Nghề PR: Độ “nóng” chưa bao giờ giảm

Xuất hiện tại Việt Nam chưa lâu nhưng PR đang trở thành một ngành nghề được ưa chuộng bởi đặc tính năng động, sáng tạo và khả năng đem lại nguồn thu nhập cao.

PR - nghề hấp dẫn với nhiều cơ hội phát triển

“Chưa bao giờ giá trị của quan hệ công chúng (public relation- PR) lại được đánh giá cao như lúc này trong vai trò một hình thức giao tiếp thuyết phục của doanh nghiệp. Tỉ lệ ngân sách đầu tư cho PR lớn hơn, số sinh viên tốt nghiệp tìm việc trong lĩnh vực này cũng tăng nhanh và số lượng các nhà tư vấn PR được tuyển dụng trên toàn thế giới đang ở mức cao nhất từ trước đến nay”, chuyên gia lão làng trong ngành PR Gerry McCusker đã phát biểu như vậy trong quyển Nguyên nhân và bài học từ những thất bại PR nổi tiếng thế giới.
 
Thạc sĩ Lê Ngọc Hường
Thạc sĩ Lê Ngọc Hường

Xuất hiện tại Việt Nam chưa lâu nhưng PR đang được coi là một ngành nghề được ưa chuộng bởi đặc tính năng động, sáng tạo và khả năng đem lại nguồn thu nhập cao. Cuốn theo làn sóng các doanh nghiệp, các nhà đầu tư nước ngoài đổ vào thị trường nội địa do chính sách mở cửa của Việt Nam từ những năm đầu thập niên 1990, lĩnh vực PR như có chất xúc tác để phát triển mạnh. Đặc biệt, đi cùng với sự phát triển của báo chí, nghề PR hiện đang rất phát triển ở TP.HCM- một thành phố với nền kinh tế biến chuyển rất năng động, một vùng đất tiềm năng và màu mỡ cho mọi ngành nghề phát triển.

Có thể định nghĩa ngắn gọn PR là quá trình quản lý truyền thông để xây dựng, duy trì mối quan hệ tốt đẹp và sự hiểu biết lẫn nhau giữa tổ chức hoặc cá nhân với những cộng đồng liên quan, tạo ra hình ảnh và thông tin tích cực với mục đích quảng bá, gây ảnh hưởng có lợi trong công chúng cho tổ chức hoặc cá nhân đó.
 
ThS Mai Đức Toàn - Phó phòng Tuyển sinh-Truyền thông trường CĐ Bách Việt
ThS Mai Đức Toàn - Phó phòng Tuyển sinh-Truyền thông trường CĐ Bách Việt
 đang tư vấn cho một trường THPT tại Đà Lạt về ngành Quan hệ công chúng.

Tuần rồi một bạn sinh viên ngành Quan hệ công chúng của trường Cao đẳng Bách Việt đã phỏng vấn tôi: “Theo cô, công việc PR thú vị như thế nào?”. Với kinh nghiệm sau 8 năm làm phóng viên và 12 năm làm nghề PR, tôi phải thừa nhận PR là một nghề khó, nhiều thách thức nhưng rất hấp dẫn và thú vị.

Làm nghề này các bạn có cơ hội gặp gỡ, giao tiếp và làm việc với nhiều người ở nhiều ngành nghề và lĩnh vực khác nhau. Các em có thể được đi nhiều nơi, học hỏi được nhiều điều mới mẻ để trau dồi, phát triển các kỹ năng trong nghề PR cũng như tích lũy nhiều kinh nghiệm, kiến thức và vốn sống trong thời gian ngắn. Cơ hội tìm việc làm trong nghề này khá tốt nếu các em có năng lực làm nghề PR giỏi. Hiện nay hầu hết các công ty truyền thông hoặc các doanh nghiệp tại Việt Nam thường gặp khó khăn khi có nhu cầu tuyển nhân sự được đào tạo chuyên nghiệp trong nghề PR.      
 
