Nhân lực Việt Nam: Đã đến thời trỗi dậy

Trong thời kỳ kinh tế hội nhập và phát triển, nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực ngày càng được coi trọng bởi yếu tố con người có tính chất quyết định đến nền kinh tế, chính trị, văn hóa... sự tiến bộ của một đất nước.

Những năm gần đây, người ta thường nghe nói nhiều đến các thuật ngữ như: đào tạo thông minh, điện toán đám mây hay đào tạo online hay thậm chí NPL... nhưng ít ai biết đến một thuật ngữ hoàn toàn mới “G23.0” cũng như các giá trị của bất ngờ của nó tại Việt Nam.

“G23.0” đã chính thức được xuất hiện sau thời khắc lịch sử ngày 29/9/2014 khi ThS Bùi Phương Việt Anh chính thức công bố và triển khai quy trình đào tạo chuẩn G23.0 đầu tiên trên toàn cầu tại công ty EAS Việt Nam. Sự kiện này đánh dấu một bước đi rất lớn trong công cuộc đào tạo nguồn nhân lực củaViệt Nam giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, đến thời khắc này thông tin về công trình, thực tiễn ứng dụng cũng như ý nghĩa của G23.0 vẫn đang là một ẩn số. Để tìm hiểu rõ hơn về G23.0, chiều ngày 4/4/2015 PV đã có cuộc phỏng vấn với ThS Bùi Phương Việt Anh – Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc công ty EAS Việt Nam đồng thời cũng là nhà sáng lập ra mô hình chuẩn G23.0 tại Việt Nam.

ThS Bùi Phương Việt Anh – Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc công ty EAS Việt Nam.
ThS Bùi Phương Việt Anh – Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc công ty EAS Việt Nam.

PV: Hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều tổ chức hoặc công ty đào tạo về nguồn nhân lực cấp cao, ông có nhận xét gì các mô hình này? Với tư cách là một nhà quản trị chiến lược, ông có nhận xét gì về thống nhân lực của Việt Nam hiện nay?

ThS Bùi Phương Việt Anh: Đào tạo nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay vẫn theo mô hình học lý thuyết nhiều nên hạn chế về kinh nghiệm, tầm nhìn cũng như ánh nhìn. Tại Việt Nam nếu đào tạo từ sinh viên thấp lên đến nhà quản trị thật sự là một thách thức rất lớn, khó có đơn vị nào có thể làm được. Cho đến lúc này, sau hơn chục năm tôi thấy rằng gần như không trường đại học nào tại Việt Nam làm đượcđiều này, có thể do mô hình, do điều kiện kinh tếhoặc cơ chế.

Về hệ thống đào tạo nhân lực của Việt Nam hiện nay phải khẳng định rằng họ không có chiến lược, họ bắt chước, rập khuôn theo những mô hình có sẵn, thậm chí quá thần tượng những mô hình quản trị mà không tính đến những thuộc tính, điều kiện mang tính chất rất cá biệt của người Việt Nam ví dụ như tính manh mún, sáng tạo quá mức của người Việt Nam, đôi khi sự chịu khó đến mức quá sức cũng không mang lại hiệu quả. Quản trị của Việt Nam không đạt được tầm nhìn. Tiến sỹ nhiều, toán học giỏi nhưng chưa có chương trình khoa học nào được đánh giá ra ngoài thế giới. Vì chúng ta chỉ nghĩ những cái trước mắt, có những cái chúng ta nghĩ lâu dài thì lại quá xa xôi hoặc chúng ta chỉ đánh giá trên bình diện về hình thức chứ chưa đánh giá được bản chất nội hàm.

Theo tôi, đây không phải do lỗi của hệ thống giáo dục mà do chúng ta thiếu triết lý giáo dục nên dẫn đến việc không có mục tiêu rõ ràng làm cho mục tiêu đào tạo trở nên quá xa vời với thực tế.

Tôi thấy nhiều ngân hàng cũng cho thực tập sinh, nhưng chắc chắn là không có ngân hàng nào dám cho sinh viên đứng ra làm giám đốc một chi nhánh. Tuy nhiên nếu có một công nghệ đào tạo cũng như một cơ chế tốt, tôi tin rằng một sinh viên cũng có thể làm được trưởng phòng, thậm chí là điều hành một đơn vị.

Với phương diện một nhà đào tạo thực tế, tôi thấy rằng hệ thống nhân lực Việt Nam hiện nay đang rơi vào khủng hoảng thậm tệ về mặt chiến lược, năng lực, kỹ năng, thậm chí cả về mặt giá trị.

PV: Hiện nay người ta hay nghe nói nhiều đến các thuật ngữ như: đào tạo thông minh, điện toán đám mây hay đào tạo online hay thậm chí NPL... nhưng ít ai biết đến một thuật ngữ hoàn toàn mới “G23.0”, ông có thể giải thích rõ hơn về G23.0?

ThS. Bùi Phương Việt Anh: Hiện nay có rất nhiều trào lưu đào tạo trong nước cũng như nước ngoài người ta cho rằng đào tạo công nghệ thông minh hay các công nghệ khác, tuy nhiên nó cũng chỉ đạt mức độ 7.0. Và tất nhiên nó vẫn có thể hoạt động bình thường nhưng nếu tác nghiệp ở giá trị cao hơn thì không thể làm được. Vì thế nếu chúng ta vẫn sử dụng những hệ thống đó đào tạo đó cho người lao động thì sẽ gây ra hệ lụy là không tương thích với những thay đổi lớn của xã hội. Cho dù công nghệ điện toán đám mây hiện nay cũng chỉ đạt 7.5. Hoặc công nghệ đào tạo online. Khi tâm thế con người chưa tốt thì đào tạo online là một cản trở lớn nhất. 

