Gợi ý giải đề thi môn Địa lý khối C

(Dân trí) - Theo nhận xét của cô giáo Hoàng Thị Liên, trường THPT Chu Văn An (Hà Nội), đề thi đại học môn Địa kiến thức vừa phải, bám sát chương trình lớp 12. Có câu phân hoá kiến thức. Thí sinh học trung bình tối thiểu cũng được 5 điểm.

Dưới đây là gợi ý giải đề của nhóm giáo viên môn Địa trường THPT Chu Văn An - Hà Nội.
 

Câu I (2,0 điểm):

1, Trình bày đặc điểm và ý nghĩa của giai đoạn Tiền Cambri trong lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ Việt Nam

2, Chứng minh rằng nguồn lao động của nước ta phân bố không đều giữa khu vực nông thôn với thành thị. Phân tích tác động tích cực của quá trình đô thị hóa ở nước ta tới sự phát triển kinh tế

 

1. Đặc điểm của giai đoạn Tiền Cambri:

- Là giai đoạn cổ nhất và kéo dài nhất trong lịch sử phát triển lãnh thổ Việt Nam

+ Diễn ra trong 2 đại Thái cổ và Nguyên sinh

+ Thời gian diễn ra khoảng 2 tỷ năm và kết thúc cách đây 542 triệu năm.

- Diễn ra trong 1 phạm vi hẹp trên phần lãnh thổ nước ta hiện nay, tập trung ở khu vực núi cao Hoàng Liên Sơn và Trung Trung Bộ

- Các điều kiện cổ địa lý còn rất sơ khai và đơn điệu (mới có sự xuất hiện của thạch quyển, khí quyển, thủy quyển; các sinh vật còn rất sơ khai, nguyên thủy: tảo, động vật thân mềm)

 

Ý nghĩa:

- Đây là giai đoạn hình thành nền móng ban đầu của lãnh thổ Việt Nam

- Phần lãnh thổ được hình thành là các đơn vị nền móng cổ: Khối Vòm song Chảy, Hoàng Liên Sơn, địa khối sông Mã, Kon Tum.

 

2, Chứng minh rằng nguồn lao động của nước ta phân bố không đều giữa khu vực nông thôn với thành thi:

- Nước ta có nguồn lao động rất dồi dào: năm 2005 dân số hoạt động kinh tế của nước ta là 42,53 triệu người.

- Nguồn lao động nước ta phân bố không đều giữa khu vực nông thôn và thành thị: năm 2005, tỷ lệ lao động nông thôn chiếm 75%, tỷ lệ lao động thành thị chiếm 25%.

 

Tác động tích cực của quá trình đô thị hóa ở nước ta tới sự phát triển kinh tế:

  • Tích cực: Đô thị hóa có tác động mạnh đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta.

- Các đô thị ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội của các địa phương, các vùng trong nước…

- Các thành phố, thị xã có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, là các thị trường tiêu thụ hang hóa lớn và đa dạng; là nơi sử dụng đông dảo lực lượng lao động có chuyên môn kĩ thuật; có sức hút đối với đầu tư trong nước và nước ngoài, tạo ra đông lực cho sự tăng truopwngr và phát triển kinh tế.

- Các độ thị có khả năng tạo nhiều việc làm cho người lao động và tăng thu nhập.

 

Câu II:(3,0 điểm):

1, Phân tích những thuận lợi đối với hoạt động đánh bắt thủy sản ở nước ta? Giải thích tại sao hoạt động nuôi trồng lại chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành thủy sản?

2, Trung du và miền núi Bắc Bộ gồm những tỉnh nào? Hãy phân tích những thế mạnh về tự nhiên và hiện trạng phát triển thủy điện của vùng này?

 

1. Những thuận lợi đối với hoạt động đánh bắt thủy sản ở nước ta:

 

- Điều kiện tự nhiên:

+ Nước ta có bờ biển dài 3260 km và vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn.

+ Vùng biển nước ta có nguồn lợi hải sản phong phú

+ Nước ta có nhiều ngư trường (có 4 ngư trường trọng điểm là Cà Mau – Kiên Giang, Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu, Hải Phòng – Quảng Ninh và ngư trường quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa)

 

- Điều kiện kinh tế xã hội:

+ Nhân dân có kinh nghiệm, truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Lực lượng lao động của ngành ngày càng tăng.

+ Các phương tiện tàu thuyền, ngư cụ ngày càng được trang bị tốt hơn

+ Hoạt động dịch vụ thủy sản ngày càng mở rộng

+ Ngành chế biến thủy sản ngày càng phát triển

+ Thị trường của ngành thủy sản ngày càng rộng lớn (nhu cầu trong nước và thế giới này càng tăng)

+ Sự hỗ trợ của nhà nước.

 

- Hoạt động nuôi trồng lại chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành thủy sản vì:

+ Tiềm năng nuôi trồng thủy sản còn nhiều (diện tích mặt nước: nước mặn, nước lợ, nước ngọt)

+ Nhu cầu thị trường, nhất là thị trường nước ngoài tăng mạnh.

+ Hoạt động nuôi trồng có thể chủ động được

+ Phát triển nuôi trồng có ý nghĩa điều chỉnh đáng kể đối với sự phát triển của ngành khai thác và nằm trong định hướng phát triển kinh tế của nhà nước.

+ Việc phát triển nuôi trồng đảm tốt hơn nguyên liệu cung cấp cho các cơ sở chế biến thủy sản, nhất là chế biến để xuất khẩu.

 

2, Trung du miền núi phía Bắc gồm các tỉnh:

+ Đông Bắc: Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Bắc Giang

+ Tây Bắc: Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Hòa Bình.

 

- Thế mạnh về tự nhiên để phát triển thủy điện:

+ Là vùng núi cao nhất cả nước, độ dốc lớn, sông nhiều thác ghềnh, có các hệ thống sông lớn chảy qua ® Có nguồn thủy năng lớn nhất cả nước.

+ Hệ thống sông Hồng: Trữ năng 11triệu KW, chiếm 37% trữ năng thủy điện cả nước, riêng song Đà: 6 triệu KW.

+ Sự phân hóa 2 mùa lũ, cạn không thật rõ rệt tạo điều kiện cho các nhà máy thủy điện hoạt động quanh năm.

 

- Hiện trạng:

+ Đã xây dựng các nhà máy thủy điện: Thác Bà ( trên sông Chảy, công suất 110 MW), Hòa Bình ( trên sông Đà, công suất 1920 MW), Tuyên Quang (trên sông Gâm, công suất 342 MW)

+ Đang xây dựng: Sơn La (trên sông Đà, công suất 2400 MW) và àng loạt các nhà máy thủy điện nhỏ đang được xây dựng trên phụ lưu của các sông.

 

Câu III.  (5,0 điểm): Cho bảng số liệu

Tổng mức bán lẻ hang hóa doanh thu dịch vụ tiêu dung theo giá trị thực tế phân theo thành phần kinh tế nước ta (tỷ đồng)

 

2000

2006

Kinh tế nhà nước

39 206

75 314

Kinh tế ngoài nhà nước

177 744

498 610

Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

3 461

22 283

Anh, chị hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện quy mô tổng mức bán lẻ hang hóa doanh thu dịch vụ tiêu dung và cơ cấu phân theo thành phần kinh tế nước ta. Rút ra nhận xét từ biểu đồ đã vẽ.

 

- Vẽ biểu đồ:

     + So sánh quy mô và bán kính:

 

So sánh quy mô

So sánh  bán kính

2000

1

1

2006

2,7

1,6

 

+ Xử lý số liệu:

Bảng: Cơ cấu tổng mức bán lẻ hang hóa doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá trị thực tế phân theo thành phần kinh tế nước ta năm 2000, 2006

Đơn vị: %

 

2000

2006

Tổng số

100,0

100,0

Kinh tế nhà nước

17,8

12,6

Kinh tế ngoài nhà nước

80,6

83,6

Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

1,6

3,8

     + Vẽ biểu đồ: yêu cầu vẽ biểu đồ hình tròn đúng tỷ lệ R, có tên biểu đồ, chú giải, ghi số liệu trong biểu đồ, chia tỷ lệ chính xác.

   

- Nhận xét, giải thích:

- Tổng mức bán lẻ hang hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2006 tăng mạnh so với năm 2000, tăng 2,7 lần, do kinh tế phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, sức mua ngày càng lớn.

- Cơ cấu bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng có sự chuyển dịch mạnh mẽ:

+ Khu vực kinh tế ngoài nhà nước có tỷ trọng  lớn nhất và tăng dần (dẫn chứng)

+ Khu vực kinh tế nhà nước có tỷ trọng  giảm mạnh (dẫn chứng)

+ Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có tỷ trọng tăng dần (dẫn chứng)

   Nguyên nhân: do định hướng phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường.....

 

PHẦN RIÊNG (2 điểm)

Chương trình chuẩn: Tại sao vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất trong số các vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta. Nêu định hướng phát triển của vùng này

-          Gồm 8 tỉnh, thành phố (nêu tên)

-          Có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất vì:

+ Vị trí địa lý thuận lợi, TNTN nổi bật là dầu khí

+ Dân cư đông, LLLĐ dồi dào, có trinh độ CMKT cao

+ CSHT, CSVCKT tốt và đồng bộ

+ Thu hút đầu tư nước ngoài lớn nhất cả nước

-          Định hướng phát triển

+ CN: PT các ngành CN trọng điểm công nghệ cao, KCN tập trung...

+ Đẩy mạnh các ngành DV: du lịc ngân hang, thương mại

+ chú ý vấn đề giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Theo chương trình nâng cao: Tại sao đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất ở nước ta hiện nay? Nêu định hướng phát triển sản xuất lương thực ở vùng này?

 

* Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất ở nước ta hiện nay vì:

-          ĐBSCL có tiềm năng lớn để SX lúa: đất, khí hậu, nước, lao động (Đất đai màu mỡ, S tích lớn, khí hậu cận xích đạo ; mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, lao động dồi dào, nhiều kinh nghiệm, năng động……)

-          Thực trạng

+ Diện tích: 3,7 – 3,8 triệu ha, chiếm 51% S trồng lúa cả nước

+ NS: 2005: 50,4 ta/ha cao hơn mức TB cả nước (48,9 tạ/ha)

+ SL: 2005: 18 tr tấn chiếm 53,9% SL lúa cả nước

+ BQLT: trên 1000kg/người cao hơn gáp 2 lần bình quân chung cả nước.

 

* Định hướng:

- Đưa ĐB này trở thành vùng SXLT hàng hóa lớn hơn nữa

- Đầu tư thủy lợi, cải tạo đất, thâm canh tăng vụ, áp dụng tiến bộ KHKT....

- Đẩy mạnh CNCB LT hướng ra xuất khẩu

 

 Nhóm giáo viên môn Địa trường THPT Chu Văn An - Hà Nội