PR - nghề đòi hỏi nhiều kỹ năng cá nhân

Người hoạt động trong nghề PR đòi hỏi nhiều kỹ năng cá nhân. Chẳng hạn như kỹ năng viết- một trong những kỹ năng quan trọng khi muốn bước vào nghề này như viết bài PR, viết thông cáo báo chí, viết bài phát biểu trong các sự kiện, viết bài dẫn chương trình, viết kịch bản… Hay kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phỏng vấn, kỹ năng tiếp nhận thông tin và xử lý thông tin, kỹ năng xử lý khủng hoảng, kỹ năng làm việc với giới báo chí…

Nếu trời phú cho bạn có một số năng khiếu và các tố chất bẩm sinh phù hợp làm việc trong nghề này thì quá tuyệt. Nhưng theo tôi, cũng như các ngành nghề đòi hỏi chuyên môn cao, muốn dấn thân vào nghề này lâu dài bạn cần phải được đào tạo bài bản để hành nghề một cách tự tin, bản lĩnh và có thể xử lý mọi tình huống, mọi vấn đề xảy ra trong quá trình làm việc một cách chuyên nghiệp và khoa học. 
 
Năng động, giao tiếp tốt, chuyên môn vững vàng là những yếu tố quyết định
Năng động, giao tiếp tốt, chuyên môn vững vàng là những yếu tố quyết định
Năng động, giao tiếp tốt, chuyên môn vững vàng là những yếu tố quyết định
làm nên thành công của một nhân viên PR chuyên nghiệp

Ngay phần trên tôi đã nhấn mạnh PR là một nghề khó và người làm nghề phải chịu nhiều thách thức, áp lực căng thẳng do cường độ công việc và do đòi hỏi ngày càng nhiều,  ngày càng cao của các sếp cấp trên hay khách hàng. Khả năng chịu áp lực trong công việc luôn được chú trọng khi một tổ chức hay một doanh nghiệp muốn tuyển chuyên viên PR. Khả năng này, theo tôi, cũng cần phải được học và rèn luyện nghiêm túc.

Thực tế có chút mâu thuẫn trong việc tìm kiếm nhân sự của nghề PR. Các tổ chức hầu như không quan tâm tới bằng cấp đại học hay cao đẳng mà họ chỉ chú trọng tới vấn đề đề “được việc” của các ứng viên. Điều này xuất phát từ thực tế khách quan, người làm PR ngoài việc giỏi nghề, có kinh nghiệm còn đòi hỏi hội tụ các yếu tố năng động, lanh lợi, nhanh chóng nắm bắt yêu cầu và có năng lực triển khai công việc kịp tiến độ. Bên cạnh tính siêng năng, chịu khó, đòi hỏi các nhân viên PR phải rất cẩn trọng và kỹ lưỡng để tránh bất cứ lỗi lầm đáng tiếc nào có thể xảy ra. Bởi thế người làm PR giỏi và chuyên nghiệp hiện nay không nhiều. Đội ngũ nhân sự thiếu thốn này đang chờ các bạn sinh viên, các bạn trẻ gia nhập với niềm đam mê, yêu mến nghề PR vì trên hết các bạn là đội ngũ được đào tạo bài bản và chuyên nghiệp.

Năng động, giao tiếp tốt, chuyên môn vững vàng là những yếu tố quyết định
 
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ra quyết định cho phép Trường Cao đẳng Bách Việt đào tạo thí điểm trình độ cao đẳng hệ chính quy ngành Quan hệ công chúng.

Cao đẳng Bách Việt là trường cao đẳng đầu tiên và duy nhất ở thời điểm hiện tại được phép đào tạo ngành Quan hệ công chúng. Năm 2015, Trường xét tuyển 100 chỉ tiêu ngành này theo 2 phương thức xét tuyển kết quả học bạ và xét tuyển theo kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2015.

Trường Cao đẳng Bách Việt mở ngành Quan hệ công chúng nhằm đào tạo lực lượng lao động có chuyên môn cao để đáp ứng được những yêu cầu thiết thực của thị trường lao động. Trường trang bị cho sinh viên các kỹ năng nghề nghiệp với tư duy năng động, chuyên nghiệp phục vụ cho các hoạt động quan hệ công chúng tại các tổ chức và doanh nghiệp.

Lê Ngọc Hường -Thạc sĩ Báo chí

Chủ nhiệm Crescent Team, Công ty TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng