Con bị lưng cong, vai vẹo, mắt cận: Mẹ vui mừng tìm được cách “cứu” con

Thời gian gần đây, cháu Nguyễn Tiến Thành có dấu hiệu lưng cong, vai trái vẹo, nguy cơ mắt cận. Mẹ cháu lập tức tìm hiểu nguyên nhân, đưa cháu đi khám. Đặc biệt, chị vui mừng phát hiện ra cách giúp con thoát khỏi tình trạng này.

Trước đây, cháu Nguyễn Tiến Thành (12 tuổi) đi đứng nhanh nhẹn, dáng thẳng nhưng thời gian gần đây, chị Nguyễn Thị Nhàn, mẹ cháu nhận thấy dáng con khi di chuyển luôn lao về phía trước, lưng cong. Để ý kỹ, vai cháu Thành có dấu hiệu bị lệch.

Quan sát khi con học, chị nhận thấy con ngồi không đúng tư thế, đầu cúi thấp gần vở, người vẹo sang một bên khi viết bài. Chị đã nhắc nhở con mỗi khi thấy con ngồi sai, tuy nhiên, không phải lúc nào chị cũng ở bên con để “giám sát”.

Sau khi phát hiện con có những dấu hiệu này, chị cho con đi khám bác sĩ chuyên khoa về cột sống, mắt Đồng thời tìm cách khắc phục việc ngồi sai mỗi khi con học bài.

Theo các bác sĩ, cong vẹo cột sống có thể do bị chấn thương, do bẩm sinh và nhiều nguyên nhân khác. Tuy nhiên, một nguyên nhân phổ biến ở lứa tuổi học sinh Tiểu học và THCS chủ yếu do ngồi học không đúng tư thế. Ở lứa tuổi này, xương phát triển nhanh nên nếu không cung cấp đủ dinh dưỡng chứa canxi, trẻ rất dễ bị thiếu canxi, xương dễ bị uốn cong, thậm chí gẫy. Đồng thời với đó, việc ngồi học sai tư thế ở thời gian lâu dài dẫn đến tình trạng con bị cong cột sống.

Sau một thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng lồng ngực thu hẹp dần thành phẳng đều, các góc xương bả vai cách xa cột xương sống và bắt đầu nhô lên, lưng gù và bụng phình ra phía trước. Nếu không kịp thời điều chỉnh thì cột sống bị cong vẹo, xuất hiện đường uốn nghiêng làm lưng gù rõ rệt.

Những điều này gây tổn hại rất lớn đến sức khỏe, bởi vì tim, phổi khó hoạt động, thở không sâu làm giảm tính cơ động của lồng ngực, giảm dung tích sống của phổi, trẻ sẽ dần dần yếu ớt, sức khỏe giảm sút rõ rệt.

Không chỉ với cháu Thành, chị Nhàn còn có 1 con gái 10 tuổi là Nguyễn Uyển Mỹ, bị cận nhẹ. Cháu chỉ dùng kính khi ngồi học trên lớp. Một trong những nguyên nhân khiến cháu bị cận mà bác sĩ nói, là do tư thế ngồi không học không chuẩn, chỗ ngồi học bài không đủ ánh sáng.

Với trường hợp cháu Thành, ngoài việc đi khám và điều trị, chị Nhàn được bạn giới thiệu một người “bạn nhỏ” mang tên Captain Eye.


Chú robot Captain Eye.

Chú robot Captain Eye.

Theo tìm hiểu của chị Nhàn, Captain Eye là thiết bị thông minh ứng dụng công nghệ 4.0, có hình dạng một chú robot dễ thương. Hình dáng gần gũi này khiến con trai và con gái chị thích thú, không có cảm giác bị giám sát khi sử dụng. Trước khi dùng Captain Eye, chị Nhàn hỏi ý kiến các con cũng như thỏa thuận về việc sử dụng “cậu bạn” này một cách hiệu quả.

Về việc tạo thói quen ngồi đúng tư thế cho con. Chị được tư vấn nên sử dụng loại ghế tựa và cố định. Yêu cầu con ngồi thẳng lưng, đầu hơi cuối xuống khoảng 10- 15 độ, khoảng cách giữa mắt và vở từ 25- 30 cm.

Đặt robot trước mặt con, chị set chọn vị trí ngồi theo chuẩn. Như vậy, mỗi khi ngồi học, nếu cháu Thành, cháu Mỹ ngồi vẹo, mặt cúi gằm, robot Captain Eye sẽ hiện khuôn mặt đỏ và phát tín hiệu cảnh báo cho cháu. Từ đó, 2 cháu có thể điều chỉnh lại tư thế ngồi cho phù hợp, khắc phục được tình trạng bị vẹo cột sống, cận thị.

Chị Nhàn chia sẻ, thời gian đầu, khi đưa chú robot vào cuộc sống của con, các con chưa thật sự thoải mái vì mỗi khi ngồi sai tư thế, thiết bị báo động liên tục. Nhưng sau 1 tuần, các con đã quen và hứng thú với người bạn này.

Captain Eye đặt trước bàn học của bé, giúp tránh bị cong vẹo cột sống và cận thị.
Captain Eye đặt trước bàn học của bé, giúp tránh bị cong vẹo cột sống và cận thị.

Hơn nữa, như rất nhiều bà mẹ khác, chị Nhàn luôn trăn trở làm sao để tạo thói quen tốt cho con: Con dậy đúng giờ, tự nấu ăn sáng rồi đến trường. Khi con đi học về, giờ nào cần ngồi vào bàn học? Kỳ nghỉ hè sắp tới, con cần tạo thói quen với thời gian biểu như thế nào? Quan trọng nhất là tạo thói quen nề nếp nhưng không khiến con khó chịu mà vui vẻ tham gia.

Sau khi mẹ và các con thảo luận về thời gian biểu, lịch dậy, học, làm việc nhà sẽ được chị cài đặt trong Captain Eye. Đến giờ, chú robot nhỏ sẽ nhắc nhở con. Thậm chí, có thể ghi âm giọng nói của các nhân vật con yêu thích, để mỗi khi cần nhắc giờ, sẽ phát ra tiếng của nhân vật đó.

Đặc biệt hơn nữa, mọi thông tin về việc ngồi đúng tư thế hay không? Con có làm theo thời gian biểu được cài đặt hay không đều được gửi tín hiệu đến bố, mẹ qua ứng dụng Captain Eye cài đặt trên điện thoại.

Bố mẹ có thể xem báo cáo thông qua biểu đồ phân tích trên ứng dụng về tình hình tự học, thói quen cũng như tuân thủ thời gian biểu hay không. Sở dĩ chú robot Captain Eye có những tính năng này nhờ đươc kết nối bluetooth, wifi với điện thoại bố mẹ.

Con bị lưng cong, vai vẹo, mắt cận: Mẹ vui mừng tìm được cách “cứu” con - 3

Quá trình nhắc nhở này diễn ra liên tục, hằng ngày dần dần trẻ sẽ hình thành những thói quen tốt, giúp trẻ tự tin bước vào đời với sự trưởng thành từng ngày. Khi con hiểu được việc làm cũng như tình yêu thương của bố mẹ qua việc dùng chú robot Captain Eye, con sẽ càng yêu quý chính sức khỏe, thân thể mình và trân trọng hơn tình cảm của bố mẹ dành cho các con.

Cơ hội được dùng thử miễn phí tại nhà.

Bố mẹ có thể đăng ký tại đây: https://www.captaineye.com/dang-ky-dung-thu-san-pham-mien-phi/

Hướng dẫn sử dụng sản phẩm: https://www.youtube.com/watch?time_continue=3&v=48-hA7dJw3Q

Để được tư vấn, bố mẹ có thể liên lạc:

Mobile: 0945.82.3366; contact@virobo.vn; B4 - TT15 Khu Đô thị Văn Quán - P. Văn Quán - Q. Hà Đông - Hà Nội

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm