Gặp chàng du học sinh tài năng nhưng không “sính học bổng”

Nguyễn Mai Đức hiện đang học tại trường Abbey College Birmingham và dự định sẽ học tiếp về chuyên ngành sản xuất truyền hình. Hãy cùng gặp chàng trai tuổi trẻ nhưng đa tài khi từng sở hữu nhiều giải thưởng và "ôm đồm" không ít dự án cho tương lai.

Chào Mai Đức, bạn có thể chia sẻ một chút về hành trình du học của bạn được không?

Em sang học tại Abbey College Birmingham từ tháng 9/2014. Hiện nay em đang chuẩn bị kết thúc khóa học Alevel hai năm tại ngôi trường này. Em đang học 4 môn, bao gồm Toán, Toán cao cấp, Kinh tế học và Xã hội học. Sau khi ra trường, em sẽ ở Việt Nam một thời gian để thực hiện một số dự án cá nhân, trước khi nộp đơn học đại học khóa sản xuất truyền hình hoặc Marketing tại một nước châu Âu hoặc Mỹ.

Gặp chàng du học sinh tài năng nhưng không “sính học bổng” - 1

Đức dường như đều có lộ trình rõ ràng cho những việc mình làm, vậy việc du học Anh có phải là kế hoạch từ rất lâu hay là do cơ hội đến, hay do gia đình thúc đẩy?

Du học là ước mơ từ bé của em, nhưng em chưa hề nghĩ đến nước Anh cho đến khi lên lớp 10. Lúc đó em được tiếp xúc với đại diện trường Abbey College Birmingham ở Hà Nội và thực sự ấn tượng với chất lượng giáo dục của trường. Cùng với sự giúp đỡ tận tình và chuyên nghiệp của Sunrise Vietnam, em đã xin học thành công tại Abbey College Birmingham.

Theo nhưng mình biết thì thế hệ (độ tuổi) của Đức sẽ phần đông mong muốn đi Mỹ? Cá nhân bạn thì sao?

Thực sự em nghĩ đi du học Anh hay Mỹ không quan trọng bằng việc bạn muốn làm gì. Cả Anh và Mỹ đều là những nền giáo dục xuất sắc trên quy mô toàn cầu với những ngôi trường đẳng cấp thế giới. Đối với những bạn đang còn băn khoăn giữa hai quốc gia này, hãy xem xét yếu tố tài chính, khóa học và cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp của từng quốc gia.

Thường các bạn trẻ rất ít khi có 1 kế hoạch rõ ràng vì tâm lý "Đời còn dài, tương lai còn rộng", còn riêng Đức, chàng trai mới bước qua tuổi 18 thì dường như đã "hòm hòm" các kế hoạch rồi đúng không?

Dự kiến của em sẽ chuyên về truyền thông nên những dự định của em cũng khá thống nhất và rõ rang. Tính đến thời điểm hiện tại, em đã có trong tay 1 cuốn sách mang tên “Cẩm nang thi IELTS” được phát hành toàn quốc. Em cũng là tác giả của ứng dụng di động “Luyện thi IELTS” hỗ trợ nền tảng iOS, Android và do công ty Sunrise Vietnam làm nhà tài trợ kinh phí. Em viết báo cho một số trang mạng lớn tại Việt Nam và sản xuất những video giải trí trên YouTube. Em cũng vừa được tuyển chọn làm huấn luyện viên tại YEA Camp 2016 – trại hè khởi nghiệp đầu tiên tại Việt Nam dành cho học sinh THPT.

Dường như các kế hoạch của em đều được hoạch định trước khi đi du học. Vậy việc cố gắng theo kế hoạch có ảnh hưởng đến việc học và hoạt động tại trường Abbey DLD College không?

Điều quan trọng là các bạn cần biết cách lập kế hoạch, sắp xếp thời gian và dành thời gian cho bản thân cũng như các hoạt động ngoại khóa. Khi ở bên Anh, em rất tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa. Em biểu diễn guitar và ảo thuật tại các sự kiện, mở câu lạc bộ ảo thuật tại trường, tham gia giới thiệu văn hóa Việt Nam đến bạn bè quốc tế. Em tham gia những buổi dạy thêm ngoài giờ để giúp những bạn học sinh gặp khó khăn trong học tập. Em đã từng nhận được nhiều giải cấp trường về tiếng Anh, Kinh tế và chuyên cần. Nhưng lớn nhất là giải thưởng Học sinh tiêu biểu của năm 2015 do thị trưởng Birmingham, Shafique Shah trao tặng.


Bên cạnh việc học tập, Nguyễn Mai Đức còn tham gia nhiều dự án

Bên cạnh việc học tập, Nguyễn Mai Đức còn tham gia nhiều dự án

Được biết Đức xin được học bổng 50% tại Abbey DLD College, mình có 2 câu hỏi đặt ra là "Lúc đó Đức có nghĩ đến việc tìm 1 học bổng nào 100% rồi mới đi du học không?" hoặc "Giả dụ không được học bổng 50% mà thấp hơn thì Đức có đi du học không?"

Một sai lầm mà nhiều bạn học sinh Việt Nam đang mắc phải đó là chăm chú vào việc săn học bổng, mà quên đi chất lượng giáo dục và khóa học có phù hợp với mình hay không. Ở thời điểm đó em nhận được học bổng và thư mời học của hơn 10 trường tại Anh. Em nắm bắt ngay Abbey College Birmingham không chỉ vì học bổng, mà còn vì cuộc sống xã hội, thành tích trường đã đạt được và hơn hết là sự giúp đỡ về thủ tục nhanh, chuẩn xác do Sunrise Vietnam và Abbey College Birmingham là hai đối tác.

Đức nghĩ gì về việc hiện tại có nhiều nơi đang "luyện" và "làm đẹp" hồ sơ giúp học sinh xin được học bổng cao?

Điều này thể hiện tâm lý “sính học bổng” của một số học sinh và phụ huynh Việt Nam. Tại các nước phát triển, học sinh xin học bổng hoặc hỗ trợ học phí nếu như họ cảm thấy mình xứng đáng hoặc điều kiện gia đình khó khăn. Kể cả khi nhận được học bổng, báo chí cũng không tâng bốc họ lên chín tầng mây như ở Việt Nam. Vì vậy, quan điểm cá nhân của em đó là hãy sử dụng thực lực để săn học bổng, không săn học bổng để nhận sự nổi tiếng và coi trọng của xã hội. Đừng cảm thấy kém cỏi nếu bạn không tìm được học bổng, vì ít nhất việc đi du học nước ngoài đã thể hiện bạn có một kỹ năng đầu tư tốt.

Vì sao Đức chọn đi học từ phổ thông (Bậc A Level tại Abbey DLD College, Anh) mà không chờ hết phổ thông tại Việt Nam rồi mới đi học Đại học? Việc học phổ thông tại Anh có giúp em được gì không?

Học sinh hoàn thành Alevel tại Anh cũng phải cạnh tranh khốc liệt để lên những đại học tốt, chứ đừng nói gì học sinh học hết phổ thông ở Việt Nam. Học Alevel sẽ giúp bạn có kỹ năng sống độc lập, tư duy đa chiều, làm quen dần với văn hóa xứ sở sương mù và mỗi trường đều có bộ phận giúp bạn đăng ký đại học. Tuy nhiên, nếu tài chính của bạn không cho phép, thì dự bị đại học sẽ là lựa chọn tốt cho bạn.

Gặp chàng du học sinh tài năng nhưng không “sính học bổng” - 3

Học xong em có dự định về Việt Nam không? So sánh là khập khiễng, nhưng em có thể có 1 vài ý kiến cá nhân về điểm mạnh, điểm yếu của đào tạo tại Việt Nam không?

Câu trả lời còn tùy thuộc vào cơ hội việc làm và mức lương sau khi em học xong ở nước ngoài. Về giáo dục Việt Nam, điểm mạnh của nó đó là mục đích muốn biến học sinh thành những con người hoàn hảo: học nhiều môn bắt buộc, đưa hạnh kiểm vào quá trình đánh giá,...

Đây là một ý tưởng tốt, nhưng việc chính trị và hàn lâm hóa kiến thức đã khiến học sinh Việt Nam không biết mình thực sự đam mê, muốn học ngành gì tại đại học. Giáo dục Việt Nam vẫn còn độc quyền trong mọi khâu, từ viết sách giáo khoa, ra nghị quyết đổi mới đến tổ chức thi cử, khiến những học sinh tài năng không thể nổi bật. Sĩ số lớp học cao và sự chênh lệch đẳng cấp giáo dục giữa những vùng miền cũng là hai vấn đề lớn.

Một lời nhắn nhủ thật ngắn cho các bạn học sinh tại Việt Nam. Hãy sống hết mình vì quãng đời tuổi trẻ trôi qua nhanh lắm.

Cảm ơn Đức vì những chia sẻ rất hữu ích và chúc bạn thật nhiều sức khoẻ và thành công nhé!

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm