Cha mẹ cần làm gì để giúp con vượt qua suy nghĩ tiêu cực

Minh Hiếu

(Dân trí) - Người lớn đã từng là trẻ nhỏ, nhưng trẻ con chưa từng là người lớn nên cha mẹ cần đồng hành và quan tâm tới sức khỏe tinh thần của con cái mình nhiều hơn.

Sự phát triển khỏe mạnh của trẻ về cả mặt thể chất lẫn tinh thần chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Khác với thế hệ trước, con trẻ ngày nay có những áp lực riêng, được tiếp cận với quá nhiều thông tin và nguồn tri thức từ sớm, trẻ con bị thúc đẩy phải trưởng thành nhanh hơn.

Các vết cắt, trầy xước ngoài da sẽ dễ dàng được chăm sóc hơn là những vết thương tinh thần. Nếu không được phát hiện kịp thời và chăm sóc đúng cách thì những vết thương ấy sẽ trở thành các vết sẹo tinh thần ám ảnh con trẻ trong khoảng thời gian dài.

Cha mẹ cần làm gì để giúp con vượt qua suy nghĩ tiêu cực - 1

Những vấn đề tâm lý, những áp lực vô hình ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình trưởng thành con trẻ (Ảnh: Pexels).

Trẻ em cũng dễ dàng bị những suy nghĩ tiêu cực xâm nhập. Những cảm giác tiêu cực mà trẻ thường bị mắc kẹt là lo sợ về tương lai, sợ hãi về một đối tượng, hay cảm thấy tội lỗi về một việc mình đã làm. Để cha mẹ có thể đồng hành và giúp con vượt qua những vấn đề về tâm lý như vậy, dưới đây là một số lời khuyên bạn có thể áp dụng khi nuôi dạy trẻ.

Giải thích những tiêu cực cho trẻ

Trước hết, chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân tại sao trẻ lại có tần suất suy nghĩ tiêu cực nhiều như vậy. Nếu nguyên nhân là chủ quan, ví dụ như trẻ tự thấy "mình béo" và mắc kẹt trong suy nghĩ tự ti về ngoại hình của bản thân, thì việc bạn cần làm là giúp con chịu trách nhiệm với suy nghĩ của chính mình. Một là định hướng cùng trẻ chấp nhận và vượt qua bằng các kế hoạch cải thiện cân nặng cho bản thân.

Hai là lắng nghe trẻ, khuyên con hãy vị tha hơn với bản thân, tìm kiếm những điểm mạnh khác để khích lệ, khiến trẻ tự tin hơn.

Theo Viện tư duy trẻ em Hoa Kỳ, trẻ em có xu hướng suy nghĩ vu vơ rồi mắc kẹt trong đó, không có khả năng để tự thoát ra khỏi những ám ảnh tiêu cực đó.

Cha mẹ cần làm gì để giúp con vượt qua suy nghĩ tiêu cực - 2

Ngay cả khi con trẻ không nói ra và không chia sẻ những áp lực riêng, cha mẹ cũng hãy đồng hành cùng con bằng sự đồng cảm (Ảnh: Pexels).

Hãy nói rằng việc con cảm thấy bức bối như vậy là "không sai", nhưng hãy cho phép bản thân được thư giãn và nghỉ ngơi để có một trạng thái tốt nhất khi đối mặt với các vấn đề tiêu cực trong cuộc sống.

Suy nghĩ không đi đôi với hành động

Nếu chúng ta có những suy nghĩ tiêu cực thì hãy hành động ngược lại, tìm những việc, thú vui sẽ mang lại sự tích cực cho tâm trạng chúng ta để làm và tham gia các hoạt động đó.

Khi tâm lý con trẻ không được ổn định chúng thường tự đánh giá bản thân là dị biệt, là bất bình thường. Vỗ về, an ủi, nói chuyện để giúp con có thể hiểu được cuộc sống có nhiều sự khác biệt, mỗi cá nhân là một màu sắc.

Mỗi người là một phiên bản riêng biệt không trộn lẫn, nên khiến cho trẻ nhận thức được tầm quan trọng của bản thân có thể phần nào giúp con đẩy lùi được những nỗi lo tâm lý nhanh hơn.

Rèn luyện trí não

Theo Hey Sigmund, một chuyên gia tâm lý, nếu con bạn đang thực sự gặp khó khăn, và đó dường như là một vấn đề lớn hơn nhiều so với bạn nghĩ, phụ huynh có thể cần giúp con "rèn luyện" bộ não của mình. Điều này sẽ cần con trẻ lý trí hơn, nhận thức được vấn đề sẽ luôn tồn tại và luôn ở đó.

Con trẻ cần phải chấp nhận và đối diện với sự thật và không để vấn đề làm ảnh hưởng tới cuộc sống cá nhân. Cảm xúc và lý trí cần tách riêng biệt, chấp nhận những khuyết điểm của bản thân, bù lại bằng sự cố gắng tối đa những ưu điểm của bản thân. Bộ não khi ấy cần ngắt kết nối với những cảm xúc tiêu cực. Kiểm soát được cảm xúc sẽ khiến con trẻ sẽ mạnh mẽ và kiên cường hơn khi phải đối mặt với những vấn đề ngoài tầm kiểm soát.

Theo www.moms.com

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm