Khoa Y, ĐH Tân Tạo: Trao cơ hội hành nghề Y tại Mỹ

Ngành Y có thể nói là một ngành “hot” trên thế giới với nhiều ưu đãi trong học tập, nhiều cơ hội làm việc sau khi tốt nghiệp. Bất cứ một sinh viên đam mê ngành Y nào cũng muốn được đào tạo ở môi trường quốc tế, đặc biệt là Mỹ với chất lượng đào tạo bậc nhất thế giới và bằng cấp được công nhận toàn cầu.

Hành nghề Y tại Mỹ: Giấc mơ của mọi bác sĩ

Nước Mỹ hiện tại có khoảng 650.000 bác sĩ (BS), trong số này, có đến 170.000 BS tốt nghiệp Y khoa ngoài nước Mỹ, chiếm khoảng 26,15%. Với mức lương trung bình sau khi hoàn tất Thực tập nội trú từ 140.000-170.000 USD/năm thì nước Mỹ là một mảnh đất mơ ước với tất cả các BS trên toàn thế giới. Theo thống kê của National Resident Matching Program1, hàng năm, tại Mỹ, có khoảng 24.000 vị trí BS nội trú. Trong đó, 17.000 vị trí dành riêng cho các BS tốt nghiệp Y khoa Mỹ. Chỉ còn 7.000 vị trí cho tất cả những BS đến từ khắp nơi trên thế giới. GS. Giải phẫu học Ernest Talarico (ĐH Indiana) khuyến khích với các sinh viên Y, TTU chú tâm đến ngành nội khoa và BS gia đình. “Nếu các BS VN có kết quả USMLE 1,2 và CS tốt thì sẽ không khó để vào được các vị trí nội trú này. Điều quan trọng là trước đó phải chọn được môi trường giảng dạy có tính ưu việt, tiến bộ và phải được huấn luyện để thi chứng chỉ USMLE. Chứng chỉ này là tấm giấy thông hành danh giá cho phép hành nghề Y tại Mỹ” - GS nhấn mạnh.

USMLE: Chứng chỉ bắt buộc để được hành nghề Y tại Mỹ

US Medical Licensing Examination ( USMLE) là hệ thống kỳ thi chuyên môn lấy Chứng chỉ hành nghề Y dành cho các bác sĩ Y khoa quốc tế tìm kiếm cơ hội làm việc tại Mỹ cũng như New Zealand, được đồng tổ chức bởi National Board of Medical Examiner và Federation of State Medical Boards. Sinh viên (SV) tốt nghiệp các trường Y ngoài Mỹ và Canada phải vượt qua 3 bước của kì thi này để được cấp Giấy phép hành nghề tại Mỹ. Để hạn chế sai lầm trong công việc chăm sóc y tế, chương trình đưa ra đòi hỏi cao về chuyên môn cũng như trình độ tiếng Anh.

USMLE bao gồm nhiều kì thi: step 1 (các môn khoa học cơ bản), step 2CK (clinical knowledge - kiến thức lâm sàng), step 2CS(clinical skills - kỹ năng lâm sàng) và step 3. Khác với các steps khác, step 2CS sẽ đánh giá kỹ năng lâm sàng qua việc cho phép người thi tiếp xúc và thăm khám 12 bệnh nhân mẫu (được đóng giả gọi là standardized patients), kết quả chỉ có đậu hay rớt, không tính điểm. Còn step 1, 2CK và step 3 là những kì thi trắc nghiệm với thời gian làm test dao động từ 8 tiếng cho step 1 / 2CK đến 16 tiếng (chia làm 2 ngày thi) cho step 3. Điểm step 1, step 2CK và CS sẽ được dùng để nộp đơn vào chương trình bác sĩ nội trú của Hoa Kỳ. Chương trình nội trú kéo dài 3 đến 8 năm tuỳ chuyên ngành. Step 3 sẽ được các bác sĩ nội trú hoàn tất vào cuối năm 1 của chương trình bác sĩ nội trú. Như vậy, step 3 có ý nghĩa như một giấy phép hành nghề độc lập và được xem như tấm giấy thông hành cuối cùng để các bác sĩ được phép khám chữa bệnh trực tiếp trên bệnh nhân.

