Chọn “oai” hay chọn hiệu quả?
Trước đây, mọi người thường nghĩ, học hành không tốt lắm mới vào cao đẳng. Nhưng không hẳn như vậy, nhất là khi giờ đây, các bạn trẻ dường như quan tâm hơn tới nhu cầu tìm việc sau khi ra trường.
Làm sao để trăm trận trăm thắng?
“Tuy bố mẹ không ép, nhưng bất kể hành động, lời nói nào của bố mẹ mình cũng đều thấy bố mẹ mong muốn mình đỗ đại học. Dù gì cũng mười hai năm ăn học, phải sao không thua kém mọi người”, Nguyễn Nhật Minh (sinh viên năm cuối, Trường CĐ nghề Cơ điện Hà Nội) nhớ lại cảm giác của mình thời gian ôn thi đại học.
Với tình trạng các trường đại học mọc lên như nấm sau mưa, học sinh thi đỗ đại học đã không còn là chuyện quá khó. Thậm chí, chỉ cần có thông báo trượt một trường đại học chính quy nào đó, các bạn sẽ nhận được vô số thư mời nhập học của trường đại học A, B, C… Cái danh đại học đã thỏa, nhưng mấy ai nghĩ rằng, chắc gì đầu xuôi mà đuôi đã lọt?
“Đúng là học hành không tốt lắm mới vào cao đẳng, nhưng như vậy đâu phải xấu. Quan trọng là khi ra trường sinh viên đại học hay sinh viên cao đẳng có xin được việc hay không? Mình thấy sinh viên cao đẳng thường được tiếp xúc thực tế ngay từ đầu, còn sinh viên đại học lại quá nặng về lý thuyết.”, Nhật Minh chia sẻ rất thật về suy nghĩ của mình.
Mô hình nào cho giáo dục hiện đại
Thay đổi được suy nghĩ của mọi người về sự chênh lệch quá lớn giữa đại học và cao đẳng không thể chỉ một sớm một chiều. Cách tốt nhất là thay đổi, cải tiến mô hình giáo dục tiên tiến.
Các nước có nền giáo dục hiện đại, phát triển trên thế giới như Anh, Úc, Singapore đang theo đuổi một hình thức trường gọi là “Polytechnic”. Trong từ điển tiếng Anh "Polytechnic" có nghĩa là “bách khoa” còn người Pháp dùng “Polytechnic” chỉ trường bách khoa thuộc bậc nhất và đặc biệt, ở Singapore có hẳn một hệ thống các trường Polytechnic. Tại đảo quốc sư tử, trong số 8 trường đại học danh tiếng thì có tới 5 trường Polytechnic: Nanyang, Ngee Ann, Temasek, Singapore, Republic được sự đầu tư rất lớn của Chính phủ Singapore.
Tất cả điều này lý giải tại sao khi các sinh viên này ra trường họ có thể bắt tay ngay vào công việc mà họ đã được học ở bất kỳ nơi nào trên thế giới. Cũng vì thế, các trường Polytechnic của Singapore thu hút rất nhiều sinh viên của các nước trên thế giới theo học. Ví dụ, Republic Polytechnic có tổng số sinh viên đang theo học vào khoảng 14.000, sinh viên tuyển mới hằng năm là 4.500.
Mô hình giáo dục tiên tiến này cũng chính là mục tiêu mà FPT Polytechnic - hệ cao đẳng thực hành thuộc Trường ĐH FPT vừa mới được triển khai tại Việt Nam, theo đuổi. Thầy giáo Quách Ngọc Xuân - Giám đốc đào tạo của FPT Polytechnic cho biết: “Khác với nhiều chương trình đào tạo mang nặng tính hàn lâm hiện nay, chương trình của FPT Polytechnic sẽ nhắm đến đào tạo nghề nghiệp có tính thực tiễn cao với chất lượng đáp ứng tốt nhu cầu nhân lực của khoảng 500.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ đang rất “khát” cán bộ kinh doanh và chuyên viên CNTT có khả năng đảm đương công việc”.
Ngoài việc đào tạo chuyên ngành, FPT Polytechnic còn chú trọng phát triển toàn diện cho sinh viên: kỹ năng mềm, rèn luyện thể lực, tham gia hoạt động nhóm… - những kiến thức còn khá xa lạ với nền giáo dục tại Việt Nam.
Tháng 9 này, FPT Polytechnic chính thức tuyển sinh khóa đầu tiên.
Nhận hồ sơ tuyển sinh từ 01/09 - 30/09/2010
Thông tin thêm có tại: http://www.fpt-polytechnic.edu.vn
ĐT tư vấn: (04) 8582.0808
Nguyễn Kim