98% sinh viên Đại học FPT ra trường có việc làm

(Dân trí) - Thống kê 98% sinh viên ra trường có việc làm là con số thống kê dựa trên khảo sát thực tế cho các cựu sinh viên của Trường ĐH FPT. Các bạn ra trường làm việc cho cả công ty thành viên của Tập đoàn FPT và các doanh nghiệp khác.

Trong đó số sinh viên làm việc tại các công ty thành viên của Tập đoàn FPT chiếm khoảng 50%. Số sinh viên còn lại làm việc chủ yếu trong các công ty như: Viettel; Bộ Công an; Make it in Germany; Rikkeisoft; Sam Sung Việt Nam; Vietsoftware, Smart OSC, 3SI, Gameloft…
 
Đó là khẳng định của bà Lê Minh Đức - Giám đốc Tuyển sinh Trường Đại học FPT trong buổi tư vấn chiều nay do Đ H FPT phối hợp với báo Dân trí tổ chức.
 
Với chủ đề “Vào đại học, rồi sao nữa?”, buổi tư vấn nhằm chia sẻ, giải đáp những băn khoăn về định hướng chọn trường cũng như nhu cầu nhân lực, báo Dân trí phối hợp cùng ĐH FPT tổ
trong bối cảnh tỉ lệ cử nhân thất nghiệp ở mức báo động, việc chọn đúng trường đại học là một trăn trở lớn.
 
Từ 2h chiều nay, tư vấn: Vào đại học, rồi sao nữa?
Đại diện của Trường ĐH FPT trong buổi tư vấn “Vào đại học, rồi sao nữa?”.
 
Thi đại học đang là chủ đề nóng của cả xã hội. “Vào đại học”, “Trượt hay đỗ”, “Nguyện vọng 1 hay 2” là những câu hỏi thường trực sĩ tử và các phụ huynh phải đối mặt hàng ngày. Nhưng với con số 162.000 sinh viên đại học thất nghiệp trong năm 2013 được Vụ Thống kê Dân số và Lao động (Tổng cục Thống kê - Bộ Kế hoạch và Đầu tư) thống kê mới đây, câu chuyện việc làm sau tốt nghiệp đại học cũng là một điểm nóng đáng lưu tâm với ngay cả những sĩ tử đang chờ điểm đại học. 

Định hướng sau khi ra trường, hay bài toán “tốt nghiệp nhưng không thất nghiệp” tưởng như còn quá xa với các sĩ tử, các tân cử nhân đại học mùa tuyển sinh 2014, thật ra cần trả lời và được cân nhắc ngay trước khi chính thức quyết định ngôi trường mình sẽ theo học.

Ngày mai 29/7, báo Dân trí phối hợp cùng Trường Đại học FPT - trường đại học có tỉ lệ việc làm sau 6 tháng tốt nghiệp lên tới 98%, mức lương khởi điểm trung bình của sinh viên đạt 8,3 triệu đồng/tháng - tổ chức buổi tư vấn chủ đề “Vào đại học, rồi sao nữa?”.

Buổi tư vấn nhằm giúp các bậc phụ huynh, các sĩ tử, các tân cử nhân mùa thi 2014 biết cách định hướng nghề nghiệp, xác định ngôi trường phù hợp, thấu hiểu nhu cầu của thị trường, yêu cầu của doanh nghiệp đối với nhân sự trẻ, cũng như xác định cách học đúng cho bậc đại học.
 
Tham gia buổi tư vấn có bà Lê Minh Đức- Giám đốc Tuyển sinh Trường Đại học FPT, ông Lê Hà Đức- CEO Công ty Sáng tạo công nghệ FPT toàn cầu FTICO, nguyên Giám đốc Công ty FPT Châu Âu (FPT Software), TS. Nguyễn Lê Minh - Nguyên Phó ban chương trình quốc gia về việc làm, chuyên gia tư vấn của Tổ chức lao động quốc tế ILO (Liên hợp quốc) và bạn Bùi Hữu Phúc, sinh viên Khoá 6 Đại học FPT, hiện đang giữ vị trí Chuyên viên tư vấn kỹ thuật (Technical Consultant) tại một công ty công nghệ hàng đầu về tích hợp hệ thống và phát triển phần mềm tại Việt Nam.
 
Vào đại học, rồi sao nữa?
Ông Lê Hà Đức - CEO Công ty Sáng tạo công nghệ FPT toàn cầu FTICO, nguyên Giám đốc Công ty FPT Châu Âu (FPT Software).
 
Là người có thâm niên công tác trong lĩnh vực việc làm và nguồn nhân lực, khách mời của chương trình, TS. Nguyễn Lê Minh, sẽ chia sẻ và giải đáp thắc mắc của độc giả về cách thức định hướng và chọn trường đại học vừa đảm bảo đúng đam mê, sở thích vừa phù hợp với xu hướng ngành nghề của xã hội cũng như cách học để có việc làm tốt hay các câu hỏi xung quanh cách đánh giá nhân sự của doanh nghiệp...
 
Vào đại học, rồi sao nữa?
TS. Nguyễn Lê Minh - nguyên Phó ban chương trình quốc gia về việc làm, chuyên gia tư vấn của Tổ chức lao động quốc tế ILO (Liên hợp quốc).

Đặc biệt, CEO Công ty Sáng tạo công nghệ FPT toàn cầu - ông Lê Hà Đức, với kinh nghiệm nhiều năm làm việc và tuyển dụng nhân lực trẻ chất lượng cao cho thị trường Việt Nam và Châu Âu, sẽ mang tới những định hướng, tư vấn cho sinh viên cơ hội việc làm phù hợp nhất. Với mạng lưới doanh nghiệp rộng lớn và bền chặt trong lĩnh vực CNTT, công ty FTICO hiện nay cũng đảm nhiệm vai trò của một đơn vị cầu nối giữa Nhà trường và doanh nghiệp, mang tới cho sinh viên FPT hàng trăm cơ hội việc làm đúng chuyên ngành ngay từ khi chưa tốt nghiệp đại học. Cách học để có việc làm tốt, yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp, những kỹ năng cần thiết dành cho các tân cử nhân mới ra trường... cũng sẽ được ông Lê Hà Đức giải đáp cụ thể trong buổi giao lưu ngày 29/7.

Bạn Bùi Hữu Phúc - sinh viên năm cuối Trường Đại học FPT.
Bạn Bùi Hữu Phúc - sinh viên năm cuối Trường Đại học FPT.

Với sự tham dự của bạn Bùi Hữu Phúc, mọi câu hỏi liên quan đến môi trường học tập, hoạt động sinh viên tại ĐH FPT sẽ được giải đáp cặn kẽ. Ngay từ năm thứ 3 Phúc đã làm việc tại FPT IS - công ty chuyên về tích hợp hệ thống và phát triển phần mềm của tập đoàn FPT. Mọi câu hỏi liên quan đến thực tế công việc của sinh viên trong và sau khi ra trường sẽ được giải đáp bằng “người thật việc thật”. Bùi Hữu Phúc hiện đang giữ vị trí Technical Consultant đồng thời song song chuẩn bị hoàn tất đồ án tốt nghiệp của mình vào tháng 8 năm nay.

Ngày 10/8 tới đây, Trường Đại học FPT sẽ tổ chức kì thi tuyển sinh với 1.500 chỉ tiêu. Ngoài những câu hỏi về hướng nghiệp, nghề nghiệp, độc giả có thể đặt các câu hỏi liên quan đến kỳ thi tuyển sinh 10/8/2014 của trường. Những câu hỏi của độc giả về chính sách học bổng; quy chế tuyển sinh; phương thức đăng ký; hướng dẫn làm bài và đề thi mẫu; cùng các câu hỏi về quá trình học tập tại Trường Đại học FPT sẽ được bà Lê Minh Đức- Giám đốc Tuyển sinh Trường Đại học FPT tư vấn và cung cấp đầy đủ.

 

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm