Giáo dục tiểu học: Nhồi kiến thức hay rèn tư duy?

Trường Thịnh

(Dân trí) - Thay vì chạy theo định lượng kiến thức, trẻ rất cần được trang bị nền tảng tư duy để có thể xử lý và chuyển hoá kiến thức thành “tài sản” của chính mình.

Mẹ con cùng khóc

Xếp lại cuốn sách Tiếng Việt tập 1 vào kệ sách của con, chị Thục Như không nén được tiếng thở dài. Kể từ ngày con vào lớp 1, cả nhà chị cùng căng thẳng.

Covid-19 gây gián đoạn nhiều thứ, mãi cho đến khi nhận giấy báo nhập học, chị mới bắt đầu dạy con vỡ lòng. Con nhận diện được mặt chữ, mặt số, biết được các phép tính đơn giản… Tuy nhiên, có những khó khăn nhất định cho bé trong năm học này. Giáo trình lớp 1 mới có những hôm kiến thức khá nặng, một buổi, trẻ phải học 2-3 vần, có khi là 4 vần cùng lúc. Và, môn Toán, không đơn thuần chỉ là phép tính cộng trừ mà đòi hỏi trẻ phải hiểu cấu tạo số, biết tách và gộp số một cách linh hoạt để giải quyết các bài toán.

Giáo dục tiểu học: Nhồi kiến thức hay rèn tư duy? - 1
Khá nhiều trẻ phải đối diện với những khó khăn nhất định trong năm học này (Shutterstock)

Sợ con không theo kịp chương trình, chị cố gắng kèm bé thêm mỗi tối. Nhưng càng học, con càng… ngơ ngác trước những vần chữ và con số. Có hôm, hai mẹ con cùng khóc vì chị càng cố dạy, con lại càng đọc, viết và tính sai. Con sợ học còn mẹ thì mệt nhoài.

Không chỉ riêng Thục Như, thời gian qua, không ít bà mẹ rơi vào tình trạng này. Theo các chuyên gia từ Văn phòng Tư vấn Sư phạm của Tổ chức Quản lý Giáo dục Bỉ (KOV), giai đoạn chuyển tiếp từ mầm non lên tiểu học đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc đời trẻ. Đây là khoảng thời gian trẻ phải đối mặt với nhiều thay đổi và thách thức, cũng là điểm khởi đầu cho việc học tập có chủ đích. Do vậy, ở năm cuối của bậc mầm non, trẻ cần được chuẩn bị và giúp đỡ để có thể thích nghi với môi trường học tập mới.

Thấu hiểu bản chất của việc học

Có nhiều ý kiến trái chiều giữa việc nên hay không nên cho trẻ học trước chương trình. Tuy nhiên, nếu trẻ có khả năng nhận biết mặt chữ và số thì sẽ có nền tảng ban đầu thuận lợi hơn, nhanh chóng tiếp nhận các nội dung học tập chính thức hiệu quả. “Trẻ cũng cần được trang bị kỹ năng và tư duy để sẵn sàng hòa nhập môi trường giáo dục mới một cách tích cực”, bà Nguyễn Thanh Hoàng Diễm, CEO Mathnasium Việt Nam nhận xét.

Giáo dục tiểu học: Nhồi kiến thức hay rèn tư duy? - 2
Trẻ cần được trang bị kỹ năng và tư duy để sẵn sàng hòa nhập môi trường giáo dục mới một cách tích cực (Mathnasium Việt Nam)

Với kinh nghiệm hơn 20 năm làm giáo dục, theo bà Hoàng Diễm, trẻ có thể làm quen với kiến thức từ 3 - 4 tuổi nhưng nếu bị thúc ép, trẻ dễ rơi vào tình trạng chán nản và học đối phó. Đây là tác nhân gây ảnh hưởng tiêu cực không chỉ trong việc học tập mà còn cả các hoạt động trong cuộc sống. Chính vì điều này, mà ở Mathnasium, toàn bộ chương trình được xây dựng trên tiêu chí khơi dậy hứng thú và đam mê. Ví dụ, đến với trung tâm, trẻ được tiếp cận Toán học thông qua hình ảnh minh họa trực quan, mô hình đồ chơi giáo cụ nhiều màu sắc, các dạng bài tập Toán từ cơ bản đến nâng cao và đặc biệt là được tương tác trực tiếp với giáo viên bằng hình thức vấn đáp, đặt câu hỏi gợi mở. Phương pháp này giúp trẻ nhìn việc học như một hoạt động vui chơi, kích thích trí tưởng tượng, sáng tạo. Trẻ sẽ tiếp nhận kiến thức một cách sâu sắc và thấu hiểu được bản chất của việc học.

Giáo dục tiểu học: Nhồi kiến thức hay rèn tư duy? - 3
Mathnasium giúp học sinh biết cách suy luận xuôi và ngược, phân tích tất cả các khía cạnh để thấy được bức tranh tổng thể rồi mới giải quyết vấn đề theo cách logic nhất (Mathnasium Việt Nam)

Năm 2002, khi Mathnasium - phương pháp giáo dục tư duy dựa trên Toán học do Giáo sư Larry Martinek kiến tạo được ứng dụng rộng rãi ở Mỹ, phương pháp này đã mang đến sự đột phá trong giáo dục. Bởi, Mathnasium giúp học sinh biết cách suy luận xuôi và ngược, phân tích tất cả các khía cạnh để thấy được bức tranh tổng thể rồi mới giải quyết vấn đề theo cách logic nhất. Dựa trên sự phát triển của các học viên trong gần 20 năm qua, hệ thống này ghi nhận được “công thức” khá đơn giản cho việc học của trẻ: Bé được khuyến khích khám phá kiến thức sẽ càng thành công vì không áp lực với việc học.

Giáo dục tiểu học: Nhồi kiến thức hay rèn tư duy? - 4
Sự thấu hiểu sẽ mang đến niềm vui và sự yêu thích cho trẻ (Mathnasium Việt Nam)

Áp dụng “công thức” ấy tại Việt Nam từ năm 2011, Mathnasium nhanh chóng trở thành hệ thống đào tạo Toán tư duy hàng đầu cả nước, nhờ phương pháp giảng dạy hiệu quả. Bà Hoàng Diễm cho biết: “Đào tạo hơn 20.000 lượt học viên mỗi năm, thành tựu đáng tự hào nhất của Mathnasium Việt Nam là khơi dậy tình yêu của học sinh với việc học Toán và trang bị cho các em nền tảng tư duy vượt trội cùng kỹ năng giải quyết vấn đề nhạy bén. Như lời của Giáo sư Larry Martinek, trẻ em không ghét Toán, các em chỉ ghét sự rối rắm và sợ hãi khi không hiểu bài. Sự thấu hiểu sẽ mang đến niềm vui và sự yêu thích cho trẻ. Niềm vui và sự yêu thích mang đến sự tiến bộ và tự tin, từ đó kho tàng tri thức sẽ được mở ra”.

Mathnasium Việt Nam

Mathnasium là phương pháp và hệ thống trung tâm Toán tư duy Hoa Kỳ dành cho trẻ em từ 3 đến 15 tuổi, do Giáo sư Larry Martinek nghiên cứu từ năm 1974. Với hơn 45 năm kinh nghiệm, phương pháp Mathnasium đã được chứng minh hiệu quả tại hơn 20 quốc gia với hơn 5 triệu lượt học viên trên toàn thế giới.

Trao con Tư duy - món quà vô giá thông qua việc rèn luyện Toán học, đăng ký ngay tại đây: https://bit.ly/3eIRQb8

Hotline: (028/024) 7301 1080