Khoa Y, ĐH Tân Tạo (TTU): Luyện thi chứng chỉ USMLE như tại Hoa Kỳ

Đây là một trong những điểm nhấn đặc sắc, nổi bật, riêng biệt trong chương trình đào tạo Y đa khoa của TTU, thu hút rất nhiều con em của các gia đình bác sĩ danh tiếng theo học. Chia sẻ về lý do của việc huấn luyện này, Chủ tịch Hội đồng sáng lập cho biết: “Tôn chỉ đào tạo của TTU là giáo dục, huấn luyện những cá nhân xuất sắc cả về năng lực lẫn đạo đức, cống hiến, đóng góp vào sự phát triển của VN và các nước trong khu vực. Chúng tôi không hề có ý định đào tạo bác sỹ cho nước Mỹ. Việc luyện thi chứng chỉ USMLE là do chúng tôi thấu hiểu khát khao được làm việc tại Mỹ của nhiều sinh viên. TTU luôn cố gắng trao cho các em những gì tốt đẹp nhất”.

Sinh viên Hoàng Quốc Bảo (áo trắng, kính đen) đang theo dõi 1 tiết học Giải phẫu tại ĐH Indiana.
Sinh viên Hoàng Quốc Bảo (áo trắng, kính đen) đang theo dõi 1 tiết học Giải phẫu tại ĐH Indiana.

Bác sĩ Mỹ chào đón sinh viên TTU tới thực tập.
Bác sĩ Mỹ chào đón sinh viên TTU tới thực tập.

Chương trình đào tạo của khoa Y bám sát gần như hoàn toàn với hệ thống kiến thức Y khoa của Hoa Kỳ. Mục đích là để đào tạo được “những bác sĩ quốc tế” có trình độ y học được công nhận tại Hoa Kỳ và họ có thể tự tin hành nghề ở bât cứ đâu trên thế giới. Quá trình này cũng phục vụ đắc lực cho các yêu cầu của kì thi USMLE. Trong 2 năm đầu, sinh viên được học các môn khoa học cơ bản như Dược lý, Vi sinh, Giải phẫu sinh lý... bằng tiếng Anh và bám sát với giáo trình nước ngoài. Thậm chí, khoa Y đã xây dựng riêng một phân môn chuyên phụ trách giảng dạy USMLE.

Phó hiệu trưởng kiêm trưởng khoa Y, GS Thạch Nguyễn nhấn mạnh: “Tùy vào năng lực và sự sắp xếp thời gian, các sinh viên Tân Tạo hoàn toàn có khả năng hoàn thành kì thi USMLE step 1 trong vòng 2 năm đầu. Các sinh viên năm 3-4 được đào tạo lâm sàng khá chặt chẽ, kết hợp với những chuyến thực tập tại Hoa Kỳ, Hàn Quốc, và Singapore... Nền tảng kiến thức lâm sàng của các em do đó cũng sẽ được đảm bảo bám sát với kì thi step 2CK và CS”. GS cũng cho biết, khoa Y luôn coi trọng việc thực tập lâm sàng cho mọi sinh viên. Với riêng các em xuất sắc được chọn đi thực tập lâm sàng tại Mỹ thì đây chính là bước chuẩn bị và chạy đà hoàn hảo để tiến tới tham gia kì thi step 2CS và chuẩn bị cho step 3. Với nguồn “tài nguyên quý giá” đã tích lũy được, các em sẽ đủ điều kiện và sự tự tin để xin học bác sĩ nội trú tại Mỹ sau khi ra trường.

“Khoa Y, TTU đã đem đến cho sinh viên những cơ hội nâng cao học thuật hiếm có. Thực tập lâm sàng tại Mỹ, viết sách y học chung với các GS, nghiên cứu-sản xuất thiết bị y tế, huấn luyện sinh viên thi lấy chứng chỉ USMLE”, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Bá Thủy chia sẻ khi đến thăm TTU những ngày cuối tháng 3. “ Tôi có lòng tin rằng, 2 năm sau, khi lứa sinh viên Y đầu tiên tốt nghiệp ra trường, sẽ có nhiều em giành được vị trí bác sĩ nội trú tại Mỹ. Nhưng điều khiến tôi vui mừng hơn cả là các em đều có chung tâm nguyện không ngừng phấn đấu để trở thành bác sĩ giỏi đi “hành y cứu người”. Đó mới là cái gốc của giáo dục”.

Niềm vui của gia đình bác sĩ thẩm mỹ Lê Văn Sẽ khi con gái lần đầu khoác Áo trắng, bắt đầu hành trình học làm bác sĩ.
Niềm vui của gia đình bác sĩ thẩm mỹ Lê Văn Sẽ khi con gái lần đầu khoác Áo trắng, bắt đầu hành trình học làm bác sĩ.

Nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Bá Thủy (bên trái) tại Lễ khoác Áo trắng của khoa Y, TTU ngày 28/3/2017.
Nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Bá Thủy (bên trái) tại Lễ khoác Áo trắng của khoa Y, TTU ngày 28/3/2017.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm