Bí quyết làm bài trắc nghiệm tiếng Anh
Để hoàn thành tốt bài thi trắc nghiệm tiếng Anh thì kiến thức thôi là chưa đủ, bạn cần trang bị thêm cho mình những kỹ năng và chiến lược khi làm bài.
Trong những tuần qua, cuộc thi Hùng biện tiếng Anh: Người Việt trẻ và đất nước năm 2020 do Đại học British University Vietnam (BUV) và báo điện tử Dân trí phối hợp tổ chức đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của các bạn học sinh THPT trên toàn quốc. Ở vòng 1, các bạn học sinh được thử thách kỹ năng đọc hiểu bằng bài trắc nghiệm với chủ đề về đất nước Việt Nam. Qua bài thi đọc hiểu này, các bạn không chỉ có cơ hội trau dồi và nâng cao khả năng tiếng Anh mà còn biết thêm được nhiều kiến thức bổ ích và lý thú về đất nước và con người Việt Nam.
Vòng 1 của cuộc thi vẫn chưa kết thúc, hạn cuối nộp bài dự thi là ngày 31/01/2014. Hãy cùng tìm hiểu bí quyết làm bài trắc nghiệm tiếng Anh qua những chia sẻ của các giảng viên bản ngữ tại Đại học British University Vietnam để làm bài thật tốt và nhanh tay gửi về BUV các bạn nhé!
Đọc kỹ đề bài trước khi bắt đầu
Nhiều bạn vì nóng vội muốn tiết kiệm thời gian mà không đọc kỹ đề trước khi bắt tay vào làm bài đã dẫn đến những sai sót đáng tiếc. Hãy nhớ rằng việc đọc kỹ đề rất quan trọng. Nó giúp bạn định hướng rõ mục tiêu cần phải làm gì để tránh đi lạc hướng.
Phân bổ thời gian
Phân bổ thời gian là bước thứ 2 bạn cần phải làm trước khi thực sự bắt tay trả lời các câu hỏi để tránh quá vội vã với một loạt các câu hỏi lúc gần hết giờ, trong khi bạn lại giành quá nhiều thời gian cho những câu hỏi ở phần đầu. Ví dụ, nếu đề bài bao gồm 30 câu và thời gian làm bài là 30 phút. Vậy trung bình bạn chỉ nên giành không quá 1 phút cho mỗi câu.
Đặc biệt, hãy dành từ 3-5 phút để kiểm tra lại câu trả lời của mình một lượt trước khi nộp bài các bạn nhé! Điều này sẽ giúp bạn tránh bỏ sót, đánh đáp án lệch dòng hay khoanh nhầm lựa chọn.
Đọc một lượt và bắt đầu với những câu bạn có đáp án ngay
Quay trở lại với những câu chưa có đáp án - Phương pháp loại trừ
Phương pháp loại trừ được xem là một phương pháp hiệu quả khi quay lại với những câu hỏi chưa tìm ra đáp án. Việc loại trừ dần và gạch đi những đáp án sai đồng nghĩa với việc các bạn đang tiến gần hơn tới câu trả lời đúng. Hãy lưu ý về những đáp án sai ngữ pháp.
Giải quyết nốt những câu khó còn lại - Phỏng đoán và Tư duy biện luận
Giờ thì đến phần “khó nhằn” nhất là giải quyết những câu mà bạn không biết, hay thậm chí chỉ nhớ mang máng đã gặp đâu đó nhưng không thể tìm ra câu trả lời. Sau phương pháp loại trừ, bạn còn phải chọn trong 2 hoặc 3 đáp án để tìm ra câu trả lời đúng, đây là thời điểm mà bạn sẽ phải phỏng đoán. Thế nhưng phỏng đoán phải dựa trên tư duy biện luận và logic chứ không phải đoán bừa hay tung đồng xu. Hãy bỏ túi một vài kiến thức quan trọng của tiếng Anh để vận dụng vào lúc này các bạn nhé!
Với những bí quyết này, các bạn đã thêm tự tin để bắt tay vào làm bài thi vòng 1 chưa? Hãy làm theo 2 bước dưới đây để nộp bài tham dự:
Bước 1: Download bản đăng ký kiêm phiếu câu trả lời và đề bài đọc hiểu từ trang www.buv.edu.vn/buvchallenge2013 hoặc tại chuyên trang của cuộc thi trên trang web của báo điện tử Dân trí tại đây.
Bước 2: Sau khi trả lời đầy đủ các câu hỏi và điền thông tin cá nhân, các thí sinh gửi bản đăng ký về địa chỉ email BUVChallenge@buv.edu.vn
Thể lệ chi tiết cuộc thi bạn có thể xem tại đây.
Thông tin liên hệ:
Ban tổ chức cuộc thi “Thử thách BUV: Người Việt Trẻ và đất nước năm 2020”