Người Việt tại Nhật: Đầu quân cho các công ty hay tìm đường khởi nghiệp?

(Dân trí) - Diễn đàn Chia sẻ về phát triển sự nghiệp cho người Việt Nam tại Nhật Bản - “Career sharing 2017” đã diễn ra thành công tốt đẹp tại Hội trường 3x3 Lab Future ở Otemachi - Trung tâm tài chính của Tokyo ngày 19/11, với sự tham gia của 8 diễn giả và hơn 120 bạn trẻ Việt Nam đang làm việc tại Nhật Bản.

Với chủ đề “Định hướng Sự nghiệp: Lựa chọn Corporate Hay Startup”, chương trình đã tạo ra một diễn đàn thảo luận sôi nổi, cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho người Việt Nam trên con đường phát triển sự nghiệp của bản thân tại Nhật Bản.

Mở đầu chương trình là bài phát biểu ngắn gọn của đại diện Ban tổ chức.
Mở đầu chương trình là bài phát biểu ngắn gọn của đại diện Ban tổ chức.

Khách mời của chương trình là 8 diễn giả người Việt Nam đến từ nhiều ngành nghề khác nhau, bao gồm những người có nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại những tập đoàn lớn và những người đã tự tạo dựng công ty của riêng mình tại Nhật Bản.

Một số khách mời tiêu biểu là: anh Tạ Sơn Tùng - đồng sáng lập kiêm chủ tịch của công ty IT Rikkeisoft với hơn 400 nhân viên; anh Bùi Thanh Tâm - đồng sáng lập chủ tiệm Bánh mỳ Xin Chào nổi tiếng ở Tokyo; chị Nguyễn Thị Thảo - trưởng nhóm chiến lược đầu tư tại công ty bảo hiểm nhân thọ Nationale Nederlanden, đồng thời là sáng lập viên của trường Việt Ngữ Tokyo và nhóm dịch sách Ehon Sakura Kids…

Các diễn giả và những người tham gia đã cùng nhau thảo luận sôi nổi, chia sẻ nhiều thông tin lẫn kinh nghiệm bổ ích cho người Việt Nam trong việc phát triển sự nghiệp cũng như cân bằng cuộc sống tại Nhật Bản.

Phần 1: Thảo luận về bí quyết để thăng tiến trong công ty.
Phần 1: Thảo luận về bí quyết để thăng tiến trong công ty.

Tại phần một của chương trình, 4 khách mời đã chia sẻ những thách thức và khó khăn của bản thân khi mới bắt đầu đi làm tại Nhật. Đó là những chia sẻ của chị Đặng Hoàng Phượng (trợ lý cấp cao bộ phận chiến lược kinh doanh, trưởng dự án thanh toán điện tử tại ngân hàng Mitsui Sumitomo), anh Nguyễn Tuấn Anh (CEO của công ty IT: Nal Japan), anh Bùi Xuân Dũng (nhân viên tại công ty thương mại điện tử Rakuten, đồng sáng lập Car from Japan), chị Nguyễn Thị Thảo (trưởng nhóm chiến lược đầu tư tại công ty Nationale Nederlanden Life Insurance).

Thách thức về việc xây dựng kiến thức nền tảng trong ngành, về việc quản lý thời gian để vừa làm việc toàn thời gian vừa học thi lấy những chứng chỉ cần thiết, về việc tìm hiểu và nắm bắt thông tin liên quan đến khách hàng trong thị trường Nhật Bản khó tính; hay khó khăn về cách tiếp cận với đồng nghiệp cũng như văn hóa làm việc triền miên sau giờ hành chính của nhiều công ty Nhật….

Đối mặt với những khó khăn đó, chỉ có cách là “cố gắng hoàn thành vượt kỳ vọng công việc được giao”, “sắp xếp công việc để có thế chủ động và cố gắng học hỏi nhanh nhất có thể", “bắt chước những người giỏi xung quanh và thu hút sự ủng hộ của cấp trên”,... những chia sẻ từ các khách mời đã thực sự thu được sự đồng cảm đồng thời tiếp thêm nhiều cảm hứng cho khán giả trong hội trường.

Một bạn trẻ mới đi làm tại Nhật Bản từ tháng 4 năm nay cho biết: “Mình cảm thấy bản thân đã tham gia được một chương trình rất ý nghĩa. Nhờ lắng nghe câu chuyện chia sẻ từ các khách mời, mình đã được truyền rất nhiều cảm hứng và động lực để tiếp tục cố gắng làm việc và phấn đấu trong những ngày tiếp theo”.

Phần 2: Thảo luận về chủ để Khởi nghiệp có khó không.
Phần 2: Thảo luận về chủ để Khởi nghiệp có khó không.

Bước sang phần hai của chương trình, 3 khách mời là anh Tạ Sơn Tùng (đồng sáng lập kiêm chủ tịch của công ty IT Rikkeisoft với hơn 400 nhân viên), anh Bùi Thanh Tâm (đồng sáng lập kiêm điều hành kinh doanh tiệm Bánh mỳ Xin Chào), chị Mai Hoài Giang (CEO công ty Raroma) đã chia sẻ với khán giả về hành trình khởi nghiệp của bản thân.

Khi mới bắt đầu khởi nghiệp, các vị khách mời đều đã phải trải qua rất nhiều giai đoạn khó khăn khác nhau. “Một vài lần ngủ lang thang ở ga", hay “gần hết vốn mà chưa thuê được mặt bằng ưng ý", hay “mất bao nhiêu công sức để nhập khẩu xích lô sang mà không xin được giấy phép cho xe chạy trong nội thành", v.v. Tuy vậy điểm chung của những vị khách mời này là luôn nhìn mọi thứ dưới con mắt lạc quan, rằng “những khó khăn này sẽ trở thành những kỷ niệm vui trong cuộc đời để kể lại cho con cháu", “khi lập nghiệp, ở đâu cũng đầy rào cản nhưng mình nghĩ, rào cản lớn nhất là chính bản thân mình thôi”, “lúc nào cũng giữ sự nhiệt huyết và sự bình tĩnh phán đoán tối đa, giữ trái tim nóng và cái đầu lạnh”.

Phần 3: Chia sẻ về khởi nghiệp của một Việt Kiều Mỹ tại Nhật Bản bằng tiếng Anh.
Phần 3: Chia sẻ về khởi nghiệp của một Việt Kiều Mỹ tại Nhật Bản bằng tiếng Anh.

Một khán giả đã khởi nghiệp ở Nhật Bản 10 năm khi được phỏng vấn tại chương trình đã cho hay: “Hiện tại ở Nhật, mình biết có rất nhiều người Ấn Độ và người Singapore đã khởi nghiệp thành công. Mình mong rằng chương trình lần này đã góp phần ủng hộ cho những người Việt Nam đã - đang - sẽ có khát khao khởi nghiệp, để sự nghiệp của họ có thể thành công hơn nữa tại thị trường Nhật Bản”.

Tại phần thảo luận cuối, anh Phi Long Nguyễn đã trình bày bằng tiếng anh thông tin giới thiệu về start-up thiện nguyện “Gochiso" của bản thân, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm của bản thân khi khởi nghiệp tại Nhật Bản nhưng không hề biết tiếng Nhật. Cách anh tập trung vào phát huy thế mạnh của bản thân, nói về tương lai, thay vì nói chuyện quá khứ hay hạn chế của mình là thông điệp khiến nhiều bạn trẻ ấn tượng.

Khán giả rất hào hứng đặt câu hỏi cho khách mời.
Khán giả rất hào hứng đặt câu hỏi cho khách mời.

Một khán giả đã khởi nghiệp ở Nhật Bản 10 năm cũng cho hay: “Hiện tại ở Nhật, mình biết có rất nhiều người Ấn Độ và người Singapore đã khởi nghiệp thành công. Mình mong rằng chương trình lần này đã góp phần ủng hộ cho những người Việt Nam đã - đang - sẽ có khát khao khởi nghiệp, để sự nghiệp của họ có thể thành công hơn nữa tại thị trường Nhật Bản”.

Phần 4: Giao lưu tiệc nhẹ, trao đổi kết nối cuối chương trình.
Phần 4: Giao lưu tiệc nhẹ, trao đổi kết nối cuối chương trình.

Ảnh kỷ niệm của tất cả khán giả, khách mời và BTC.
Ảnh kỷ niệm của tất cả khán giả, khách mời và BTC.

Cùng với sự tăng cường hợp tác giữa Việt Nam - Nhật Bản và làn sóng du học Nhật Bản, ngày càng có nhiều bạn trẻ Việt Nam lựa chọn sang Nhật học tập, làm việc. Nhu cầu được chia sẻ về định hướng công việc, phát triển bản thân và hòa nhập vào môi trường công ty Nhật ngày càng tăng. Tuy nhiên, cộng đồng vẫn còn thiếu những diễn đàn và sân chơi để các bạn trẻ người Việt tại Nhật có thể giao lưu, trao đổi về công việc và phát triển sự nghiệp. Nắm được xu thế và nhu cầu này, một nhóm bạn trẻ người Việt đã mạnh dạn đứng ra tổ chức các hoạt động chia sẻ về định hướng sự nghiệp cho người Việt tại Nhật Bản. Nhóm mong muốn tạo xây dựng một mạng lưới (network) gồm những người Việt trẻ muốn phát triển sự nghiệp tại Nhật, cùng chia sẻ thông tin nghề nghiệp, tư vấn cho những lớp kế cận và góp phần xây dựng hình ảnh cộng đồng người Việt tốt đẹp, đoàn kết. Cho tới nay, nhóm đã tổ chức 2 sự kiện lớn trong 2 năm liền (2016 và 2017) để kết nối những người Việt trẻ đang đi làm tại Nhật và mời những bạn trẻ có những thành tựu nhất định tới để chia sẻ về kinh nghiệm phát triển sự nghiệp của mình.

Tháng 10 năm 2016, sự kiện lần đầu tiên đã được tổ chức tại Tokyo Nhật Bản. Xoay quanh chủ đề “Phát triển sự nghiệp và suy nghĩ về chuyển việc tại Nhật”. Các diễn giả đến từ các công ty lớn như Amazon, Google, Accenture, Goldman Sachs v.v… đã chia sẻ nhiều trải nghiệm và chiến lược quý báu của bản thân đến khán giả tham gia. “Career sharing” lần một đã nhận được sự hưởng ứng vô cùng nhiệt tình của khán giả cũng như khách mời tham gia. Bởi đó là lần đầu tiên, một diễn đàn mở về phát triển sự nghiệp được tổ chức tại Nhật Bản dành cho người Việt Nam.

Bùi Tú Quyên

Từ Tokyo, Nhật Bản

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm