Chuyển đổi số trong đào tạo Hán ngữ thời 4.0

Trường Thịnh

(Dân trí) - Hòa chung với xu thế giảng dạy trực tuyến, Hội thảo Khoa học quốc tế 2020 với chủ đề "Đào tạo Hán ngữ ở Việt Nam trong kỷ nguyên 4.0" được tổ chức vào ngày 26/12 tại trụ sở tiếng Trung THANHMAIHSK ở Hà Nội và trực tuyến thông qua phần mềm Zoom

Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu thời 4.0

Giảng dạy trực tuyến là phương pháp được áp dụng rộng rãi và phổ biến tại nhiều quốc gia hiện nay. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng học trực tuyến giúp tiết kiệm 40-60% thời gian so với hình thức truyền thống. Hình thức này không chỉ tiết kiệm thời gian, chi phí và mà còn tăng tính tương tác, tạo sự hứng thú cho người học với các hình ảnh sinh động, trực quan.

Chuyển đổi số trong đào tạo Hán ngữ thời 4.0 - 1
Giảng dạy trực tuyến là xu hướng tất yếu thời đại 4.0

Nhiều năm trước, học trực tuyến tại Việt Nam thường được nhắc đến là một lựa chọn "cực chẳng đã". Tuy nhiên, sau khi dịch Covid 19 diễn ra, giảng dạy trực tuyến đã trở thành từ khóa "hot", là phương pháp "cứu cánh" cho ngành giáo dục, đặc biệt là đào tạo ngoại ngữ.

Như chúng ta đã biết, tiếng Trung là một trong những ngôn ngữ được dùng nhiều nhất trên thế giới chỉ sau tiếng Anh. Do đó, nhu cầu học và tìm hiểu tiếng Trung đang ngày càng tăng, nhất là trong giới trẻ. Với sự phát triển của công nghệ, thông qua các nền tảng trực tuyến, người học tiếng Trung hiện nay không chỉ được tiệm cận với kho tàng kiến thức rộng lớn mà còn được hòa mình vào nền văn hóa đa dạng của ngôn ngữ bản địa.

Hội thảo trực tuyến Khoa học quốc tế 2020

Hòa chung với xu thế giảng dạy trực tuyến, Hội thảo Khoa học quốc tế 2020 với chủ đề "Đào tạo Hán ngữ ở Việt Nam trong kỷ nguyên 4.0" được tổ chức vào ngày 26/12 tại trụ sở tiếng Trung THANHMAIHSK ở Hà Nội và trực tuyến thông qua phần mềm Zoom. Hội thảo khoa học quốc tế là sự kiện được THANHMAIHSK tổ chức thường niên từ năm 2018.

Chuyển đổi số trong đào tạo Hán ngữ thời 4.0 - 2
Hội thảo Khoa học quốc tế có sự tham gia của các giáo sư đầu ngành tại Trung Quốc

Hội thảo nằm trong chuỗi sự kiện mừng sinh nhật THANHMAIHSK bước sang tuổi thứ 9, nhằm thúc đẩy phong trào học tập, nghiên cứu Hán ngữ trong cộng đồng người học và giảng dạy tiếng Hán tại Việt Nam. Theo đó, THANHMAIHSK kết hợp với Đại học Phúc Đán, Đại học Sư phạm Thủ Đô và Đại học Hoa Trung long trọng tổ chức hội thảo "Khoa học quốc tế 2020 - Đào tạo Hán ngữ ngắn hạn ở Việt Nam trong kỷ nguyên 4.0".

Chuyển đổi số trong đào tạo Hán ngữ thời 4.0 - 3
Các giảng viên Hán ngữ tại các trường đại học lớn tham dự hội thảo tại Hà Nội

Tham dự hội thảo là các chuyên gia, nhà nghiên cứu, giảng viên với nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu và giảng dạy Hán ngữ. Đặc biệt, hội thảo có sự góp mặt của các giáo sư đến từ các trường đại học danh tiếng của Trung Quốc như:

- Giáo sư Ngô Trung Vỹ - 吴中伟 (Chủ biên giáo trình 速通汉语, giáo sư Đại học Phúc Đán)

- Giáo sư Lý Bỉnh Chấn - 李秉震(Phó viện trưởng Học viện Văn hóa Quốc tế, giáo sư đại học Sư phạm Thủ Đô)

- Giáo sư Chử Trạch Tường - 储泽祥 (Phó viện trưởng viện nghiên cứu Văn học, giáo sư Đại học Sư phạm Hoa Trung)

- Phó giáo sư Hồ Văn Hoa - 胡文华 (Học viện Giao lưu văn hóa quốc tế, Đại học Phúc Đán)

Buổi hội thảo đề cập đến các nội dung chính gồm: Đào tạo đội ngũ giáo viên, giảng viên; nghiên cứu về biên soạn và đánh giá giáo trình; nghiên cứu về phương pháp giảng dạy tiếng Hán. Đặc biệt, trong khuôn khổ hội thảo; các giáo sư, chuyên gia sẽ phát biểu, chia sẻ về các nghiên cứu, chủ đề:

- Giáo sư Ngô Trung Vỹ: "Chức năng "kép" của hoạt động nghe/ đọc và ý nghĩa trong dạy học tiếng Hán"

- Phó giáo sư Hồ Văn Hoa: "Thiết kế, giảng dạy, áp dụng nguyên tắc học và vận dụng đồng thời bàn đến kết cấu giáo trình MSutong trung cấp"

- Giáo sư Lý Bỉnh Chấn: "Thiết kế hệ thống khóa đào tạo giáo viên Hán ngữ"

- Giáo sư Chử Trạch Tường: "Một số điều cần chú ý trong biên soạn giáo trình Hán ngữ cho học sinh Việt Nam"

Chuyển đổi số trong đào tạo Hán ngữ thời 4.0 - 4
Các chuyên gia, nhà nghiên cứu, giảng viên phát biểu ý kiến tại buổi hội thảo

Hội thảo trao đổi về xu hướng chuyển đổi số trong giảng dạy thời 4.0, thực trạng và các bài học kinh nghiệm thầy cô cần chú ý cũng như các thách thức và cơ hội trong quá trình này. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, môi trường giảng dạy trực tuyến cùng nội dung giảng dạy hiện đại ngày càng trở nên tiệm cận hơn với mọi đối tượng người học. Bên cạnh đó, các ý kiến phát biểu tại hội thảo cũng đưa ra nhiều góp ý, giải pháp, khuyến nghị về việc biên soạn giáo trình cũng như phương pháp giảng dạy tiếng Trung trong thực tế hiện nay. Hội thảo là cơ hội để người nghiên cứu, người dạy và người học Hán ngữ kết nối với các chuyên gia ngôn ngữ đầu ngành, tạo cơ hội giao lưu để chia sẻ kiến thức chuyên môn trong dạy và học tiếng Trung.