Ngành nào có mức điểm nhận xét tuyển cao nhất vào trường đại học Hồng Đức?

Trần Lê

(Dân trí) - Trường đại học Hồng Đức (Thanh Hóa) vừa có thông báo mức điểm nhận đăng ký xét tuyển bằng phương thức sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022 vào các ngành trình độ đại học hệ chính quy, đợt 1.

Trong đợt 1 này, Trường đại học Hồng Đức xét tuyển ở 34 ngành đào tạo trình độ đại học. Trong đó, ngành có mức điểm nhận đăng ký xét tuyển cao nhất là 4 ngành đại học sư phạm chất lượng cao với 24 điểm và ngành có mức nhận đăng ký xét tuyển thấp nhất là 15 điểm.

Cụ thể, mức điểm nhận đăng ký xét tuyển đào tạo trình độ đại học của Trường đại học Hồng Đức:

TT

Mã ngành

Ngành

Chỉ

tiêu

Mức điểm nhận ĐKXT

Ghi chú

1

7140209CLC

ĐH Sư phạm Toán học chất lượng cao

20

24,00

 

2

7140217CLC

ĐH Sư phạm Ngữ văn chất lượng cao

20

24,00

 

3

7140218CLC

ĐH Sư phạm Lịch sử chất lượng cao

15

24,00

 

4

7140201

ĐH Giáo dục Mầm non

175

12,67

Áp dụng cho 2 môn văn hóa

5

7140202

ĐH Giáo dục Tiểu học

300

19,00

 

ĐH Giáo dục Tiểu học (Tổ hợp M00)

12,67

Áp dụng cho 2 môn văn hóa

6

7140206

ĐH Giáo dục Thể chất

45

12,00

Áp dụng cho 2 môn văn hóa

7

7140209

ĐH Sư phạm Toán học

50

19,00

 

8

7140210

ĐH Sư phạm Tin học

20

19,00

 

9

7140211

ĐH Sư phạm Vật lý

15

19,00

 

10

7140212

ĐH Sư phạm Hóa học

11

19,00

 

11

7140213

ĐH Sư phạm Sinh học

28

19,00

 

12

7140217

ĐH Sư phạm Ngữ văn

53

19,00

 

13

7140218

ĐH Sư phạm Lịch sử

8

19,00

 

14

7140219

ĐH Sư phạm Địa lý

26

19,00

 

15

7140231

ĐH Sư phạm Tiếng Anh

120

19,00

 

16

7140247

ĐH Sư phạm Khoa học Tự nhiên

20

19,00

 

17

7220201

ĐH Ngôn ngữ Anh

100

15,00

 

18

7310101

ĐH Kinh tế

30

15,00

 

19

7310401

ĐH Tâm lý học

30

15,00

 

20

7310630

ĐH Việt Nam học

30

15,00

 

21

7340101

ĐH Quản trị kinh doanh

90

15,00

 

22

7340201

ĐH Tài chính - Ngân hàng

40

15,00

 

23

7340301

ĐH Kế toán

180

16,00

 

24

7340302

ĐH Kiểm toán

40

15,00

 

25

7380101

ĐH Luật

50

15,00

 

26

7480201

ĐH Công nghệ thông tin

100

15,00

 

27

7520201

ĐH Kỹ thuật điện

30

15,00

 

28

7580201

ĐH Kỹ thuật xây dựng

30

15,00

 

29

7620106

ĐH Chăn nuôi-Thú y

40

15,00

 

30

7620110

ĐH Khoa học cây trồng

40

15,00

 

31

7620201

ĐH Lâm học

30

15,00

 

32

7810101

ĐH Du lịch

40

15,00

 

33

7850101

ĐH Quản lý tài nguyên và Môi trường

30

15,00

 

34

7850103

ĐH Quản lý đất đai

30

15,00

 

Đối với các ngành đào tạo giáo viên: Thí sinh trúng tuyển được hưởng các chế độ theo quy định tại Nghị định số 116/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm.

Mức điểm nhận đăng ký xét tuyển đối với ngành đào tạo đại trà là tổng điểm 3 môn thi ở tất cả các tổ hợp (không nhân hệ số, không có môn thi nào trong tổ hợp xét tuyển có kết quả từ 1,0 điểm trở xuống) cộng với điểm ưu tiên khu vực, đối tượng (nếu có); mức chênh lệch giữa hai nhóm đối tượng ưu tiên kế tiếp là một điểm, giữa hai khu vực kế tiếp là 0,25 điểm.

Điều kiện kết hợp: Tổ hợp xét tuyển các ngành có môn thi năng khiếu phải đảm bảo điểm thi năng khiếu đạt từ 5,0 trở lên.

Đối với ngành đào tạo giáo viên chất lượng cao: Là tổng điểm 3 môn thi ở tất cả các tổ hợp cộng với điểm ưu tiên khu vực, đối tượng (nếu có). Mức chênh lệch giữa hai nhóm đối tượng ưu tiên kế tiếp là một điểm, giữa hai khu vực kế tiếp là 0,25 điểm.

Điều kiện kết hợp: Tổng điểm 3 môn thi đạt từ 24 điểm trở lên ở tất cả các tổ hợp (không có môn nào dưới 5,0 điểm); môn chủ chốt của ngành đào tạo đạt từ 8,0 điểm trở lên (môn Toán đối với sư phạm Toán, môn Ngữ văn đối với sư phạm Ngữ văn và môn Lịch sử đối với sư phạm Lịch sử); có học lực đạt loại Khá và hạnh kiểm đạt loại Tốt ở cả 3 năm học THPT.

Trong trường hợp có 2 hoặc nhiều thí sinh có điểm xét tuyển bằng nhau (điểm xét tuyển là tổng điểm bao gồm cả điểm ưu tiên đối tượng và khu vực), thứ tự ưu tiên:

Ưu tiên 1

Ưu tiên 2

Thí sinh có tổng điểm 3 môn thi trong tổ hợp xét tuyển (trừ 2 ngành Giáo dục mầm non và Giáo dục thể chất là tổng điểm 2 môn thi văn hóa) không bao gồm điểm khu vực, đối tượng (nếu có) cao hơn.

Thí sinh có điểm môn thi tương ứng với ngành đăng ký xét tuyển cao hơn, cụ thể: Toán (Sư phạm Toán); Lý (sư phạm Lý); Hóa (sư phạm Hóa); Sinh (sư phạm Sinh); Ngữ văn (sư phạm Ngữ văn); Địa (sư phạm Địa); Lịch sử (sư phạm Lịch sử); tiếng Anh (sư phạm tiếng Anh); các ngành còn lại, môn Ngữ văn (đối với các tổ hợp có môn Ngữ văn hoặc có cả Ngữ văn và Toán), môn Toán (đối với các tổ hợp khác).

Đối với 4 ngành SP CLC: thí sinh có điểm môn chủ chốt cao hơn.

Đối với 4 ngành sư phạm chất lượng cao: Thí sinh có tổng điểm cao hơn (không tính điểm ưu tiên khu vực và đối tượng).