GenZ đỗ CNTT trường top ngay trước kỳ thi tốt nghiệp THPT - "Thi được ăn cả, ngã cũng chả lo"
(Dân trí) - Chuyện chọn ngành hot, trường tốt luôn là tâm điểm trước kỳ thi tốt nghiệp THPT. Năm nay, phần đông thí sinh không trông chờ vào kết quả thi nữa mà chủ động "đi trước một bước", gia tăng cơ hội trúng tuyển cho mình, nhất là ngành CNTT.
Chuyện chọn ngành của GenZ: Biết mình, chọn ngành chuẩn
Sinh ra trong thời đại mạng Internet và mạng xã hội bùng nổ, GenZ (người sinh năm 1996 trở đi) có lợi thế hơn hẳn những thế hệ trước. Nếu bố mẹ, anh chị chúng ta đến lúc đặt bút đăng ký đại học (ĐH) vẫn mù mờ thông tin về ngành nghề, chủ yếu chọn nghề theo cảm tính thì ngược lại, sống trong xã hội thông tin, GenZ sớm hình thành thế giới quan, biết thấu hiểu bản thân và thấu hiểu sự vận hành của cuộc sống. Từ đó, các bạn chọn nghề theo hướng đi vào cốt lõi của vấn đề: "Chọn 1 nghề lương cao mà không bao giờ lo thất nghiệp."
Trừ trường hợp các bạn có những tài năng đặc thù (như nghệ thuật, thể thao,…) hoặc có niềm yêu thích đặc biệt với ngành nghề nào đó, đa phần các bạn sẽ lựa chọn theo xu thế thực tế của xã hội. Nghiễm nhiên CNTT là lựa chọn đầu bảng.
Trong xã hội số, mọi ngành nghề đều phát triển gắn với Công nghệ. Dù các em chọn nghề gì, thì sớm muộn cũng sẽ phải học những kỹ năng Công nghệ cần thiết, chọn CNTT ngay từ đầu chính là lựa chọn thông minh.
"Tắc đường" vào ngành CNTT
Năm nay, CNTT tiếp tục dẫn đầu đường đua những khối ngành có lượng đăng ký nguyện vọng nhiều nhất với 336.001 hồ sơ đăng ký, tỷ lệ chọi 1/7. Cũng ngay trước thềm kỳ thi, phụ huynh và thí sinh xôn xao với thông tin 30 điểm mới đỗ CNTT của Bách Khoa được đăng tải trên các mặt báo lớn.
Cánh cửa hẹp gần như khép lại với đa số sỹ tử. Dự kiến theo tỷ lệ chọi, sẽ có 288.000 sỹ tử "ngã ngựa", điều này gây ra tâm lý hoang mang cho các em và phụ huynh khi ngày thi đã gần kề.
Thí sinh thì hẹp cửa vào ngành, trong khi thị trường IT đang thiếu hụt trầm trọng nhân sự và cần thêm lượng lớn sinh viên IT chất lượng đang là nghịch lý của ngành CNTT.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng này là do các trường đào tạo tốt chưa ứng phó kịp với đà bùng nổ của CNTT (lực lượng giảng viên, cơ sở vật chất,… còn rất hạn chế so với nhu cầu thực). Trong khi đó, các trường "chẳng liên quan" thì "mở vội" thêm ngành CNTT để bắt kịp thị hiếu, nhưng có bắt kịp được nhu cầu thị trường IT không thì không ai dám chắc.
Phải chăng không có phương án nào là "vẹn cả đôi đường": chọn được trường vừa đào tạo tốt, lại không lo "trượt"?
Lựa chọn thông minh của GenZ: Đỗ CNTT ngay trước kỳ thi tốt nghiệp THPT, giờ thì: "Thi được ăn cả, ngã cũng chả lo"
Với quy chế tuyển sinh rộng mở hiện nay, GenZ không còn phải trông cậy 100% vào kết quả thi tốt nghiệp THPT nữa, đông đảo các em lựa chọn "bước trước 1 bước" để tăng cơ hội đỗ trường tốt cho mình.
Thứ nhất, rất nhiều trường có tổ chức các kỳ thi riêng: Kỳ thi Kiểm tra tư duy của ĐH Bách Khoa, kỳ thi Đánh giá năng lực ĐH Quốc gia,… Các em được giải Quốc gia hoặc có các chứng chỉ quốc tế với số điểm cao như SAT, IELTS, TOEFL sẽ có lợi thế khi xét tuyển vào 1 số trường, hoặc tìm hiểu các trường xét học bạ trước kỳ thi tốt nghiệp THPT như ĐH Giao thông Vận tải, ĐH Điện lực,…
Thứ hai, lựa chọn những con đường mới "đi tắt, đón đầu" theo xu thế hiện đại của Thế giới. GenZ giờ đây không chỉ có duy nhất con đường "đại học" để đi tới thành công mà còn có thể chọn học theo những mô hình giáo dục chuẩn quốc tế ngay tại Việt Nam.
Ngay từ ngày mở cửa đăng ký nhập học 18/4, Hệ thống Đào tạo Lập trình viên quốc tế Aptech đã ghi nhận số lượng hồ sơ nhập học kỷ lục, càng tới sát ngày thi THPT, con số ngày càng tăng mạnh. Có 2 nguyên nhân chính lý giải cho "kỷ lục" này.
Thứ nhất là chất lượng đào tạo đã được khẳng định qua 21 năm kinh nghiệm của Aptech tại Việt Nam. Được biết đây trường đào tạo CNTT chuẩn quốc tế theo mô hình được Tập đoàn Aptech triển khai đồng bộ trên toàn cầu, đào tạo tinh gọn chỉ trong 2,5 năm nhưng sinh viên được học và thực hành nhuần nhuyễn 21 Công nghệ lập trình (các trường ĐH Việt Nam thường dạy 4-5 Công nghệ lập trình).
Triết lý đào tạo thực chiến với 4 đồ án, trang bị thêm kỹ năng mềm và kỹ năng tiếng Anh giúp sinh viên Aptech "lọt vào mắt xanh" nhà tuyển dụng ngay khi chưa tốt nghiệp, trong khi tới 80% sinh viên ĐH khi ra trường vẫn phải qua đào tạo lại mới đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp hiện nay.
Trong xã hội hiện đại, tấm bằng ĐH không còn là "tấm kim bài" đảm bảo cho sự thành công như 10 năm trước. Ông Nguyễn Văn Vũ - Giám đốc Công nghệ của Appota chia sẻ: "Khi tuyển dụng nhân sự, tôi không quan tâm các bạn đến từ đâu, tôi chỉ quan tâm dự án bạn đã làm, kinh nghiệm của các bạn."
Thứ hai, đỗ trước Aptech được ví như "đi trước một bước" trong thời điểm nhạy cảm trước kỳ thi. Như vậy, các sỹ tử giảm bớt được "kha khá" áp lực của kỳ thi khi đã chắc chân một trường CNTT tốt.
Bạn Hoàng Sơn - thí sinh năm nay cho biết: "Đỗ Aptech xong tâm lý em thoải mái hẳn. Không cần phải thấp thỏm tới ngày thi mới biết mình làm bài tốt hay không, tới ngày biết kết quả mới biết mình đỗ hay trượt nữa. Giờ chỉ cần tập trung ôn và thi hết sức mình thôi."
Được biết thêm, Sơn đăng ký thi CNTT của Học viện Bưu chính Viễn thông với dự định học song song cả Aptech và ĐH. Đây là lựa chọn của gần 50% sinh viên đăng ký tại Aptech để bổ sung thực hành và có thể đi thực tập, làm bán thời gian ngay từ năm 3-4.
Bạn Vương Xuân Hoàng - thủ khoa khối A toàn quốc 2019 lựa chọn học Aptech song song với ĐH Bách Khoa chia sẻ: "Aptech chú trọng thực hành, rèn luyện, bổ sung những kỹ năng làm việc thực tế cho em. Chúng em được vận dụng kiến thức vào các dự án ngay từ những kỳ học đầu, trong khi học ĐH lúc đó chỉ học những môn Đại cương. Những dự án này sẽ là điểm cộng rất lớn của chúng em trong mắt nhà tuyển dụng".
CNTT đang là "bến đỗ ước mơ" với rất nhiều sỹ tử năm nay với cơ hội nghề nghiệp rộng mở và mức lương cao. Với tính cách năng động, hiện tại và thực tế, GenZ đang rất chủ động tìm hiểu quy chế tuyển sinh mới, các mô hình đào tạo tiên tiến mới để có thể đi trước, đón đầu những cơ hội trúng tuyển sớm ngành CNTT tại các trường đào tạo chất lượng mà không cần chờ đợi kết quả thi THPT.
Một số kỳ thi riêng của các trường giúp GenZ đón bắt cơ hội trúng tuyển sớm:
Thi đầu vào trực tuyến ngành CNTT tại Aptech: https://aptechvietnam.com.vn/tuyensinhCNTT/
Thông tin về các đợt thi ĐGNL - ĐH Quốc gia Hà Nội: https://khaothi.vnu.edu.vn
Các hình thức xét tuyển của ĐH Bách Khoa Hà Nội: https://ts.hust.edu.vn/su-kien/cac-moc-thoi-gian-tuyen-sinh-dai-hoc-2021-can-luu-y