Còn về chuẩn G32.0, nó dựa trên cơ sở của nền kinh tế tổng thể. Thuật ngữ kinh tế tổng thể được sử dụng chính thức để diễn đạt những mô hình và nguyên lý về kinh tế không theo mô hình kinh tế vi mô hay vĩ mô kinh điển mà nó khác xa thậm chí quen thuộc đến mức khác biệt.

Tôi quan niệm, một bản nhạc không phải là tổng thể của các nốt nhạc, bởi tổng thể khác xa với tổng số của nó. Thế nên kinh tế vĩ mô và vi mô cũng chỉ ra quy luật thuận và nghịch của cung và cầu nhưng kinh tế tổng thể lại chỉ cho chúng ta quy tắc dòng chảy.

G23.0 là thang đo giá trị lệch năng lực của nhân lực và được đánh giá theo sự phát triển từ phát triển cơ bắp, cho đến phát triển thông qua văn hóa, cho đến phát triển thông qua công nghệ, cho đến phát triển thông qua các mục đích và giá trị cho đến giá trị gia tăng rồi đến kinh tế tổng thể. Kinh tế tổng thể là giá trị cao nhất cho đến thời điểm này, chúng tôi định ra là tương đương với 23.0.

PV: Xuất phát từ đâu mà ông có thể xây dựng lên mô hình chuẩn về 23.0 và thực tiễn ứng dụng G23.0 đào tạo ở Việt Nam hiện nay? 

ThS. Bùi Phương Việt Anh: Nếu mà nói theo chuỗi thì không còn là của Việt Nam nữa bởi Việt Nam chỉ là công đoạn cuối cùng. Bản thân tôi là sản phẩm được đào tạo bởi giáo dục Việt Nam: Tôi được học Đại Học ở Việt Nam, rồi học Thạc sỹ ở Úc, Thạc sỹ trong quân đội, nghiên cứu các chương trình đào tạo của Havard...

Tôi nói đây là một sản phẩm trung lập, tôi là hệ quả của sự pha trộn những nền văn hóa, kiến thức này. Khi tôi nghiên cứu về nhân lực phát triển, tôi phát hiện ra từ thang nhân lực cơ bắp (chỉ số thấp nhất) nhảy lên thang đo về giá trị (chỉ số cao nhất).

Về thực tiễn áp dụng G23.0: Trong nhiều năm chúng tôi áp dụng đào tạo G23.0 đã cho thấy một kết quả đáng kinh ngạc. Khi sử dụng đào tạo trực tiếp: Với người đã có bằng đại học, sẽ mất trong khoảng 3 – 6 tháng là họ có khả năng tư duy, đánh giá tương đối tốt phù hợp với điều kiện là trưởng phòng hoặc cao hơn.

Còn đối với một sinh viên: nếu một khóa mini sẽ mất khoảng 6 tháng có thể giữ chức vụ trưởng phòng, cònhọc full phải 16 tháng các em có thể lên giám đốc.

Và thực tế trong nhiều năm qua, chúng tôi đã có rất nhiều lứa học sinh ra trường và kết quả là đã tiết kiệm rất nhiều chi phí, giải quyết được vấn đề con người, cả về ánh nhìn, năng lực tư duy, năng lực làm việc, thay đổi tâm thế và bản vị con người.

Tôi cho rằng người lãnh đạo phải được đào tạo bởi công nghệ lãnh đạo chứ không thể là công nghệ phổ thông được. Sản phẩm nào thì phải công nghệ đó.

Hiện nay có rất nhiều những quan điểm khác nhau trong giáo dục và tôi nghĩ rằng các nhà giáo dục cũng như các nhà kinh doanh, quản trị cần có một cái nhìn thực tế và dũng cảm để chúng ta sửa.

PV: Kỳ vọng của ông khi đưa mô hình chuẩn G23.0 vào đào tạo nguồn nhân lực cao cấp Việt Nam? 

ThS. Bùi Phương Việt Anh: - Khẳng định cho thế giới đã đến thời Việt Nam trỗi dậy và quản trị của chúng ta đủ sức hấp dẫn các nhà quản trị của nước ngoài phải học tập, nếu có điều kiện chúng ta sẽ  làm cho Việt Nam có đủ sức biến từ người đi làm thuê thành ông chủ.

- Đưa chương trình này đào tạo ra nhiều con người giúp cho xã hội thay đổi về năng lực quản trị cũng như cách thức quản trị, mô hình quản trị để tạo ra giá trị vượt trội.

- Cho thế giới biết Quản trị 23.0 cũng giống như công nghệ khi Việt Nam khởi xướng cũng là một niềm tự hào. Nhà nước cần nhìn nhận một cách đúng đắn nhất thay vì không có chính sách hỗ trợ cho nó phát triển thành cuộc cách mạng về mặt học thuật để các nhà quản trị kinh tế, thậm chí các nhà lãnh đạo cũng cần nhìn lại theo phương thức lãnh đạo mới để có giá trị đột phá, biến Việt Nam có sức mạnh cả về quyền lực mềm lẫn quyền lực thực sự.

Mong muốn trước mắt của tôi đó là đào tạo cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay có năng lực quản trị thực sự giúp nhà nước giải quyết được vấn đề khủng hoảng nhân lực hiện nay. Không gây tốn kém và làm lệch hướng các nguồn lực khác của đất nước.

Vâng, cảm ơn những chia sẻ của ông, chúc ông luôn mạnh khỏe, thành công và hoàn thành được sứ mệnh của mình.

Vũ Chúc 
 
 

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm