Gợi ý đáp án môn ngữ văn đề minh họa thi vào lớp 10 của Hà Nội

Hoàng Hồng

(Dân trí) - Đề minh họa môn ngữ văn thi vào lớp 10 công lập tại Hà Nội năm 2025 đã được công bố vào trưa nay, 29/8.

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã công bố đề minh họa 7 môn thi vào lớp 10 công lập năm 2025 gồm ngữ văn, toán, ngoại ngữ, khoa học tự nhiên, lịch sử và địa lý, giáo dục công dân và tin học.

Gợi ý đáp án môn ngữ văn đề minh họa thi vào lớp 10 của Hà Nội - 1
Gợi ý đáp án môn ngữ văn đề minh họa thi vào lớp 10 của Hà Nội - 2

Với môn ngữ văn, đề thi giữ nguyên cấu trúc cũ gồm đọc hiểu và viết. Tuy nhiên, tỷ lệ điểm của từng phần có sự thay đổi. Phần năng lực đọc hiểu chiếm 4 điểm, phần năng lực viết chiếm 6 điểm.

Câu nghị luận văn học trong phần viết chỉ còn 2 điểm, 4 điểm dành cho câu nghị luận xã hội.

Gợi ý đáp án môn ngữ văn đề minh họa thi vào lớp 10 của Hà Nội - 3

Dưới đây là gợi ý đáp án chi tiết đề minh họa môn ngữ văn thi vào lớp 10 công lập tại Hà Nội năm 2025 từ các giáo viên của ban chuyên môn tuyensinh247:

Phần I. Đọc hiểu

Câu 1.

Phương pháp:

Căn cứ các thể thơ đã học.

Cách giải:

- Thể thơ tự do.

Câu 2.

Phương pháp:

Căn cứ nội dung bài đọc hiểu, tìm ý.

Cách giải:

- Hình ảnh khắc họa hình ảnh mẹ trong khổ đầu: mẹ mớm cho con muỗng cháo, mẹ thức hát ru con, tóc mẹ ngày thêm bạc.

- Qua những từ ngữ đó, người mẹ hiện lên với hình ảnh tần tảo, chăm lo từng bữa ăn giấc ngủ cho con. Mẹ là người đồng hành cùng cuộc đời con từ khi còn bé đến khi đã khôn lớn trưởng thành.

Câu 3.

Phương pháp:

Căn cứ nội dung bài đọc hiểu, phân tích.

Cách giải:

"Bầu trời" ở đây có thể hiểu là thế giới bao la rộng lớn ngoài kia, nơi luôn chờ đợi con khám phá.

Qua từng muỗng cháo, lời ru của mẹ con ngày một lớn khôn, trưởng thành. Bầu trời ấy sẽ "ngày một xanh hơn" khi con khôn lớn, rời xa vòng tay yêu thương của mẹ để tự viết tiếp những trang nhật ký cuộc đời, để khám phá thế giới bao la, rộng lớn.

Câu 4.

Phương pháp:

Phân tích.

Cách giải:

Việc tác giả so sánh mẹ như trời - đất, như cuộc đời - không thể thiếu trong con mang lại hiệu quả nghệ thuật đặc sắc:

- Trước hết giúp câu thơ thêm sinh động, hấp dẫn.

- Không chỉ vậy, hình ảnh so sánh còn giúp làm nổi bật vai trò to lớn và không thể thay thế của mẹ trong cuộc sống của con:

"trời - đất": gợi lên sự rộng lớn, bao la và bền vững như tình mẹ luôn hiện diện và bao bọc con cái

"như cuộc đời - không thể thiếu trong con": nhấn mạnh tầm quan trọng của người mẹ, gắn liền với cuộc đời, tâm hồn và sinh mạng của con.

- Qua hình ảnh so sánh, tác giả nhấn mạnh tầm quan trọng của mẹ đối với mỗi người. Từ đó khẳng định, ngợi ca vai trò, ý nghĩa của mẹ với mỗi chúng ta

Câu 5.

Phương pháp:

Phân tích.

Cách giải:

Những điều cần làm để gắn kết các thành viên trong gia đình:

- Thường xuyên chia sẻ, trò chuyện về công việc, học tập, tình cảm, những áp lực trong cuộc sống…

- Giúp đỡ, hỗ trợ, động viên lẫn nhau.

- Duy trì các truyền thống gia đình.

- Tôn trọng và chấp nhận sự khác biệt của các thành viên.

- Cùng nhau chia sẻ trách nhiệm trong các công việc chung.

- Thể hiện tình cảm yêu thương với những người thân trong gia đình.

- Giải quyết xung đột một cách văn minh, có tính xây dựng.

- …

Phần II. Làm văn

Câu 1.

Phương pháp:

Phân tích, tổng hợp.

Cách giải:

Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách, sau đây là gợi ý của Ban chuyên môn Tuyensinh247

Yêu cầu chung:

- Đoạn văn nghị luận xã hội khoảng 200 chữ, đầy đủ ba phần mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.

- Nội dung phân tích tám câu cuối trong bài đọc hiểu.

Yêu cầu cụ thể:

Mở đoạn: Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm và nội dung đoạn trích.

Thân đoạn:

- Sáu câu thơ đầu: Tác giả sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ:

+ Sử dụng câu đặc biệt: "Mẹ!" Câu mang tính định nghĩa khẳng định ý nghĩa, vai trò to lớn của mẹ trong cuộc đời mỗi người. Tiếng gọi thiêng liêng, cao quý, bộc lộ bao yêu thương, trìu mến của người con khi khôn lớn, trưởng thành từ vòng tay yêu thương của mẹ.

+ Sử dụng linh hoạt biện pháp tu từ: điệp cấu trúc (Có nghĩa là …), liệt kê, …

+ Giọng điệu thơ vừa khẳng định, vừa tha thiết, tình cảm, …

=> Tác giả đã khẳng định: Mẹ là khởi nguồn của sự sống, tình yêu, hạnh phúc và mẹ là duy nhất trong cuộc sống mỗi người.

- Mẹ không sống đủ trăm năm: gợi ra quy luật tồn tại của con người: mẹ không thể sống hết cuộc đời cùng con, mẹ sẽ già đi khi con trưởng thành nhưng mẹ đã ban tặng cho con sự sống, nụ cười, tiếng hát, niềm tin…

=> Sự biết ơn của người con dành cho mẹ, tình yêu và niềm hạnh phúc khi con có mẹ

Kết đoạn: Thể thơ tự do với cách gieo vần, ngắt nhịp linh hoạt, những câu thơ dài ngắn đan xen cùng hệ thống của các biện pháp tu từ đa dạng, giọng điệu thơ tha thiết, giàu cảm xúc,… giúp người đọc cảm nhận rõ hơn về vai trò, công lao to lớn của người mẹ…. Qua đó cũng thể hiện được sự biết ơn, trân quý của con đối với mẹ.

Câu 2.

Phương pháp:

Phân tích, tổng hợp.

Cách giải:

Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách, sau đây là gợi ý của Ban chuyên môn Tuyensinh247

Mở bài: Giới thiệu khái quát vấn đề nghị luận "Nên trưởng thành trong vòng tay mẹ hay nên rời xa vòng tay mẹ để trưởng thành?"

Thân bài:

Giải thích:

- Khái quát nội dung đoạn trích: Đoạn trích nói đến tình yêu thương, sự quan tâm của mẹ giành cho con. Dù con có ở bất kì đâu mẹ vẫn là người yêu thương vô điều kiện. Mẹ che chở, bảo bọc đồng hành cùng con từ khi con còn nhỏ đến mãi sau này.

- Trưởng thành: là sự hoàn thiện về mặt thể chất lẫn tinh thần. Có khả năng giải quyết vấn đề một cách độc lập không phụ thuộc.

- Vòng tay mẹ: Thể hiện tình thương, sự chăm sóc, giúp đỡ. Sự chở che, nâng đỡ.

Bàn luận.

Học sinh tự đưa ra sự lựa chọn của bản thân mình, chú ý có lý giải phù hợp. Sau đây là gợi ý:

- Khi rời xa vòng tay mẹ, đồng nghĩa với việc rời xa sự che trở, bảo bọc, chúng ta sẽ phải đối diện với những gian nan, thử thách ngoài cuộc sống mà buộc bản thân mình phải tự xoay sở, tự giải quyết. Nhờ đó, bản thân trở nên trưởng thành hơn.

+ Học được cách tự giải quyết vấn đề, tiếp thu được thêm nhiều kiến thức mới, tích lũy những kinh nghiệm sống cần thiết.

+ Học được cách cân bằng cảm xúc cá nhân, rèn luyện sự kiên nhẫn, trách nhiệm, học được cách đồng cảm, sẻ chia.

+ Khám phá ra được những năng lực tiềm ẩn của bản thân.

- Tuy nhiên, không thể phủ nhận vai trò của "vòng tay mẹ" trong quá trình trưởng thành của con người. Gia đình luôn là nơi để trở về, vòng tay cha mẹ luôn là chỗ để chúng ta dựa vào mỗi khi thất bại. Vòng tay đó sẽ là nguồn động lực vô giá để chúng ta lấy lại tinh thần, vững vàng bước tiếp, ngày càng trưởng thành hơn.

Học sinh chú ý lấy dẫn chứng phù hợp.

Bình luận

- Không ngừng tự cố gắng nỗ lực, độc lập giải quyết vấn đề trong cuộc sống. Vì dù cho trưởng thành trong hay ngoài vòng tay mẹ thì đó cũng là nơi cho con dc lớn khôn.

- Luôn trân trọng, biết ơn và yêu thương cha mẹ, tình cảm gđ vì đó là cội nguồn để con người khôn lớn, trưởng thành

- Phê phán những người có thói quen ỉ nại, phụ thuộc hoan toàn vào cha mẹ....

Kết luận: Tổng kết vấn đề nghị luận.

Đánh giá về đề minh họa môn ngữ văn, giáo viên Đinh Thị Hương cho biết:

1. Cấu trúc chung của đề thi

Đề thi gồm 2 phần: Phần đọc hiểu và phần viết

- Phần đọc hiểu:

Gồm 5 câu hỏi nhỏ xoay quanh ngữ liệu cho sẵn là một đoạn thơ tự do. Các câu hỏi bám sát ngữ liệu đi từ nhận biết, thông hiểu đến vận dụng.

- Phần viết:

+ Câu 1: Viết đoạn văn nghị luận văn học (khoảng 200 chữ) phân tích nội dung 8 câu thơ cuối trong đoạn trích ở phần đọc hiểu. Với câu hỏi này, đòi hỏi học sinh phải có kĩ năng đọc hiểu văn bản để làm rõ vẻ đẹp của bài thơ thông qua nội dung và nghệ thuật.

+ Câu 2: Viết bài văn nghị luận xã hội về vấn đề liên quan đến đoạn trích ở phần đọc hiểu "Nên trưởng thành trong vòng tay mẹ hay rời xa vòng tay mẹ để trưởng thành". Câu nghị luận nêu ra ý kiến để học sinh có thể thoải mái trình bày suy nghĩ quan điểm của bản thân. Với dung lượng 400 chữ cho một bài văn nghị luận xã hội đòi hỏi học sinh phải biết chắt lọc, trình bày sao cho hợp lí và đầy đủ nhất.

2. Nhận xét về nội dung kiến thức

- Đề minh họa bám sát kiến thức trong chương trình.

- Bám sát chuẩn đầu ra 2018 của Bộ Giáo dục, tránh tình trạng học vẹt, học tủ; bám sát tinh thần đề thi THPT.

- Chú trọng vào hiểu biết của học sinh về những vấn đề gần gũi nhưng vẫn mang tính thời sự cao.

- Nội dung câu hỏi xoay quanh các kĩ năng đọc - viết, kỹ năng cảm thụ.

3. Nhận xét về độ khó

- Đề thi có sự phân hóa rõ ràng về các mức độ.

- Phù hợp với năng lực của học sinh, đánh giá toàn diện về năng lực của học sinh.

- Đề thi có khả năng phân hóa đối tượng học sinh rõ ràng, đổi mới với câu hỏi yêu cầu viết bài văn nghị luận.

- Với sự thay đổi về hình thức ra đề sẽ là thách thức với học sinh THCS khi làm bài trong thời gian 120 phút nhưng đồng thời cũng giúp phân hóa học sinh.