Đào tạo logistics hiện đại không tách rời ứng dụng công nghệ thông minh

Trường Thịnh

(Dân trí) - Tại Việt Nam, sự phát triển của thương mại điện tử và chuỗi cung ứng toàn cầu đang đẩy logistics trở thành ngành nghề đòi hỏi tốc độ, tính chính xác và năng lực công nghệ cao.

Trong bối cảnh đó, đào tạo nguồn nhân lực logistics không thể chỉ dừng lại ở lý thuyết mà còn đi cùng tư duy toàn cầu và khả năng ứng dụng công nghệ thông minh vào thực tiễn.

Logistics không còn là “hậu cần thầm lặng” mà là trụ cột vận hành nền kinh tế hiện đại

Theo Ngân hàng Thế giới, Việt Nam hiện đứng thứ 43/139 nền kinh tế về Chỉ số hiệu quả logistics, tăng 10 bậc so với 2010. Trong khu vực ASEAN, Việt Nam thuộc top 5, chỉ sau Singapore, Malaysia và Thái Lan. Agility - nhà cung cấp dịch vụ vận tải và logistics hàng đầu thế giới, cũng đánh giá Việt Nam là một trong 10 thị trường logistics mới nổi hàng đầu thế giới và xếp hạng 4 về cơ hội logistics quốc tế.

Đây là những con số ấn tượng, phản ánh tiềm năng mạnh mẽ của lĩnh vực này trong việc kết nối chuỗi giá trị trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, bên trong sự tăng trưởng đó vẫn tồn tại những điểm nghẽn lớn.

Đào tạo logistics hiện đại không tách rời ứng dụng công nghệ thông minh - 1

Ngành logistics Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc trong những năm gần đây (Ảnh: Freepik).

Bài toán 3 thiếu: công nghệ - nhân lực - chuỗi kết nối

Chi phí logistics tại Việt Nam thuộc hàng cao nhất khu vực, chiếm 16-20% GDP, gần gấp đôi Thái Lan (theo báo cáo của Ngân hàng thế giới - World Bank). Hệ thống quản lý và kết nối chuỗi cung ứng còn phân mảnh, thiếu đồng bộ và ứng dụng công nghệ, gây hạn chế cạnh tranh, đặc biệt trong thương mại điện tử và xuất nhập khẩu.

Hiện có hơn 40.000 doanh nghiệp logistics, phần lớn là vừa và nhỏ, chưa đủ điều kiện đầu tư hệ thống hiện đại như ERP, SAP... Trong khi đó, chuỗi cung ứng ngày càng phức tạp, đòi hỏi năng lực vận hành linh hoạt, chính xác dựa trên công nghệ thời gian thực.

Song song đó, nhu cầu tuyển dụng nhân lực logistics ngày càng tăng cao. Theo Navigos Group (2023), logistics liên tục nằm trong top 5 ngành có nhu cầu tuyển dụng cao nhất trong 3 năm gần đây. Doanh nghiệp đang ưu tiên tuyển ứng viên thành thạo công nghệ, có kỹ năng phân tích dữ liệu, sử dụng phần mềm và tư duy cải tiến quy trình.

Công nghệ là chìa khóa đột phá

Để tháo gỡ các điểm nghẽn trên, lời giải không nằm ở mở rộng quy mô mà ở nâng cấp chất lượng, đặc biệt là chất lượng công nghệ. Trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu vận hành theo thời gian thực, công nghệ là yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp logistics.

Đào tạo logistics hiện đại không tách rời ứng dụng công nghệ thông minh - 2

Công nghệ là yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp logistics.

Các giải pháp như AI, Blockchain, IoT, dữ liệu lớn (Big Data), phần mềm quản trị chuỗi cung ứng (SCM), hệ thống ERP hay nền tảng số hóa vận tải không còn là khái niệm xa vời. AI có thể dự đoán nhu cầu, tối ưu tuyến đường và quản lý tồn kho thông minh; Blockchain giúp tăng tính minh bạch và truy xuất nguồn gốc; hệ thống IoT giúp giám sát phương tiện và hàng hóa theo thời gian thực.

Vấn đề là không phải mọi doanh nghiệp đều đủ năng lực triển khai các công nghệ này, đặc biệt khi thiếu đội ngũ nhân lực hiểu sâu và sử dụng thành thạo công cụ. Bài toán công nghệ, vì thế, không thể tách rời bài toán đào tạo.

