết quả đáng khích lệ như trở thành đối tác hàng đầu của Samsung Display Việt Nam, trực tiếp đào tạo nguồn nhân lực biết tiếng Hàn cho doanh nghiệp. Ngoài ra, HPC cũng thực hiện ký kết hợp tác quốc tế với nhiều trường Đại học lớn ở Hàn Quốc, mở ra cơ hội giao lưu, học hỏi, trau dồi kỹ năng tay nghề cho nhiều giáo viên và các thế hệ học sinh - sinh viên nhà trường.

Thầy Bùi Quang Thịnh – Chủ tịch Hội đồng HPC – khẳng định: “Trong xu thế hội nhập toàn cầu, Trường Trung cấp công nghệ Bách khoa Hà Nội đã tiên phong mở rộng hợp tác quốc tế nhằm tăng thêm cơ hội học tập, phát triển cho sinh viên. Hiện nhà trường có rất nhiều chương trình hợp tác dựa trên các hiệp ước đào tạo cụ thể với từng trường Đại học ở Hàn Quốc, Đài Loan, nhưng dù là chương trình nào, lợi ích của sinh viên vẫn là điều chúng tôi ưu tiên nghiên cứu phát triển”.

Một trong những chương trình được nhiều học sinh – sinh viên quan tâm nhất là chương trình đào tạo 2+2. Người học sau khi hoàn thành khóa học 2 năm tại HPC, đạt chứng chỉ TOPIK 3 sẽ có cơ hội học chuyển tiếp đại học 2 năm tại Hàn Quốc với học bổng từ 50-100% học phí. Bên cạnh đó trong quá trình học, học sinh – sinh viên nào có thành tích cao sẽ được chọn tham gia chương trình học trao đổi miễn phí tại Hàn Quốc từ 6 tháng đến 1 năm. Đặc biệt trong quá trình này, sinh viên còn có cơ hội làm thêm với thu nhập từ 700 – 1200 USD/tháng để đảm bảo chi phí học tập, sinh hoạt.


Tập thể giáo viên HPC trong ngày hội giao lưu văn hóa Việt – Hàn

Tập thể giáo viên HPC trong ngày hội giao lưu văn hóa Việt – Hàn

Sinh viên Cao Thị Châu hiện đang theo học lớp tiếng Hàn tại trường hào hứng chia sẻ: “Trước đây em cũng học tiếng Hàn ở nhiều nơi, nhiều trung tâm. Nhưng khi bước vào Trường trung cấp công nghệ Bách Khoa Hà Nội, em thực sự ngạc nhiên vì chương trình đào tạo tiếng Hàn. Tại đây các thầy cô đào tạo thực sự bài bản, nội dung phong phú đa dạng. Ngoài những giờ học trên lớp, em còn được tham gia hoạt động ngoại khóa, các câu lạc bộ, được tìm hiểu thêm về văn hóa, ẩm thực Hàn Quốc. Em mong rằng trường ngày càng tạo dựng được nhiều uy tín, ngày càng có nhiều các bạn muốn học tiếng Hàn mà không có khả năng học tại các trường đại học như em tìm đến”.

Sinh viên Nguyễn Bá Cường (Lớp Tiếng Hàn B) cho biết: “Thực ra cũng cùng giáo trình đó, bài học đó nhưng cách dạy ở nhà trường hoàn toàn khác. Các thầy cô đào tạo trung cấp nhưng lượng kiến thức chúng em nhận được không khác gì học đại học. Em thực sự cảm ơn nhà trường, cảm ơn các thầy cô đã mang lại cho những ai đam mê tiếng Hàn như em cơ hội để có thể chạm đến ước mơ trở thành phiên dịch viên tiếng Hàn sau này”.

Không có con đường nào trải toàn hoa hồng nhưng chọn đúng con đường phù hợp sẽ giúp bản thân mỗi người tự tin hơn trong việc mở cửa bước vào cuộc đời. Học đại học, cao đẳng, trung cấp hay các trung tâm dạy nghề rốt cuộc vẫn là để có một nghề trong tay, để sau khi tốt nghiệp có công việc làm ổn định. Chính bởi lẽ đó, thay vì đặt nặng tâm lý bằng cấp khi rời mái trường phổ thông, các thế hệ học sinh nên sáng suốt lựa chọn những bệ phóng có điều kiện thực hành, thực nghiệp cho tương lai, tránh cảnh phải trở thành một trong số hơn 200.000 cử nhân đang chờ việc ngoài kia.

P.V