Kính cẩn trước linh cữu thầy!

(Dân trí) - Thầy đã sống trọn đạo người thầy, hoàn thành sứ mệnh trồng người cao cả của mình suốt gần 70 năm qua. Từ khắp mọi miền đất nước về viếng thầy, bao thế hệ học trò tự nhắc nhau không được khóc để thầy ra đi thanh thản mà rồi mắt ai cũng đỏ au...

Ngay từ sáng sớm 29/9, nhiều thế hệ học trò của GS Hoàng Như Mai đến từ khắp mọi miền đất nước đã chờ trước cổng Nhà tang lễ TPHCM để vào viếng thầy. Có người là học trò của thầy ở Trường Sư phạm Việt Bắc, được học với thầy thời gian ở Quảng Tây (Trung Quốc), rồi học thầy tại TPHCM... bắt đầy từ những năm thầy theo nghề đến nay. 

Thầy đã sống trọn đạo người thầy, hoàn thành sứ mệnh trồng người cao cả của mình suốt gần 70 năm qua với biết bao thành quả, kiến thức để lại cho hậu duệ. Không ai nhắc ai, khi vào viếng thầy học trò cố gắng nhắc nhau không khóc để giữ sự yên tĩnh cho thầy. Nhưng rồi, mắt ai cũng đỏ au au...

Nhiều thế hệ học trò kính cẩn trước linh cữu GS, NGND Hoàng Như Mai. 

Nhiều thế hệ học trò kính cẩn trước linh cữu GS, NGND Hoàng Như Mai. 
Nhiều thế hệ học trò kính cẩn trước linh cữu GS, NGND Hoàng Như Mai. 

Không ồn ào, không một lời nói, sau khi thắp nén nhang, nhiều học trò đã quỳ gối, cúi đầu trước linh cữu GS Hoàng Như Mai thể hiện sự kính cẩn, tiếc thương. Nhiều người không kìm được cảm xúc khi nhìn mặt thầy lần cuối, thổn thức gọi “Thầy ơi!”.

Trong cuốn sổ tang, ngoài những lời tiễn biệt thành cẩn với người đã ra đi còn là lời chia sẻ cảm xúc của người đến viếng. Họ hạnh phúc khi được là trò của thầy.

Thậm chí có những người chưa từng được học với GS Hoàng Như Mai nhưng mến mộ tài năng, đức độ của ông qua những cuốn sách, trang báo thì từ lâu đã xem mình là trò của thầy.

Những kỷ niệm, câu chuyện về GS được các thế hệ học trò cùng ngồi ôn lại, kể lại. Trong những câu chuyện đó có thể vào những thời điểm, địa điểm khác nhau nhưng cùng có chung một cảm nhận về con người thầy: hiền lành, nhân từ. Còn được nghe thầy giảng bài, dù chỉ một tiết học thôi cũng đã có thể cảm nhận được giá trị của văn chương. Mà đó chính là giá trị về con người, về cuộc sống.

Bà Nguyễn Thị Tâm Cơ (từng công tác tại Sở GD-ĐT TPHCM), học trò của thầy tại Trường Sư phạm Việt Bắc năm 1949 và theo thầy sang học tại Quảng Tây (Trung Quốc) nhắc đi nhắc lại: “Tiếng thầy giảng bài sảng và ấm lắm! Nghe thầy giảng bài nào là mình hiểu ngay bài đó trên lớp. Hàng chục năm nay, tiếng giảng bài đó luôn văng vẳng bên tôi”.

Nhiều người chưa từng là học thầy xin cúi đầu trước nhân cách, tài năng của thầy. 

Nhiều người chưa từng là học thầy xin cúi đầu trước nhân cách, tài năng của thầy. 
Nhiều người chưa từng là học thầy xin cúi đầu trước nhân cách, tài năng của thầy. 

Bà giáo Tuyết Dung, học trò của thầy vào những năm 1950 cho hay, thầy Mai luôn cố gắng giữ liên lạc với học trò cũ để theo dõi bước chân của học trò. Những năm 80, cô và nhiều bạn bè khác vẫn thường xuyên trao đổi thơ tay với thầy chia sẻ về nghề. Hiện nay cô Dung còn giữ rất nhiều thư viết tay của thầy, thầy từng chia sẻ muốn ra một tập sách in về những lá thơ của học trò gửi cho thầy.

“Văn là người, câu này đúng với thầy Mai hơn ai hết. Con người thầy sâu sắc mà hiền hậu, ôn hòa. Tình người trong thầy là thứ mà tất cả đều cảm nhận được khi học thầy”, cô học trò thuở nào giờ đầu đã hai màu tóc ngậm ngùi. Dù đã ra ngoài sân Nhà tang lễ, bà giáo này vẫn tiếp tục hướng về linh cữu thầy, cúi đầu như bao nhiêu người khác.

Nhiều người chưa từng là học thầy xin cúi đầu trước nhân cách, tài năng của thầy. 
Bà Phạm Phương Thảo, nguyên Phó bi thư Thành ủy,  nguyên Chủ tịch Hội đồng Nhân dân TPHCM viết lời kính tưởng đến người thầy kính yêu. 

Một học trò khác của GS Hoàng Như Mai ghi lời tiễn biệt thầy. 
Một học trò khác của GS Hoàng Như Mai ghi lời tiễn biệt thầy. 

Một học trò khác của GS Hoàng Như Mai ghi lời tiễn biệt thầy. 

Ngoài các thế hệ học trò của GS Hoàng Như Mai, sáng nay, Thành ủy TPHCM, UBMTTQ TPHCM và rất nhiều cơ quan nhà nước, đoàn thể đến viếng GS Hoàng Như Mai.

Lễ truy điệu GS Hoàng Như Mai sẽ diễn ra vào sáng 1/10. Ban tổ chức lễ tang của GS do đồng chí Trần Tấn Ngời - Phó Chủ tịch UBMTTQ TPHCM làm trưởng ban và bà Nguyễn Thị Thanh Kiều - Phó trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy làm phó ban.

Hoài Nam