Giáo dục là đòn bẩy để phát triển ngành logistics bền vững

Theo TS. Hoàng Việt Hà - Giám đốc Swinburne Vietnam: “Trong bối cảnh thị trường thay đổi nhanh chóng, đào tạo logistics hiện đại không thể tách rời ứng dụng công nghệ thông minh”. 

Việc đầu tư vào giáo dục bài bản, kết hợp với ứng dụng công nghệ, giúp thế hệ trẻ nắm vững kiến thức, thành thạo công nghệ, sẵn sàng hòa nhập và phát triển trong môi trường logistics toàn cầu. Các chương trình đào tạo hiện nay chú trọng thực tiễn, tạo cơ hội để sinh viên làm quen với hệ sinh thái doanh nghiệp ngay từ sớm.

Đào tạo logistics hiện đại không tách rời ứng dụng công nghệ thông minh - 3

TS. Hoàng Việt Hà - Giám đốc Swinburne Vietnam.

Swinburne Vietnam - chương trình liên kết quốc tế giữa Đại học Công nghệ Swinburne (Australia) và Trường Đại học FPT đang triển khai chuyên ngành Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng với định hướng phát triển nguồn nhân lực có trình độ quốc tế cao, linh hoạt thích ứng, sở hữu tư duy toàn cầu và đặc biệt thành thạo ứng dụng công nghệ tiên tiến trong thực tiễn công việc.

Sinh viên theo học chuyên ngành này tại Swinburne Vietnam được nhận bằng cử nhân từ Swinburne University of Technology - đại học nằm trong Top 1% thế giới (QS Ranking 2025), và Top 300 theo THE 2025. Chất lượng đào tạo được kiểm định bởi AACSB (Hiệp hội phát triển giảng dạy kinh doanh bậc đại học của Hoa Kỳ) và được Hiệp hội Logistics và Chuỗi cung ứng Úc (SCLAA) công nhận.

Chương trình đào tạo chuyên ngành Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng tại Swinburne Vietnam tích hợp sâu thực tiễn doanh nghiệp, với các kỳ thực tập, dự án thực tế từ các công ty logistics và tập đoàn lớn trong nước, quốc tế. Song song, sinh viên được tiếp cận các công nghệ tiên tiến như ERP, SAP - yếu tố then chốt trong quản lý chuỗi cung ứng hiện đại.

Không chỉ vậy, lộ trình đào tạo còn giúp sinh viên phát triển kỹ năng công dân toàn cầu, khả năng giao tiếp và tư duy phản biện - những yếu tố thiết yếu để thành công trong môi trường làm việc quốc tế. Chính nhờ những kiến thức, kỹ năng sinh viên được trau dồi trong quá trình học, cơ hội việc làm sẽ rộng mở không chỉ trong nước mà còn quốc tế.

Swinburne Vietnam đang có chính sách học bổng hấp dẫn cùng học phí hợp lý, giúp sinh viên Việt Nam tiếp cận nền giáo dục đẳng cấp quốc tế với chi phí tối ưu. Đây là một lợi thế đáng kể cho các bạn trẻ Việt Nam mong muốn theo đuổi ngành học tiềm năng này.

Tương lai thuộc về những người biết chuẩn bị

Trong khi nền kinh tế Việt Nam đang từng bước vươn lên trên chuỗi giá trị toàn cầu, ngành logistics đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy thương mại, kết nối thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Nếu bạn đang tìm kiếm một ngành học năng động, triển vọng và có sức ảnh hưởng đến nền kinh tế, hãy cân nhắc tới ngành logistics. Cơ hội thuộc về những người sẵn sàng thích nghi, đổi mới và dẫn đầu trong kỷ nguyên kinh tế số.

Swinburne Vietnam là chương trình đào tạo hợp tác giữa Swinburne University of Technology (Australia) và Trường Đại học FPT. Swinburne xếp thứ 291, nằm trong Top 1% các trường đại học tốt nhất thế giới (QS, 2025). Tại Việt Nam, Swinburne được biết đến nhiều hơn với vai trò là nhà tài trợ cho các quán quân cuộc thi "Đường lên đỉnh Olympia" trong suốt hơn 20 năm qua.

Thông tin liên hệ:

Fanpage Swinburne Vietnam: https://www.facebook.com/swinburnevntoday (Hotline 093 940 3555)

Fanpage Swinburne Vietnam - HCMC: https://www.facebook.com/SwinburneHCM (Hotline 038 714 8555)

Fanpage Swinburne Vietnam - Danang: https://www.facebook.com/SwinburneDanang (Hotline 089 663 0555)

Fanpage Swinburne Vietnam - Can Tho: https://www.facebook.com/SwinburneCanTho (Hotline 034 876 6555)