1. Dòng sự kiện:
  2. Bê bối tình dục chấn động của "ông trùm" Diddy

“Vũ điệu trên cát”

(Dân trí) - Là tên của cuộc triển lãm ảnh về các lễ hội văn hoá bản địa đương đại của Australia. Điều đặc biệt, triển lãm không đơn thuần chỉ là những bức ảnh về các bài hát hay điệu nhảy mà còn có ý nghĩa xã hội lớn hơn, đó là sự bảo tồn di sản văn hoá truyền thống...

Đây là một dự án của chương trình Thổ dân và Dân đảo Torres Strait, thuộc Bộ Ngoại giao & Thương mại Australia, được giới thiệu khắp các nước trên thế giới.

 

Bao gồm 40 bức ảnh đặc biệt về 4 Lễ hội văn hoá thuộc 4 vùng đất đẹp và rất khác nhau của Australia diễn ra trong năm 2002 và 2003, triển lãm sẽ đem đến cho người xem những hình dung phong phú và đa dạng về văn hoá bản địa trên đất nước Australia đương đại. Bởi các dân tộc bản địa Australia có trên 200 nhóm sử dụng ngôn ngữ khác nhau. Tín ngưỡng và các truyền thống văn hoá cũng đa dạng và phong phú như nhưng vùng đất mà họ định cư.

 

“Vũ điệu trên cát” - 1
Người hát dẫn của bộ tộc Riffatjingu cất tiếng hát làm nền cho các nghệ sĩ. Mỗi một tiết mục đều chậm rãi chuyển động từ khu rừng bạch đàn về đến sân khấu trung tâm trên nền âm nhạc của tiếng bộ gõ Bilma, điệu hát Manikay và tiếng Yidaki. 

 

Và những câu chuyện lịch sử truyền miệng và các truyền thống tinh thần  được truyền lại qua các thế hệ qua các câu chuyện, bài hát, điệu múa và các lễ hội. Giới thiệu về các lễ hội này, triển lãm không đơn thuần chỉ là những bức ảnh về các bài hát hay điệu nhảy mà còn có ý nghĩa xã hội lớn hơn, đó là sự bảo tồn di sản văn hoá truyền thống và thông diệp về tầm quan trọng của việc truyền lại kiến thức cho thế hệ mai sau, việc dành thời gian cho gia đình, cho bạn bè chính là lý do cơ bản liên kết quá khứ với hiện tại, đồng thời kết nối các lễ hội, các nền văn hoá với nhau.

 

“Vũ điệu trên cát” - 2

“Các nghệ sĩ múa Kudall”

Y phục rực rỡ và khăn đội đầu truyền thống làm nổi bật các bước nhảy của các nghệ sĩ múa.
 

Trong năm 2003-2005, triển lãm được giới thiệu khắp các nước châu Mỹ và châu Á. Sau đó, trong năm 2006 sẽ tiếp tục được trưng bày tại các nước châu Âu và châu Phi. Triển lãm sẽ có mặt tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, đường Nguyễn Văn Huyên, Hà Nội từ ngày 15/9 đến 25/9/2005 và tại phòng tranh Apricot, 50-52 đường Mạc Thị Bưởi, quận 1, TPHCM từ 30/9 đến 7/10/2005.

 

Hiền Chi Mai