"Mách nước" phụ huynh cách điều chỉnh việc học cho trẻ Tiểu học

Trường Thịnh

(Dân trí) - Để trẻ Tiểu học có thêm động lực học tập, tiếp thu hiệu quả kiến thức trong năm học mới, phụ huynh nên nắm bắt tâm lý, năng lực và thái độ học tập của con, từ đó đưa ra kế hoạch và phương pháp học tập phù hợp cho trẻ.

Theo đánh giá của bà Nguyễn Quỳnh Mai, Giám đốc Phát triển chương trình tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI, ở độ tuổi Tiểu học, trẻ rất dễ mất tập trung và đa phần chưa có thói quen tự học. Khi không được đến trường, trẻ càng dễ sao nhãng và có xu hướng không tuân theo nề nếp học tập nếu không có sự kèm cặp kịp thời từ phía phụ huynh.

Mách nước phụ huynh cách điều chỉnh việc học cho trẻ Tiểu học - 1

Phụ huynh nên đồng hành cùng trẻ Tiểu học điều chỉnh nhịp học.

Ngoài ra, dịch bệnh Covid-19 diễn biến khó lường khiến các hoạt động học thêm trong hè đều phải tạm dừng, dẫn đến tình trạng học sinh dễ quên kiến thức cũ và gặp khó khăn khi tiếp cận kiến thức mới.

Trong giai đoạn này, phụ huynh nên có những đánh giá chính xác về năng lực và thái độ học tập của con để đưa ra hướng điều chỉnh phù hợp. Phụ huynh có thể cho con tham gia một số bài kiểm tra được xây dựng dành riêng cho độ tuổi của con để sớm phát hiện những phần kiến thức bị "hổng" và kịp thời ôn luyện bổ sung.

Thực tế, không ít phụ huynh đã cho con tham gia bài kiểm tra đầu năm và kịp thời nhận ra những "lỗ hổng" kiến thức để điều chỉnh nhịp học sao cho phù hợp. Chị Hoàng Phương Nhung (Hà Nội) có con năm nay lên lớp 5, chia sẻ: "Năm ngoái, sau khi cho con làm bài kiểm tra đánh giá năng lực, tôi đã nhận ra những điểm mạnh và điểm yếu của con, từ đó cùng giáo viên chủ nhiệm đưa ra định hướng cụ thể giúp con phát huy điểm mạnh, cải thiện điểm yếu".

Đồng quan điểm, chị Lê Lan Hương (Thanh Hóa) có con năm nay vào lớp 2, nhớ lại khoảng thời gian khi con "chập chững" bước vào lớp 1, bày tỏ: "Khi ấy con rụt rè và mất tự tin vì không theo kịp bài giảng của cô giáo. Sau khi tham khảo ý kiến của nhiều phụ huynh khóa trước, tôi cho con làm thử bài kiểm tra đánh giá năng lực và nhận ra con mình dù học chậm môn Toán nhưng lại có năng khiếu ở môn Tiếng Việt nên đã điều chỉnh lại kế hoạch học tập sao cho phù hợp với năng lực của con. Kết quả học tập của con cải thiện đáng kể, con cũng tự tin hơn".

Bên cạnh đó, theo bà Nguyễn Quỳnh Mai, việc kiểm tra, đánh giá cũng là một phần không thể thiếu trong công tác dạy học của giáo viên. Hoạt động này sẽ giúp giáo viên biết học sinh đang tiếp thu kiến thức ở mức nào và đưa ra những điều chỉnh phù hợp trong việc tổ chức hoạt động học tập, bảo đảm hoàn thành các mục tiêu của học sinh.

Để giúp phụ huynh có cái nhìn tổng quát về năng lực, tâm lí và thái độ học tập của trẻ, Hệ thống Giáo dục HOCMAI, đơn vị có gần 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục trực tuyến, triển khai chương trình Đánh giá năng lực kiến thức đầu năm miễn phí dành cho học sinh lớp 1 - 5 từ ngày 17/9 - 30/9.

Khi tham gia chương trình, phụ huynh và học sinh còn được trải nghiệm học thử miễn phí trọn bộ các khóa học Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh trên ứng dụng HOCMAI Tiểu học trong 15 ngày. Các bài giảng tại đây được thiết kế sinh động, giúp trẻ dễ dàng tiếp thu kiến thức, với nội dung được xây dựng bởi đội ngũ giáo viên, chuyên gia giàu chuyên môn và kinh nghiệm tại HOCMAI.

Để tham gia chương trình Đánh giá năng lực kiến thức, phụ huynh và học sinh làm theo các bước sau:

Bước 1: Tải app HOCMAI Tiểu học tại đường link:

- https://apps.apple.com/us/app/hocmai-ti%E1%BB%83u-h%E1%BB%8Dc/id1568519320?utm_source=pr&utm_medium=click&utm_campaign=dgnl (Dành cho App Store)

- https://play.google.com/store/apps/details?id=com.hocmaiedu.primaryschool&fbclid=IwAR3HpBaiPy9EpihY1wp-lJNXEH0sA9YeHG1vsH2KtkbcHyteU3ySFfQpF9M (Dành cho Google Play Store)

Bước 2: Phụ huynh đăng nhập vào ứng dụng.

Bước 3: Tại hàng cuối, phụ huynh vào mục Kiểm tra, chọn lớp tương ứng và cho con làm bài ĐGNL kiến thức.