Dự thảo bỏ quy định công khai lý lịch thành viên Hội đồng Giáo sư Nhà nước: Bước thụt lùi!

(Dân trí) - Bãi bỏ danh sách thành viên Hội đồng Giáo sư nhà nước và bản tóm tắt lý lịch khoa học của các thành viên được công bố công khai trên Trang thông tin điện tử của Hội đồng Giáo sư nhà nước là một bước thụt lùi, bãi bỏ tính minh bạch và công khai mà Chính phủ đang theo đuổi và thực thi.

Đó là ý kiến góp ý của PGS.TS Trần Minh Tiến, Viện Vật lý – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam về Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Giáo sư nhà nước (HĐ GSNN), Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành và Hội đồng Giáo sư cơ sở mà Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến góp ý.

Dự thảo bỏ quy định công khai lý lịch thành viên Hội đồng Giáo sư Nhà nước: Bước thụt lùi! - 1

Hội đồng Giáo sư Nhà nước

Trong bản dự thảo Thông tư này, một điểm đáng chú ý và quan tâm nhất  của các nhà khoa học là bãi bỏ điểm e khoản 3 Điều 7: "Danh sách thành viên Hội đồng Giáo sư nhà nước và bản tóm tắt lý lịch khoa học của các thành viên được công bố công khai trên Trang thông tin điện tử của Hội đồng Giáo sư nhà nước".

PGS.TS Trần Minh Tiến, Viện Vật lý – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho rằng, bãi bỏ quy định này là  một bước thụt lùi, bãi bỏ tính minh bạch và công khai mà Chính phủ đang theo đuổi và thực thi.

Không công khai bản tóm tắt lý lịch khoa học của các thành viên HĐGSNN thì làm sao công luận có thể giám sát các thành viên HĐGSNN được bổ nhiệm có xứng đáng, có khuất tất, có vi phạm các quy định, quy chế hay không.

"Trong khi lý lịch khoa học của các ứng viên GS/PGS phải công
khai trên Trang thông tin điện tử của HĐGSNN mà bản tóm tắt lý lịch
khoa học của những người xét duyệt lại giấu đi, không công khai thì
thật là một điều khó hiểu. Không khuất tất sao lại phải sợ công khai?" - ông Tiến đặt câu hỏi.

Theo PGS.TS Trần Minh Tiến, cho đến nay mặc dù Thông tư  04/2019/TT-BGDĐT về Quy chế tổ chức hoạt động của Hội đồng Giáo sư vẫn đang có hiệu lực, nhưng Hội đồng GSNN vẫn không công bố bản tóm tắt lý lịch khoa học của các thành viên Hội đồng GSNN trên Trang thông tin điện tử của Hội đồng GSNN mặc dù báo chí và công luận thắc mắc và yêu cầu.

Được biết, trong Quyết định số 37/2018/QĐ-TTg yêu cầu ứng viên GS, PGS phải là tác giả chính của 2-5 bài báo hoặc/và bằng độc quyền sáng chế.

Theo logic này, các thành viên hội đồng các ngành và HĐGSNN để có thể đánh giá được phẩm chất khoa học của ứng viên buộc phải là tác giả chính của nhiều hơn 3 công trình quốc tế/hoặc/và bằng độc quyền sáng chế áp dụng cho năm 2019 và 5 công trình quốc tế/hoặc/và bằng độc quyền sáng chế áp dụng từ năm 2020).

Trao đổi với PV Dân trí, một vị Giáo sư cho rằng, đó là về số lượng nhưng đã là thành viên hội đồng thì dứt điểm phải có thành tích nghiên cứu đổi mới nổi bật ít nhất là trong chuyên ngành của mình và chỉ những người đã từng có thành tích công bố quốc tế, phát minh sáng chế mới thật sự hiểu và đánh giá đúng giá trị và tầm của những nhà khoa học có bài báo quốc tế hoặc bằng độc quyền sáng chế.

Do đó, để xã hội và cộng đồng khoa học tâm phục, khẩu phục và tin tưởng, rất cần công khai hoạt động của Hội đồng và lý lịch khoa học tóm tắt của các thành viên Hội đồng (thầy) bởi hồ sơ ứng viên (trò) đã được công bố theo đúng tinh thần của Quyết định 37.

Được biết, trong tổng số 276 thành viên HĐGSN/LN năm nay có 162 người (chiếm 58,7%) đã tham gia nhiệm kỳ 2014-2019 vẫn tiếp tục tham gia HĐGSN/LN năm nay. Như vậy, có 114 thành viên hội đồng là nhân sự mới trong năm nay.

Rất nhiều thành viên Hội đồng GSNN không có công bố quốc tế

Trước đó, như Dân trí đã đưa bài: " Những băn khoăn rất cần được Chủ tịch Hội đồng Giáo sư Nhà nước giải đáp? ", trong đó, nhiều nhà khoa học đã có những thống kê về các bài báo quốc tế trên hệ thống cơ sở dữ liệu (CSDL) Scopus và Wob of Science (WoS) tính đến tháng 06/2019 của các thành viên Hội đồng Giáo sư Nhà nước (vì theo thông báo của Văn phòng HĐGSNN: Hội đồng chỉ tiếp nhận hồ sơ ứng viên đến hết ngày 05/7/2019, nên việc tìm hiểu năng suất khoa học của các ứng viên - trò và các thanh viên HDGSNN - thày tính đến hết tháng 6/2019 là hợp lý).

Việc tìm hiểu này cho ra các con số rất đáng kinh ngạc: rất nhiều thành viên không có công bố quốc tế và nếu có thì công bố rất ít, thậm chí còn công bố trên các tạp chí dởm hoặc cận dởm.

Vì tiêu chuẩn của WoS hơi cao và khắt khe hơn so với Scopus, nên để phù hợp hơn với “sức vóc” của cộng đồng khoa học nước nhà, chúng tôi đã thống kê con số tổng quát về công bố quốc tế của Hội đồng GSNN năm 2019 trên Scopus, tính đến 06/2019, và thấy như sau:

Nội dung

Thành viên HĐ ngành/liên ngành

Chủ tịch Ngành/liên ngành

Thành viên HĐ Nhà nước

Trích dẫn

SL

Tỷ lệ (%)

SL

Tỷ lệ (%)

SL

Tỷ lệ (%)

Tổng số thành viên

272

 

28

 

32

 

Bằng = 0

118

43.38

12

42.86

12

37.50

<=5 (Không bao gồm =0)

28

10.29

4

14.29

4

12.50

Trên 100 và <=500

38

13.97

3

10.71

3

9.38

Trên 500

25

9.19

4

14.29

5

15.63

H-index

      

Tổng số thành viên

272

 

28

 

32

 

Bằng 0

118

43.38

12

42.86

12

37.50

<=5 (Không bao gồm =0)

96

35.29

9

32.14

12

37.50

<=10 (không bao gồm = 0 và <= 5)

28

10.29

1

3.57

1

3.13

>10

30

11.03

6

21.43

7

21.88

5 năm cuối

      

Tổng số thành viên

272

 

28

 

32

 

Bằng 0

129

47.43

12

42.86

13

40.63

<=5 (Không bao gồm =0)

83

30.51

9

32.14

11

34.38

<=10 (không bao gồm = 0 và <= 5)

22

8.09

2

7.14

2

6.25

>10

38

13.97

5

17.86

6

18.75

Tổng số

      

Tổng số thành viên

272

 

28

 

32

 

Bằng 0

105

38.60

12

42.86

12

37.50

<=5 (Không bao gồm =0)

74

27.21

6

21.43

8

25.00

<=10 (không bao gồm = 0 và <= 5)

33

12.13

4

14.29

5

15.63

>10

60

22.06

6

21.43

7

21.88

Chia sẻ với chúng tôi, một nhà khoa học ngành IT, người đã tham gia nhóm phân tích số liệu cho biết: “Nhìn vào Tóm tắt lý lịch khoa học (CV) của một số thành viên trong 28 Hội đồng cho thấy có người một thời gian dài “im lặng”, nhưng 5 năm cuối lại có “tiến bộ” thần kỳ với 5-6 công bố ‘quốc tế’; có thành viên “khiêm tốn” suốt, đến giai đoạn chuẩn bị đăng ký xét đạt tiêu chuẩn chức danh GS,PGS mới “thể hiện” bằng một loạt công bố trong và ngoài nước, rồi xuất bản hết Giáo trình này đến sách Chuyên khảo kia.

Thậm chí, có những người có 5-6 công trình trong 5 năm cuối, nhưng toàn tự trích dẫn (self citations, họ tự trích dẫn bài trước của họ cho bài sau), ngoài ra không có bất kỳ một trích dẫn của các tác giả nào khác, nghĩa là trích dẫn trên thực tế = 0.

Nhìn qua bảng thống kê khảo sát thì thấy nhiều thành viên Hội đồng Giáo sư Nhà nước số lượng và chất lượng về nghiên cứu khoa học còn thua xa cả tiêu chí tối thiểu của ứng viên xét đạt tiêu chuẩn GS,PGS theo qui định hiện hành”.

Hồng Hạnh